Nguyễn Đức Xuyên
  

1. Vị trí con đường:

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường: Ông sinh năm 1757, mất năm 1824; người quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, sau dời vào ngụ tại Gia Định.

Ông là một thuộc tướng có tài, phò tá chúa Nguyễn, rất trung kiên trong việc mưu phục nghiệp đế và thống nhất đất nước sau này. Ban đầu ông giữ các chức Đội trưởng, Hùng võ vệ uý thuộc cảnh quân Thần sách.

Năm Mậu Ngọ (1798), nhờ dẹp yên được giặc biển Đồ Bà ở gần Phú Quốc, ông được thăng chức Hậu đồn Phó thống, sau thăng làm Thống chế.

Vào năm 1808, trong quá trình trùng tu đình làng Dương Nỗ - một công trình được xây dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông (1471) để thờ các vị tiền nhân. Được sự giúp đỡ của Tri tượng Chánh chưởng Tượng quân kiêm Cai tào vụ Giám quân Nguyễn Đức Xuyên nên đình được kiến thiết lại khang trang và có quy mô kiến trúc như ngày nay. Để tưởng nhớ công lao của Nguyễn Đức Xuyên, sau khi ông mất, nhân dân đã lập miếu thờ trong khuôn viên của đình.

Năm 1813, vua Gia Long ra lệnh xây dựng tòa thành lũy tại cửa Eo - Thuận An gọi là Trấn Hải đài và cho đổi tên cửa Eo thành cửa biển Thuận An, sai quan đại thần Nguyễn Đức Xuyên điều khiển công tác xây dựng tòa thành lũy này.

Ông mất năm 1824, khi ông mất, Vua nghỉ triều 3 ngày, truy tặng cho ông là Thái phó, thụy là Hoàn Dũng, phong là Khoái Châu quận công và được tùng tự ở Thái miếu. Phủ thờ Nguyễn Đức Xuyên tức Khoái Châu Quận Công hiện tọa lạc tại làng Xuân Hòa, phường Hương Long, thành phố Huế.

 Bản in]