Đến huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế), hỏi dân địa phương nên thăm cảnh đẹp nào, chắc chắn du khách sẽ được chỉ đến thác A Nô, thuộc địa phận làng Việt Tiến xã Hồng Kim.
Rú Chá là tên của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh vô cùng đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km). Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách thành phố Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km; là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú. Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng trên địa bàn thật hấp dẫn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.
Núi Ngự Bình, gọi ngắn gọn là núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), là một hòn núi đất cao 103 m ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía Nam. Núi Ngự có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố.
Sông Hương được hợp thành từ hai nhánh sông lớn là Tả Trạch và Hữu Trạch, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông. Tả Trạch chảy từ Động Dài, đi qua 55 ngọn thác lớn nhỏ rồi uốn lượn qua khu vực Bạch Mã ven theo hướng Tây Bắc. Nhánh Hữu Trạch thì bắt đầu từ phía đông ngọn Chấn Sơn, đi qua 14 dòng thác. Sau hành trình dài đó, hai dòng hợp nhau theo hướng Bắc qua Ngã ba Bằng Lãng, lúc này dòng sông trở nên rộng lớn mà hiền hòa hơn hẳn tạo nên con sông nổi tiếng của Huế.