Hát chầu văn
  

Hát chầu văn là loại bài hát được diễn xướng trong nghi lễ của tôn giáo cổ sơ dân gian, thường là để làm nền cho các vũ điệu chầu hầu Thánh mẫu và các vị thần tháp tùng Thánh mẫu.

 

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam...v.v Tại miền Trung Trung bộ và miền Nam Trung bộ, dân gian thường tôn thờ bà Y A Na, vốn là nữ thần của người Chàm. Khi người Kinh đến lập nghiệp trên đất Chăm Pa, đã thờ cúng luôn vị nữ thần này.

 

Tại Huế, đền thờ lớn nhất và cổ nhất thờ Thiên Y A Na là đền Ngọc Trản, còn gọi là điện Hòn Chén. Không rõ đền có từ thời nào, nhưng theo ký ức của các cụ già thì đền được dựng từ năm thứ 3 triều Minh Mạng (1832), đến lúc vua Đồng Khánh lên ngôi thì cho xây lại đổi tên thành điện Huệ Nam, nghĩa là ân huệ của trời Nam. Đoạn sông Hương phía trước đền rất sâu, người thuyền chài giỏi bơi lặn cũng sao xuống tận đáy sông được. Ngày xưa, ghe thuyền đi ngang đến đấy đều im hơi lặng tiếng để tỏ lòng thành kính. Điện thờ Thiên Y A Na thần nữ (được vua Đồng Khánh phong là Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần), bà chúa Thủy (còn gọi là Mẫu Thoải, được phong là thủy Long Thánh Phi Trung Đẳng Thần), và bà chúa Thượng Ngàn (được phong Sơn Trung Thiên Đẳng Thần). Ngoài ba vị thần này, đền còn thờ 6 vị tướng quân hộ vệ của các mẫu, thờ ngũ hổ tướng quân (năm tướng thời Tam Quốc bên Tàu: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Huỳnh Trung)... Ngoài ra, còn có bài vị của bà Của Thiên Huyền Nữ (một thần nữ Trung Hoa được Việt Hoá) và Vân Hương Thánh Mẫu tức là Liễu Hạnh Công chúa thường được cúng thờ ở miền Bắc.

 

Các vị thần thánh được thờ ở đây cho thấy sự pha trộn của nhiều nhóm người Việt, với những yếu tố tín ngưỡng đến từ quá trình hình thành cộng đồng người Huế từ thế kỷ XVII, XVIII.

 

Hàng năm, vào tháng ba tháng bảy, tại đền Ngọc Trản diễn ra lễ hội lớn: không những các tín đồ của Mẫu, mà cả khách thập phương cũng tấp nập kéo đến. Những chiếc bằng lớn (thuyền kết lại lót ván bằng phẳng) chen chúc nhau trên vực sông trước mặt điện, trên đó người ta nhảy múa theo tiếng hát và tiếng đàn của các cung ván. Hát chầu văn gồm nhiều bài, thường được viết theo thể lục bát, diễn xướng bằng nhạc điệu sôi nổi, kích động, đa dạng, dễ làm người nghe, người hát say mê. Người múa ăn mặc khăn chầu áo ngụ rất lộng lẫy, tay cầm bơi chèo (khi thủ vai Thủy Cung Thánh Mẫu) hoặc cầm kiếm (khi thủ vai các ông hoàng, các vị tướng quân) khi thì cầm hoa, cầm hương... Cùng với tiếng nhạc của chuông, trống, đàn nguyệt, đàn nhị, với mùi thơm của nhang trầm, màu sắc của y phục đẹp đẽ. Những người dân bình thường như thoát khỏi cuộc đời thực tế khó nhọc để thoát ly vào mộng mơ, tưởng mình là thần tiên, là ông hoàng bà chúa oai linh hiển hách...

 

Loại trừ yếu tố mê tín dị đoan thường không tránh khỏi trong các nghi thức tôn giáo dân gian, hát chầu văn là một loại hình sinh hoạt folkor đặc sắc đáng ghi nhận về nhiều mặt: âm nhạc, vũ đạo, dân tộc học v.v...

 

Thiên Y Thánh Mẫu

 

                              Ba cung quế phất phơ bóng nguyệt

                              Chén yên hà chi xiết mừng vui

                              Từng trên minh cảnh cao đài

                              Long chầu trong sạch thấu soi nhân hòa

                              Gốc Nha Trang Kỳ một cội

                              Chúa xưa vốn ở thiên đình

                              Đại Am núi chúa giáng sinh cõi này

                              Kể từ thuở non mây trang hạ

                              Dưới vườn dưa thấp thoáng bóng tiên....

                              ...Cá đua dưới nước voi chầu trên non

                              Từ xưa đã dậy tiếng đồn

                              Ngàn năm thánh tích vẫn còn oai linh

                              Mừng nay gặp hội thanh bình

                              Kim lâu toạ ngự thánh minh trị đời.

 

 

 

 Bản in]
Các bài khác