Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2018 - 2019

Tên đề tài, dự án:
Phát triển nghề nuôi cá lồng hợp lý trên đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Mã số: 2018.026

- Cấp: Tỉnh

- Lĩnh vực: Công Thương

- Cơ quan chủ trì: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc

- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Thông

- Thành viên tham gia chính: TS. Hồ Thắng; TS. Nguyễn Ngọc Châu; ThS. Mai Chiếm Tuyến; Mai Văn Xỉ; Lê Thị Thanh Bình

File báo cáo nghiệm thu
  • BCTHKQ_CauHai.docx
Mục tiêu định hướng:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề nuôi cá lồng; Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng, xác định một số vấn đề liên quan đến xã hội và môi trường trong hoạt động nuôi cá lồng của người dân; phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các hộ nuôi cá lồng ở đầm Cầu Hai tại huyện Phú Lộc, đề tài đánh giá tình hình nuôi cá lồng  trên đầm Cầu Hai hiện nay ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trên đầm Cầu Hai ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả:

-  Kết quả thực hiện: Qua phân tích các báo cáo từ các cơ quan ban ngành trên địa bàn, cùng với kết quả nghiên cứu từ điều tra hộ, đề tài đi đến một số kết luận sau:

- Số lượng nghiên cứu về nuôi cá lồng  ở huyện Phú Lộc còn khá ít; các nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế một số đối tượng nuôi cụ thể;

- Hoạt động nuôi cá lồng hiện nay trên đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra khá đa dạng với nhiều đối tượng nuôi, kiểu nuôi, hình thức nuôi và địa bàn nuôi khác nhau; số lượng lồng nuôi có xu hướng tăng;

- Vinh Hiền là địa bàn nuôi đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là Lộc Bình rồi đến Vinh Hưng;

- Các hộ điều tra đã lựa chọn và kết hợp đa dạng các đối tượng nuôi lại với nhau nhằm đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Mức độ đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất là (IC) dưới 3.900 nghìn đồng/lồng/1m3,

- Con giống có ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi cá lồng, từ đó có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này, tuy nhiên không phải cứ tăng mật độ giống lên càng cao thì càng hiệu quả.  

- Lượng thức ăn cũng có ảnh hướng cùng chiều đến năng suất nuôi cá lồng, dẫu vậy không phải cho ăn càng nhiều thì hiệu quả mang lại càng cao. Lượng thức ăn mang lại hiệu quả nuôi cao nhất là ở mức dưới 188 kg/Lồng/Vụ/1m3;

- Kích thước lồng nuôi có tác động tiêu cực đến năng suất nuôi cá lồng, kích thướng càng tăng thì năng suất càng giảm;

- Hoạt động nuôi cá lồng đã thu hút và tạo được một lượng lớn số việc làm cho các lao động ở địa phương, qua đó góp phần tạo thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân;

- Vấn đề môi trường vùng nuôi chưa thực sự được quan tâm đúng mức dù người dân và các cấp liên quan đã có nhiều thay đổi tích cực hơn trong thời gian qua;

- Sự liên kết trong nuôi cá lồng còn yếu, sản phẩm bán ở thị trường trong tỉnh là chủ yếu;

- Bên cạnh những thuận lợi thì người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi cá lồng, trong đó chủ yếu là do thị trường tiêu thụ không ổn định và môi trường nước bị ô nhiễm.

 

Kinh phí đề tài: 100.000.000
Thời gian thực hiện:    2018 - 2019
  Bản in]