Hiện nay, Huế đang chuyển mình mạnh mẽ với hướng phát triển thân thiện với môi trường và mỗi người dân Huế, dân sống ở Huế đều cảm nhận và thấy tự hào về 1 huế hài hòa và xanh tươi.
Huế đang đẩy mạnh phát triển về giáo dục về không gian xanh. Tuy nhiên, khả năng hòa mình vào thiên nhiên cũng như sự hiểu biết về tự nhiên của trẻ vô cùng hạn chế. Chúng ta, những người lớn không nên bảo đứa trẻ yêu quý trái đất, không hủy hoại thiên thiên bằng những câu chuyện khô khan trong sách vở mà nên chăng, chúng ta, thế hệ đi trước, tạo môi trường để ở đó, trẻ có thể cảm nhận, hòa mình và thở cùng nhịp thở của tự nhiên.
Một việc làm mà tôi cho rằng rất cần thiết hiện nay đó là tạo ra những vườn bách thú+bách thảo mà ở đó trẻ con có thể tăng tầm hiểu biết của trẻ thông qua việc thăm quan những nơi này. Ở miền trung, chưa tỉnh thành nào xây dựng 1 vườn bách thú/bách thảo nên việc đi trước là 1 lợi thế của chúng ta, thu hút tiềm năng du lịch trong nước.
Huế rất thuận lợi phát triển mảng này với những lý do sau:
- Chúng ta có quỹ đất lớn và số lượng giống câ quý sống được ở Huế khá nhiều so với các tỉnh khác như cây bao báp, cây chà là hay cây bông đồng...
Hơn thế thảm thực vật và số loài thực vật Huế cũng đa dạng.
- Chúng ta có quần thể thú đa dạng.
-Ở tại khúc sông vùng Hương Thọ, qua google map tôi thấy chúng ta có thể tận dụng dòng hương để tạo dòng sông nhỏ cho thú bơi lội như mô hình vườn thú Helabrume ở Munchen, và địa thế khu vực này có cao có thấp nên phân bổ trồng cây, nuôi thú ở khu vực này rất tốt.
Một thành phố mà ở đó có 1 mảng cây xanh rộng lớn sẽ là lá phổi xanh cho dân cư. Và đây cũng là nơi nghiên cứu, học tập tuyệt vời đối với những bạn đam mê ngành sinh vật học, nơi cung cấp những bài học bổ ích cho trẻ và ít ra có thêm 1 sân chơi cho cả gia đình.
Rất cám ơn ai đó đã đọc những dòng suy nghĩ bất chợt. Trân trọng
TS. Trần Nguyễn Khánh Linh