Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Hôm nay, ngày 31/10/2024, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng bà Bùi Thị Thu Lý - Phó Giám đốc BHXH tỉnh; bà Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở LĐ,TB và XH và đại diện lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Liên đoàn Lao động tỉnh; Ban Dân tộc; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở Xây dựng; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hành chính sách Xã hội - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. có buổi đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân”.

Buổi đối thoại được phát trực tiếp trên Cổng Thông tin Điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ: www.thuathienhue.gov.vn), Live Stream trên Fanpage UBND tỉnh, đồng thời ghi hình và phát lại trên sóng của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế; các bạn cũng có thể gửi câu hỏi trực tiếp tại Livetream trên Fanpage UBND tỉnh. 

Thưa Quý vị và các bạn, An sinh xã hội là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta đã được quán triệt, bảo đảm thực hiện trong các thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác an sinh xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đạt được nhiều thành quả tích cực, chính sách không ngừng cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được chăm lo ngày một tốt hơn với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt trong bối cảnh Thùa Thiên Huế đang nỗ lực để trở thành thành phố trực tuhộc trung  ương thì việc phát triển kinh tế xã hội nâng  nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân càng được quan tâm.

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ?

Phát biểu khai mạc Đối thoại trực tuyến với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân”

Xin chào tất cả các quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử ngày hôm nay.

Thưa quý vị, trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp tích cực thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, người lao động.

Đặc biệt, trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân là một trong những vấn đề trọng tâm, được tỉnh đặt lên hàng đầu. Các tiêu chí, tiêu chuẩn về thu nhập bình quân đầu người; giảm tỷ lệ hộ nghèo; chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp để giải quyết vấn đề việc làm đối với nông dân; nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi,… được tỉnh đặc biệt chú trọng.

Tỉnh đã tập trung và triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, đồng bào sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm...

Bên cạnh đó thường xuyên quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời các chính sách về tạo việc làm, y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt là chính sách đối với người có công với cách mạng, người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện công tác đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tạo công ăn, việc làm ổn định.

Tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong quá trình triển khai tại một số đơn vị, địa phương vẫn còn những hạn chế, thiếu sót; chính sách xã hội đôi khi vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Vì vậy, thông qua buổi đối thoại hôm nay, trên tinh thần trao đổi, cầu thị và hết sức trách nhiệm, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều câu hỏi, lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để công tác an sinh xã hội trên địa bàn ngày càng thực hiện hiệu quả, thiết thực, kịp thời, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến của quý vị gửi đến tham gia đối thoại. chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra một cách thỏa đáng, đáp ứng sự mong mỏi, quan tâm của quý vị

Toàn cảnh buổi đối thoại

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn nluong.c2h@gmail.com, nluong.c2h@gmail.com: Xin được hỏi định hướng của tỉnh trong công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp?

Thực hiện Quyết định số 123/QĐ-LĐTBXH ngày 31/01/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”; Ngày 29/10/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch 401/KH-UBND về triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” đến năm 2030.

Theo đó, tỉnh đã xác định mục tiêu đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình làm việc, nghiên cứu, học tập. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có kỹ năng nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động. Nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi thanh niên và học sinh, sinh viên có cơ hội được phát triển kỹ năng mềm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu cụ thể: 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho  cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên; Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng, trung cấp, 70% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp; Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh cũng đã đề ra 07 nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và các cơ quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên;

- Cập nhật chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;

- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;

- Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.

Hiện nay, trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể các sở, ban, ngành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị liên quan đã và đang triển khai thực hiện các nội dung được phân công.

Câu hỏi của bạn Đoàn Văn Thức, Phong Điền: Người mắc bệnh hiểm nghèo có được hỗ trợ, trợ cấp gì trong khám chữa bệnh không?, nếu có mức trợ cấp là bao nhiêu?

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Hiện tại thì quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB khi chi phí cùng chi trả trong năm đã trên 6 tháng lương cơ sở cho đến hết năm dương lịch, nếu tham gia BHYT 5 năm liên tục

Câu hỏi của bạn Phan Hào Vũ, Nam Đông: Xin chương trình cho tôi được hỏi, giáo viên, nhân viên trường học có được ở nhà công vụ hay không, nếu có thì ở Thừa Thiên Huế, giáo viên, nhân viên dạy ở những vùng nào sẽ được ở nhà công vụ?

Trả lời của Ông Hoàng Tiến Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng:

Theo quy định tại Điều 45 Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ của Luật Nhà ở 2023, thì Giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế là đối tượng được thuê nhà ở công vụ.

Theo quy định của pháp luật về nhà ở thì Giáo viên đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, cụ thể:

1. Xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025

- Xã Phong Chương, huyện Phong Điền;

- Xã Điền Hương, huyện Phong Điền;

- Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc;

- Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc;

- Xã Giang Hải, huyện Phú Lộc;

- Xã Phú Gia, huyện Phú Vang;

- Xã Phú Diên, huyện Phú Vang;

2. Địa bàn đặc biệt khó khăn: huyện Nam Đông, A Lưới

Tuy nhiên, còn tuy thuộc vào điều kiện thực tế, cơ sở vật chất để có thể xem xét, sắp xếp bố trí nhà ở công vụ theo quy định và phù hợp điều kiện thực tế.

Câu hỏi của bạn Vi Thảo, Trường An , thành phố Huế: Xin lãnh đạo tỉnh cho biết công tác chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công đã được tỉnh triển khai như thế nào. Tỉnh sẽ có những phương án nào giúp nâng cao đời sống các đối tượng chính sách trong thời gian tới, khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

Trong những năm qua, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời và đầy đủ; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” luôn được quan tâm; phối hợp thực hiện. Cùng với bảo đảm chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên, nhiều chính sách hỗ trợ khác được triển khai thực hiện, như: chính sách ưu đãi về nhà ở; miễn, giảm tiền sử dụng đất; chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với con của người có công; chăm sóc sức khoẻ; ưu tiên vay vốn; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương, bệnh binh và người có công,... tạo điều kiện cho con em của người có công có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tuy vậy, đến cuối năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn 288 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.

Để đạt được mục tiêu trên, cùng với phương châm “giảm nghèo theo địa chỉ”, các địa phương đã phân tích chất lượng, các chiều thiếu hụt của từng hộ để có phương án giảm nghèo cụ thể.

Theo đó, đối với hộ còn lao động tập trung hướng nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm phù hợp, hỗ trợ các mô hình sinh kế để có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Đối với những hộ không còn khả năng lao động, đạ phương tập trung hỗ trợ các chiều thiết hụt nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 21/8/2023 quy định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, trong đó một số chính sách nổi bật đặc thù riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó: Chính sách xóa nghèo và hỗ trợ đời sống cho hộ nghèo có thành viên là người có công, gồm: (1) Hỗ trợ, trợ cấp hàng tháng 700.000 đồng/hộ/tháng; (2) Hỗ trợ phương tiện nghe, nhìn: 3 triệu đồng/hộ; (3) Hỗ trợ lắp đặt sử dụng nước sạch: 6 triệu đồng/hộ.

Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền các cấp đang chỉ đạo quyết liệt, có các giải pháp đồng bộ và sáng tạo, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, huy động tối đa các nguồn lực của trung ương, địa phương, cộng đồng và người dân, các nguồn xã hội hoá khác để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đến 2025 phấn đấu giảm còn dưới 1,5% (vượt sâu chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2,0-2,2%) và không có hộ nghèo là thành viên người có công để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Câu hỏi của bạn Ngọc Dung , Phú Bài, thị xã Hương Thủy:

Xin chương trình cho biết tỉnh đã có những chủ trương, chính sách gì trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở cho CNLĐ tại các KCN?

Trả lời của ông Hoàng Tiến Minh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng

1.   Theo quy định của pháp luật về Nhà ở, thì hiện nay Quốc hội đã dành một mục trong Luật Nhà ở để quy đinh vấn đề phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, cụ thể: tại mục 3 Chương VI của Luật Nhà ở 2023;

2.   Theo Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 16/6/2023 của UBND tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với mục tiêu:

a)   Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng
chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở để tạo
điều kiện để mọi người có chỗ ở theo cơ chế thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ hoàn thành khoảng 7.700 căn; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 3.100 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 4.600 căn.

Trong đó đã đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

Người đứng đầu các địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cá nhân; lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương. Đồng thời phải có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai thực hiện, các dự án đã có chủ trương đầu tư, hay việc quy hoạch, bố trí và công khai các quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án.

Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là tại khu vực địa bàn thành phố Huế.

Nghiên cứu phân cấp, đơn giản hóa, rút ngắn các thủ tục hành chính theo thẩm quyền; các địa phương quy định rõ đầu mối thực hiện thủ tục hành chính trong lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đảm bảo quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương từng thời kỳ; coi chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương.

Các doanh nghiệp ngoài việc phát triển các dự án khu đô thị, nhà ở thì cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại các địa phương nhằm đảm bảo công tác an sinh, xã hội và đạt mục tiêu đề ra của Đề án.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sử dụng nhiều công nhân, người lao động cần quan tâm xây dựng nhà lưu trú hỗ trợ chỗ ở cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp thuê.

Theo Kế hoạch số 228/KH-UBND của UBND tỉnh, thì:

Năm 2024 dự kiến kêu gọi 02 dự án đầu tư nhà ở cho công nhân, cụ thể:

Dự án thiết chế công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư, với quy mô 3,1 ha, tổng số căn hộ khoảng: 900 căn hộ;

Khu nhà ở Khu công nghiệp Quảng Vinh, Quảng Điền với quy mô 13ha, với tổng số căn hộ: 513 căn.

Giai đoạn 2026 – 2030 dự kiến kêu goi 02 dự án đầu tư nhà ở công nhân, cụ thể:

Khu nhà ở Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy, với quy mô 83ha, tổng số căn hộ: 1.027 căn;

Khu nhà ở Khu công nghiệp Tứ hạ, thị xã Hương Trà, với quy mô 15ha, tổng số căn hộ: 660 căn.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thúy Quỳnh , Hương Trà: Cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực xã hội hóa thì sẽ được hưởng các chính sách như thế nào?


Trả lời của bà Võ Thị Quế Hương  – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực xã hội hóa thì sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích quy định tại Quyết định số 76/2019/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 và Quyết định số 25/2023/QĐ-UBND ngày 14/6/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định số 76/2019/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Lê Đình Toàn , A lưới: Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai những chính sách nào nhằm hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân. Bản thân tôi và gia đình vẫn đang còn rất e ngại mỗi khi đến thăm khám tại bệnh viện tuyến huyện. Vậy xin hỏi tỉnh đã triển khai những giải pháp nào để thu hút các bác sĩ giỏi về công tác tại tuyến huyện đạc biệt là huyện miền núi Nam Đông, A Lưới.


Trả lời của ông Hoàng Trọng Quý  – Phó Giám đốc Sở Y tế:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở, Ngành Y tế đã triển khai một số giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại y tế cơ sở như sau:

- Ngành Y tế đã tham mưu Tỉnh Ủy ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 09/8/2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Về công tác thu hút nguồn nhân lực, ngành Y tế đã tham mưu Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND, về việc quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực bác sĩ cho ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2023 - 2025 nhằm thu hút chất xám trong lĩnh vực y tế, động viên đội ngũ y bác sĩ yên tâm cống hiến.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới, hiện vẫn đang tiếp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực y tế cơ sở như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thu hút nguôn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn,...

 - Về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn: Sở Y tế đã có rất nhiều giải pháp để đảm bảo đủ nguồn nhân lực: Đào tạo liên thông, đào tạo sau đại học, chuyển giao kỹ thuật bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”; kết hợp trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức đào tạo các lớp chuyên môn ngắn hạn cho đội ngũ bác sĩ tại tuyến y tế cơ sở; cử bác sĩ đi đào tạo lớp chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đang công tác tại huyện đặc biệt khó khăn A Lưới theo Dự án 585 của Bộ Y tế; phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để đào tạo nguồn nhân lực...

Bên cạnh đó, Ngành Y tế cũng tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến y tế cơ sở.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Huy Danh, TP huế:

Đề nghị chương trình cho biết về về chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, liên kết phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Trả lời của ông Lê Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh quy định nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ liên kết trong sản xuất. UBND tỉnh sẽ phê duyệt các Dự án/KH liên kết có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc liên kết trên địa bàn 2 huyện trở lên; UBND cấp huyện phê duyệt các Dự án/KH liên kết còn lại.

Các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (chỉ áp dụng đối với xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới)

Chủ trì liên kết được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 200 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

2. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ liên kết (chỉ áp dụng đối với trường hợp các bên tham gia liên kết lập dự án liên kết)

Dự án liên kết được hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000 triệu đồng/dự án.

3. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, kinh phí chuyển giao quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng; cụ thể như sau:

a) Hỗ trợ giống, vật tư 02 vụ sản xuất đối với trồng cây ngắn ngày (bao gồm nấm), 02 năm đối với trồng cây dài ngày (02 năm thời kỳ kinh doanh và không hỗ trợ giống), 02 chu kỳ nuôi đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 02 vụ nuôi đối với nuôi trồng thủy sản như sau: Hỗ trợ 70% đối với hợp tác, liên kết thực hiện ở 2 huyện Nam Đông, A Lưới và các xã bãi ngang; 50% ở các địa bàn còn lại kinh phí mua giống, vật tư (đối với trồng trọt: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật/chế phấm sinh học; đối với chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, vắc-xin để tiêm phòng; đối với nuôi trồng thủy sản: thức ăn, hóa chất, chế phẩm cải tạo ao nuôi và xử lý nước thải; đổi với sản xuất nấm: nguyên vật liệu làm nấm); mức hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.

b) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế, in ấn mẫu mã, nhãn mác, bao bì sản phẩm, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm QRCode; mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.

c) Hỗ trợ 40% kinh phí nhận chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.

d) Hỗ trợ 1 lần 100% kinh phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Câu hỏi của bạn Lê Vũ , thành phố Huế: Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì tỉnh có các chính sách mang tính đột phá, đặc thù nào trong phát triển kinh tế xã hội nâng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân?


Trả lời của bà Võ Thị Quế Hương  – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Khi tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương tỉnh sẽ tập trung vào các thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế chính sách để phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân cụ thể như:
- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh, đồng thời, làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, vốn nhàn rỗi của kho bạc nhà nước.
- Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, tạo nguồn thu từ quỹ đất; ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Xúc tiến đầu tư các dự án ngoài ngân sách, nhất là các FDI vào các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ...
- Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư công, tài chính - ngân sách, phát triển nguồn nhân lực...
- Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực trong nhân dân. Đổi mới cơ chế quản lý, khai thác sau đầu tư để thu hút nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng; các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế (như: du lịch, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển,…).
- Xác định việc sử dụng ngân sách đầu tư phát triển đô thị đúng chỗ, hiệu quả, có tác dụng kích thích thu hút đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo hình thức BOT, PPP. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm; thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
-Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực trong nhân dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, nhà ở,... nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.
- Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, chuyển đổi số, cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông, tổng thể với đô thị để thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động... nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền; khắc phục các chiều thiếu hụt, giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt chủ trương “không có ai bị bỏ lại phía sau”.
- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, phấn đấu đảm bảo tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công” chăm lo, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội và các nhóm yếu thế; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội; “phong trào tự vươn lên trong cuộc sống”; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Câu hỏi của bạn Lương Công Thành, Vĩnh Ninh, Huế: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được xem là giải pháp cốt lõi để tăng khả năng thích ứng nhanh chóng trong thời kỳ mới. Xin hỏi chương trình về định hướng chiến lược, giải pháp như thế nào trong việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế là địa phương luôn nằm trong nhóm những tỉnh, thành quan tâm đặc biệt về việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Đối với công tác chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 25/4/2023 triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể :

1. Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

2. Phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế

3. Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số

4. Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương pháp dạy và học

5. Chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường

6. Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

7. Nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế

8. Bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu

Qua triển khai thực hiện, bước đầu đạt được kết quả như sau:

- Về quản lý giáo dục: Xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; tích hợp liên thông cơ sở dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.

- Về quản trị nhà trường: Hồ sơ học sinh, sinh viên; hồ sơ nhân sự và hồ sơ về cơ sở vật chất, thiết bị đã được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn tỉnh; hồ sơ giảng dạy đã dần được chuyển đổi sang hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy.

- Về tổ chức dạy học: Tăng cường sử dụng các ứng dụng: Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Meet, Moodle, Google Classroom để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học; hoặc lồng ghép tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai xây dựng chương trình dạy học trực tuyến trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thích ứng với trạng thái bình thường mới nhằm đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định; triển khai các cuộc thi: “Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp”, “Hội giảng nhà giáo dục nghề nghiệp toàn quốc”, “Kỹ năng nghề quốc gia” nhằm giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận phương thức giảng dạy mới, chủ động trong việc dạy học trong điều kiện người dạy và người học không tiếp xúc trực tiếp.

- Thừa Thiên Huế đã tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, đẩy mạnh liên kết đào tạo, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động theo Quyết định số 1446/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Vừa qua, với sự tham mưu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đang xem xét phê duyệt Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Hai đề án này có tầm quan trọng đặc biệt, là cơ sở để phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới và là tiền đề cho việc đề ra chủ trương, chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhân lực quản lý, điều hành để tỉnh Thừa Thiên Huế tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Cùng với đó, công tác quản lý và đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp yêu cầu cũng phải được nâng cao hơn, chất lượng hơn, hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Để đáp ứng những yêu cầu đó, công tác chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi phải triển khai kịp thời, đồng bộ và có nguồn lực hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp tỉnh đã đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030Kế hoạch chuyển đổi số của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Câu hỏi của bạn Trần Anh Phong , Phú Thượng, thành phố Huế:

Xin cho biết tình hình bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong những năm qua; tỉnh có giải pháp gì để thúc đẩy phát triển an sinh xã hội trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành, Mặt trận TQVN, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế, xã hội phát triển toàn diện và hài hoà giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Nhận thức của hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chính sách xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

Chính sách ưu đãi, tôn vinh đối với người có công với cách mạng được chú trọng, thực hiện tốt; chính sách giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực; việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị thấp; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống cơ sở y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội tiếp tục được đầu tư, mở rộng, nâng cao chất lượng góp phần bảo đảm giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu, nước sạch, thông tin cơ bản cho người dân; người có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời.

* Đối với Chính sách trợ giúp thường xuyên, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng:

Thực hiện Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ; Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 01/7/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, tính đến ngày 28/12/2023 tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 60.836 đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình nhận chăm sóc nuôi dưỡng; trong đó 1.514 trẻ em, 65 người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học văn bằng thứ nhất ở các cấp độ; 1.113 đối tượng con của người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; 28.188 người cao tuổi, 25.641người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 13 người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không có thu nhập ổn định; 4.302 hộ gia đình chăm sóc nuôi dưỡng.

* Đối với Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở bảo trợ xã hội:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 22 cơ sở trợ giúp xã hội (02 cơ sở công lập, 20 cơ sở ngoài công lập), với tổng số nhân viên là 383 người thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và đang nuôi dưỡng 1.361 đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng khác, giảm 32 đối tượng so với năm 2023.

Các đối tượng được thực hiện đầy đủ chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định (bao gồm tiền ăn hàng tháng, trợ cấp tư trang và vật dụng sinh hoạt).  Bên cạnh đó, đối tượng còn được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, hưởng các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo, định hướng nghề nghiệp, dạy nghề giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ và nhân cách.

* Đối với Kết quả thực hiện hỗ trợ Tết, trợ giúp khẩn cấp:

- Hàng năm tỉnh đã có chính sách hỗ trợ quà Tết nguyên đán cho đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, theo Nghị quyết số 34/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định mức quà tặng đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).

- Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho các đối tượng trường hợp bị ảnh hưởng nặng do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

* Đối với Công tác giảm nghèo:

Giai đoạn 2022-2024 (thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025): Theo số liệu tổng điều tra, rà soát cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh là 4,93%, đến cuối năm 2022 giảm còn 3,56% và đến cuối năm 2023 giảm còn 2,27%; Bình quân tỷ lệ giảm nghèo hàng năm 1,33%/năm, vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo Chính phủ và Tỉnh ủy giao 0,7-0,75%/năm, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm bình quân 13,7%/năm.

Toàn tỉnh hiện có 03/07 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.Tỉnh Thừa Thiên Huế có 03 xã, gồm: Điền Hương, Phong Chương thuộc huyện Phong Điền và Phú Diên thuộc huyện Phú Vang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Nổi bật trong công tác này đó là việc huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 702/QĐ-TTg về công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Lễ công bố huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024 theo quy định.

Về Hợp tác quốc tế:

Tỉnh giao Sở LĐTBXH chủ trì điều phối 02 Dự án hỗ trợ người khuyết tật do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ,gồm:

- Dự án: «Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho NKT tỉnhThừa Thiên Huế giai đoạn 2021- 2024» do Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) thực hiện.

- Dự án: «Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT ở các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam» do Trung tâm hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và Môi trường (NACCET)- thuộc Binh chủng Hóa học -Bộ Quốc phòng làm chủ dự án. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) thực hiện chính.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 78-CTr/TU ngày 12/4/2024 về ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 10/7/2024 về thực hiện Chương trình số 78-CTr/TU ngày 12/4/2024 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ về ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW. Với các giải pháp sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh và toàn dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Chương trình số 78-CTr/TU ngày 12/4/2024 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ với quy mô, nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đa dạng, phong phú.

Thứ hai: Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội:

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách xã hội bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách xã hội. Kiện toàn, sắp xếp, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn tỉnh

Thứ ba: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:

Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công, nhất là người có công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng ven biển, đầm phá, người có công gặp khó khăn trong cuộc sống; có chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục - đào tạo, việc làm, sản xuất và tạo thuận lợi cho người có công và thân nhân tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Thứ tư: Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy về công tác dân số trong tình hình mới. Triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộctỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 13/5/2022 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa ThiênHuế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình số 432/CTr-UBNDngày 16/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU,Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 11/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thứ năm: Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 87-KH/TU, ngày 01/11/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. 

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 70-KH/TU, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trọng tâm là mở rộng, nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế toàn dân. 

Xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống. Đổi mới việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ khẩn cấp; quản lý, sử dụng quỹ cứu trợ xã hội từ thiện, nhân đạo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.

Tiếp tục quan tâm chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Thứ sáu:Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 09/8/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 04- NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện chính sách, pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng bình đẳng. Hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, công nghệ số và bảo vệ người dân, các nhóm yếu thế, nhất là trẻ em an toàn trên môi trường mạng.  Phấn đấu 100% đối tượng chính sách xã hội, người nghèo trên địa bàn tỉnh được hưởng quyền trợ giúp pháp lý miễn phí theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Thứ bảy: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội

Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, liên thông, liên tục, chuyên nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu và tăng khả năng tiếp cận cho các nhóm đối tượng, nhất là công nhân, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, hoạt động chuyên nghiệp. Nâng cao chất lượng các dịch vụ việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội và hệ thống cơ sở dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người có công với cách mạng, trẻ em mồ côi, người cao tuổi, người khuyết tật không nơi nương tựa.

Phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng, mô hình chăm sóc và trợ giúp xã hội ngoài công lập; phát huy vai trò của gia đình trong chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em. Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, hiện đại hoá, phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên cơ sở kết nối, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư .

Thứ tám: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội

Tranh thủ nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Huy động và sử dụng hiệu quả, đúng quy định nguồn vốn, nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cho chính sách xã hội.

Phát huy vai trò Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội; tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của hội viên, đoàn viên và Nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp vận động nguồn lực, khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ xã hội và tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội./.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Thu, Phú Lộc: Đối tượng nào được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội? Điều kiện để được vay vốn là gì?
Trả lời của ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:

Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ. Đối tượng NHCSXH phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 3 năm);

2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề;

3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của chính phủ;

4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về điều kiện vay vốn: Tùy theo chương trình tín dụng có quy định từng điều kiện cụ thể.

Đối với các đối tượng trên nếu có nhu cầu vay vốn đề nghị liên hệ với chính quyền địa phương hoặc phòng giao dịch NHCSXH tại các huyện, thị xã, chi nhánh NHCSXH tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi của bạn Trần Văn Phú , thành phố Huế: Tôi nghe nói có chính sách hỗ trợ người dân đóng BHXH, vậy những ai là được nhà nước hỗ trợ đóng BHXH, tỷ lệ hỗ trợ là bao nhiêu?


Bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh :

Theo quy định Luật BHXH số 58/2014/QH13, người dân khi tham gia đóng BHXH tự nguyện thì sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH. Cụ thể như sau:

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; Tương ứng với số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 99.000 đồng/ tháng.

b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; Tương ứng với số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 82.500 đồng/ tháng.

c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác. Tương ứng với số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 33.000 đồng/ tháng.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Câu hỏi của bạn Võ Văn Vân, Quảng Điền: Hiện nay, tình trạng thừa thấy thiếu thợ đang diễn ra phổ biến, vậy ngành giáo dục đào tạo tỉnh đã có những định hướng và giải pháp cụ thể gì đinh hướng lụa chọn nghề nghiệp cho đối tượng là học sinh?


Trả lời của ông Nguyễn Vinh Hưng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo:

- Tại Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, một trong những mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50 - 55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Giải pháp được nhấn mạnh là tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỉ lệ học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hoá tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng THPT vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

-  Chính phủ có Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025";

- Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 về Phê duyệt Kế hoạch “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2025”.

Để giải quyết tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ,” ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều định hướng và giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

1. Phân luồng học sinh sau THCS và THPT: Ngành giáo dục tỉnh thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh phân luồng sau bậc THCS. Các trường THPT cũng chú trọng hướng nghiệp, giúp học sinh và phụ huynh nhận thức rõ ràng về các con đường học tập, nghề nghiệp khác nhau, phù hợp với năng lực và nhu cầu thị trường lao động.

2. Hướng nghiệp từ sớm và đa dạng hóa lựa chọn nghề nghiệp: Các trường thường xuyên tổ chức các buổi hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh, đặc biệt là những ngành nghề thực hành và kỹ thuật. Các em được giới thiệu về những ngành nghề có nhu cầu cao tại địa phương và được khuyến khích chọn các ngành nghề mà thị trường cần.

3. Các trường phối hợp với các trường ĐH, CĐ, Trung cấp nghề, các Trung tâm đào tạo nghề tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Kết hợp với các doanh nghiệp, trung tâm dạy nghề để tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng cho học sinh ngay khi còn trong trường phổ thông. Các em có thể trải nghiệm thực tế và học tập kỹ năng tay nghề, giúp định hình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

 4. Cải thiện giáo trình và phương pháp giảng dạy hướng nghiệp: Các tài liệu và chương trình hướng nghiệp được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình thị trường. Phương pháp giảng dạy cũng chuyển đổi để gắn kết thực tiễn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề và yêu cầu công việc trong thực tế.

5. Theo dõi và đánh giá định kỳ công tác phân luồng: Tỉnh thường xuyên báo cáo và cập nhật số liệu về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh vào các ngành cụ thể, ví dụ như sự tăng trưởng số lượng học sinh chọn các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

6. Tăng cường các hoạt động giáo dục khởi nghiệp, tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường phổ thông nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh.

7. Liên kết với các sở, ban ngành, các trung tâm để nắm bắt dự báo nguồn nhân lực và cung cấp cho học sinh.

Câu hỏi của bạn Tường Vy , Nam Đông: Đối tượng nào được hỗ trợ nước sinh hoạt tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi? Nội dung, cách thức thực hiện và mức hỗ trợ như thế nào?


Trả lời của ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh:

Đối tượng hỗ trợ nước sinh hoạt được quy định tại Dự án 1, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 10 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Uỷ ban Dân tộc quy định cụ thể như sau:

- Đối tượng hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN có khó khăn về nước sinh hoạt.

- Đối tượng hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng (xóm, thôn, bản, xã thuộc vùng DTTS&MN) chưa có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phù hợp xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, địa bàn chưa được đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung thì được xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Trường hợp đã được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưng hiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét, đầu tư.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện như sau:

1. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì được xem xét hỗ trợ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt hoặc mua sắm vật dụng chứa nước sinh hoạt.

b) Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước) hoặc tự tạo nguồn nước khác đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

c) Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo dưỡng và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định. Số lượng thành viên nhóm hộ trên cơ sở bàn bạc, thống nhất của người dân.

2. Hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung

Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung theo quy định hiện hành đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân. UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiến hành rà soát, lập hồ sơ chi tiết trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Địa phương chủ động bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng, vận hành khi công trình đưa vào sử dụng.

Mức hỗ trợ đối với hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán được quy định tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính: tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được nhận 01 lần)

Câu hỏi của bạn Trần Anh Khoa, Thành phố Huế: Cháu xin được hỏi người tham gia BHYT 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gi? tháng 7/2024 BHYT của cháu hết hạn nhưng cháu quên, đến tháng 8/2024 cháu mới đi đóng nên bị trễ hạn một tháng, khi đó thời gian tham gia BHYT bị tính lại từ đầu mặc dù cháu đã tham gia NHYT liên tục từ nhỏ cho đến nay (cháu sinh năm 2022), cháu, vậy việc tính như vậy có đúng không, cháu rất mong được chương tình giải đáp.


Bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh :

1. Khi tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT của những lần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, người bệnh sẽ được hưởng quyền lợi đó là được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi đi khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.

2. Theo quy định của Luật BHYT: Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là khi người tham gia BHYT có thời gian đóng 05 năm liên tiếp, trong đó được phép gián đoạn tối đa không quá 03 tháng. Thời điểm người tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục sẽ được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT. Vì vậy, trường hợp con của bạn vẫn được tính thời điểm đủ 5 năm liên tục trước đó. Do đó, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn đang tham gia BHYT để được giải đáp.

Câu hỏi của bạn Vi Thảo, Trường An , thành phố Huế: Công tác hỗ trợ xoá nhà tạm, tạo việc làm cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo có những khó khăn, vướng mắc nào? Lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương đã thực sự "xắn tay áo" để tháo gỡ như các bản tin tuyên truyền hay không?

Trong thời gian qua, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách đối với người nghèo được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Đặc biệt, với quan điểm để  giảm nghèo bền vững cần tập trung 2 mũi nhọn là xóa nhà tạm và việc làm. Do đó, có thể nói rằng đối với công tác này, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương đã thực sự tập trung “xắn tay áo” vào để tthực hiện với tinh thần tập trung và quyết liệt.

Cụ thể, đối với việc xóa nhà tạm, ngoài nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết 20/2023/ND-HĐND ban hành quy định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025, trong đó có chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo; Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh cũng đã tổ chức phát động hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm nhằm huy động nguồn lực xã hội để tập trung công tác xóa nhà tạm trên địa bàn. Kết quả là cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, hàng ngàn ngôi nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa, xây mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 5.447 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí huy động hơn 320 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và một phần huy động khác từ các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ. Đặc biệt, riêng ở huyện A Lưới trong giai đoạn này đã hỗ trợ xây mới, sữa chữa 3.750 nhà từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các nguồn nguồn huy động khác góp phần đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia, theo báo cáo, đến nay một số địa phương trong tỉnh đã không còn nhà tạm như thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang.

Mặc dù đã đạt kết quả tuy nhiên công tác xóa nhà tạm trên địa bàn tỉnh vẫn gặp một số khó khăn như: các khó khăn liên quan đến quyền sử dụng đất, đang ở trong đất không hợp pháp, lấn chiếm… nên không thực hiện được chính sách hỗ trợ nhà ở; một số gia đình thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh quá khó khăn, ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, gia đình không có thêm nguồn lực nào khác để hoàn thành việc xây dựng nhà ở; ngoài ra, vẫn còn tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ từ nhà nước của một số hộ dân.

Ngày 06/10/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, trong thời gian đến, Tỉnh ủy sẽ thành lập Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo tham mưu, đề xuất các phương án, giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả để đến ngày 31/12/2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình mục tiêu quốc gia; Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân.

Câu hỏi của bạn Lê Văn Thu, Tứ Hạ, Hương Trà: Hộ kinh doanh cá thể có được vay vốn tại ngân hành chính sách xã hộ để giải quyết việc làm không? Nếu có thì điều kiện như thế nào?, mức vay, lãi xuất. Rất mong được chương trình giải đáp?

Trả lời của ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:

Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ. Đối tượng NHCSXH phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 3 năm);
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề;
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị định 61 và 74 (người lao động);
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa;
6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.(Trong thời gian qua chính phủ đã ban hành các chính sách cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù, nhà ở xã hội…).
Về điều kiện vay vốn: Tùy theo chương trình tín dụng có quy định từng điều kiện cụ thể.
Đối với các đối tượng trên nếu có nhu cầu vay vốn đề nghị liên hệ với chính quyền địa phương hoặc phòng giao dịch NHCSXH tại các huyện, thị xã hoặc tại chi nhánh NHCSXH tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.
Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) được vay vốn Chương trình cho vay Giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, chúng tôi xin thông tin một số nội dung cụ thể như sau:
1. ĐIỀU KIỆN VAY VỐN
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp.
- Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.
- Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.
- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. LÃI SUẤT CHO VAY
a) Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm).
b) Đối với các trường hợp sau đây được vay với mức lãi suất 3,96%/năm:
- Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
c) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
3. MỨC VỐN CHO VAY
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
b) Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
c) Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Mọi vấn đề liên quan cần được hỗ trợ giải đáp xin vui lòng liên hệ với NHCSXH địa phương gần nhất nơi bạn đang sinh sống. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm!

Câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc Thùy Hương, Phú Vang: Xin cho biết mức hưởng bảo hiểm y tế khám trái tuyến đối với bệnh hiểm nghèo?

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh:

100% chi phí điều trị nội trú tại BV tuyến tỉnh, không được hưởng chi phí KCB ngoại trú; 40% chi phí nội trú tại BV tuyến trung ương, không được hưởng chi phí KCB ngoại trú

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Thảo , Thủy Vân, thành phố Huế:

Xin hỏi hiện nay tỉnh ta có những chính sách, hỗ trợ nào đối với việc đào tạo nghề, học nghề đối với lao động nông thôn, người lao động bị thất nghiệp, lao động nữ. Việc đào tạo nghề có gắn với việc giới thiệu việc làm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân hay không?


Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 18/8/2022 về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Chính sách được thực hiện để phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm:

- Hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn. Trong đó, hỗ trợ người lao động có nhu cầu tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tập trung đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng: Nội dung và mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC.

2. Đối tượng:

a) Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

b) Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.

3. Mức hỗ trợ:

a) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định hiện hành; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;

b) Hỗ trợ tiền ăn, đi lại

* Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;

* Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở

Câu hỏi của bạn Hoàng Mai , Thủy Bằng, thành phố Huế:

Hiện nay đang có thông tin cho rằng, theo quy định mới, kể từ ngày 1/7/2025, người lao động sẽ không được rút bảo hiểm xã hội lần , xin hỏi thông tin này có chính xác không, kính nhờ chương trình giải thích, Tôi xin trân trọng cảm ơn.


Trả lời của Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bùi Thị Thu Lý:

Luật BHXH số 41/2024/QH15 được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 cuối tháng 6 vừa qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 có sửa đổi điều kiện hưởng BHXH 1 lần như sau:

Theo Điều 70 quy định đối với người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã chấm dứt tham gia BHXH mà có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH.

Trường hợp người lao động không hưởng BHXH một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

đ) Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm;

Như vậy, đối với trường hợp của bạn hỏi nếu có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2025) thì sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì vẫn được nhận BHXH 1 lần.

Câu hỏi của bạn Hồ Bình, huyện A Lưới:

A Lưới vừa được Thủ tướng ra quyết định công nhận thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia trong năm 2024. Đây là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vậy tỉnh đã có những cơ chế, chính sách, cũng như đầu tư nguồn lực như thể nào để hỗ trợ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện A Lưới để phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm tính bền vững. Thời gian đến, tỉnh sẽ có những chủ trương, ưu tiên gì để A Lưới tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo, duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Võ Thị Quế Hương:

Hiện nay, huyện A Lưới đang triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình xây dựng NTM, Giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó kinh phí dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng là 718 tỷ đồng ( NS Trung ương 581 tỷ, địa phương NS tỉnh, huyện, xã là 137 tỷ đồng), với hơn 145 hạng mục công trình đã và đang thi công gồm đường giao thông, cầu vượt sống, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ xóa nhà tạm,...đã từng bước thay đổi hệ thống hạ tầng ở huyện A Lưới góp phần phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm tính bền vững.

- Thời gian tới để A Lưới tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo, duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời triển khai các chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phát triển du lịch cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,... theo các nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó tập trung vào phát triển cây dược liệu, kinh doanh gỗ rừng trồng, phát triển kinh tế rừng gắn với thực hiện phát triển Tín chỉ Các Bon trên diện tích rừng tự nhiên và rừng sản xuất.

- Phát triển kinh tế địa phương: Tỉnh đã tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và dịch vụ. Các chương trình khuyến khích hợp tác xã và các mô hình kinh doanh cộng đồng được ưu tiên để tăng cường thu nhập cho người dân.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Cải thiện hạ tầng giao thông, điện, nước và thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Việc này cũng giúp thu hút các nhà đầu tư vào khu vực, tạo thêm việc làm cho người dân.

- Đào tạo nghề: Tỉnh đã triển khai các chương trình đào tạo nghề cho lao động địa phương nhằm nâng cao kỹ năng và khả năng tiếp cận việc làm. Đặc biệt, chú trọng vào các nghề phù hợp với điều kiện địa phương như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ và du lịch, dịch vụ.

- Khuyến khích sản xuất nông nghiệp bền vững: Thúc đẩy các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm để gia tăng giá trị sản phẩm. Các hợp tác xã nông nghiệp được khuyến khích để tạo liên kết và nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Tỉnh cũng tạo điều kiện cho các sản phẩm của A Lưới được tiếp cận thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm và kênh tiêu thụ trực tuyến, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.

- Chính sách an sinh xã hội: Tỉnh đã triển khai các chính sách hỗ trợ người dân nghèo, như cấp phát giống cây trồng, vật nuôi và các chương trình tín dụng ưu đãi để giúp họ phát triển sản xuất.

- Tăng cường liên kết vùng: Thúc đẩy hợp tác giữa các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận để phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho sản phẩm từ A Lưới có cơ hội tiêu thụ tốt hơn.

Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao thu nhập bình quân đầu người mà còn tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển bền vững của A Lưới.

Câu hỏi của bạn Hồ Công Thành, hcthanh_84@gamil .com:

Xin hỏi về các sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số miền núi hiện nay, đối tượng nào được thụ hưởng và hỗ trợ như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 18/8/2022 về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Chính sách được thực hiện để phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm:

- Hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn. Trong đó, hỗ trợ người lao động có nhu cầu tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tập trung đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng: Nội dung và mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC.

2. Đối tượng:

a) Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

b) Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.

3. Mức hỗ trợ:

a) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định hiện hành; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;

b) Hỗ trợ tiền ăn, đi lại

* Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;

* Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Câu hỏi của bạn Lê Bằng Vũ , thành phố Huế:

Sắp tới tỉnh sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương, dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa sẽ ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người dân, xin hỏi lãnh đạo tỉnh đã có giải pháp nào để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của người dân?


Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Quá trình phát triển đô thị đưa đến những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư ở các vùng ven đô thị, nông thôn Thừa Thiên Huế, đặc biệt từ phương thức sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, đến tổ chức xã hội, phân bố dân cư,... làm biến đổi đời sống của người dân, trong đó vấn đề đặt ra khả năng sẽ chuyển đổi một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ cho các mục tiêu phi nông nghiệp.

Quá trình chuyển đổi nói trên là xu hướng mang tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của đô thị có tác động tích cực đối với sự phát triển của đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cho thấy những thách thức lớn về sinh kế và tái định cư của bà con người dân, ảnh hưởng tác động đến đời sống lao động có tính truyền thống lâu nay của người nông dân tại các địa bàn.

Trước vận hội mới mở ra cho tỉnh và chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề thay đổi trong đời sống. Vì vậy, Lãnh đạo tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết việc làm, đào tạo nghề, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động đối với nhóm lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và nhóm lao động phi chính thức, với các giải pháp trọng tâm sau:

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với người có đất thu hồi (nông dân) và lực lượng lao động phi chính thức để khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động, tham gia các chính sách an sinh xã hội cho người lao động.

b) Xây dựng các chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động nông thôn, lao động phi chính chức; khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ để tìm kiếm được một công việc ổn định, tăng thêm thu nhập, tham gia phát triển kinh tế xã hội.

c) Thiết kế các Chương trình đào tạo nghề và đào tạo lại: Tổ chức các khóa học đào tạo kỹ năng nghề ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động đô thị như: xây dựng, dịch vụ, công nghệ thông tin, nghề làm đẹp, và sửa chữa điện tử, điện lạnh. Đào tạo lại (reskilling và upskilling): Người dân cần được đào tạo các kỹ năng mới để họ có thể tham gia vào những ngành công nghiệp mới nổi, như công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, và logistics.

d) Chương trình hợp tác với doanh nghiệp: Liên kết với các doanh nghiệp tại đô thị để tổ chức các khóa đào tạo và thực tập giúp người lao động có cơ hội làm quen với môi trường làm việc mới, hiện đại hơn.

đ) Xây dựng chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn lao động tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

e) Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ tài chính và vay vốn thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi như xây dựng các chương trình vay vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất cho những người nông dân không đất, để họ có thể tự khởi nghiệp hoặc đầu tư vào các hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh tại đô thị. Xây dựng chính sách trợ cấp tạm thời như cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn hạn dưới dạng trợ cấp sinh hoạt và học nghề cho các hộ gia đình chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị trong thời gian họ tìm kiếm việc làm và học nghề.

Bên cạnh đó, đảm bảo 100% người lao động trong trường hợp có đất thu hồi được tiếp cận nguồn vốn vay để giải quyết việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

g) Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp thông qua các chương trình khuyến khích khởi nghiệp như tổ chức các cuộc thi, khóa huấn luyện về khởi nghiệp để khuyến khích người nông dân thử sức trong các lĩnh vực kinh doanh nhỏ, công nghệ, hoặc dịch vụ; tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật như cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trong quá trình khởi nghiệp và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh mới.

h) Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm sớm cho người lao động có đất thu hồi, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, tổ chức các hội chợ, phiên giao dịch việc làm, khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gần nơi người dân được bố trí tái định cư để thông tin, giới thiệu tới người lao động, thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, nhất là khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp.
Câu hỏi của bạn Lê Huyền Trang , Trường An, thành phố Huế:

Chúng tôi là công nhân nên thời gian làm việc kéo dài từ thứ hai đến thứ bảy và thường nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật, ngoài ra còn phải làm tăng ca nên việc đi khám bệnh trong hành chính gặp nhiều khó khăn, xin được hỏi khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có được thanh toán BHYT


Trả lời của Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bùi Thị Thu Lý:

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế đã có các cơ sở KCB BHYT tổ chức KCB BHYT vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần để phục vụ nhu cầu của người tham gia, cụ thể như sau:

- KCB vào ngày Thứ Bảy: PK đa khoa Việt Nhật, PK An Thịnh, PK Nguyễn Xuân Dũ, BV Quân Y 268; PK Pháp Việt.

- KCB cả Thứ Bảy và Chủ nhật: PK 102 Phạm Văn Đồng, PK Nguyễn Quang Hợp, PK Thanh Sơn, PK Tâm Đức, PK VNmed, PK Cựu Quân nhân, PK Medic 52 Chi Lăng.

- Bệnh viện tư nhân KCB Thứ bảy và Chủ nhật: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hoàng Viết Thắng.

Câu hỏi của bạn Hoàng Thu Hà, TP Huế:

Doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ nào của nhà nước?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch 162/KH-UBND ngày 15/4/2024 về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, đã xác định nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp trong việc sử dụng và đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa lập kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động. Lựa chọn ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề nghiệp và cử người lao động tham gia khóa đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp được lựa chọn đặt hàng cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo mỗi người một lần, nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học và chi phí hỗ trợ người lao động tại doanh nghiệp do cơ sở đào tạo nghề nghiệp được doanh nghiệp lựa chọn đặt hàng chịu trách nhiệm thanh quyết toán về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì được hưởng chính sách ưu đãi theo Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Câu hỏi của bạn Lê Thị Bé, Phong Điền:

Chính phủ đã ban hành Quyết định 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" với mục đích đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xin hỏi việc triển khai tại tỉnh như thế nào?


Trả lời của Trần Ngọc Dương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh :

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 665/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 phê duyệt đề án xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngày 24/8/2021 Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 127/KH-TLĐ tổ chức, triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; trong đó có hạng mục xây dựng Dự án thiết chế Công đoàn tại Thừa Thiên Huế, dự kiến sẽ đầu tư khu nhà ở công nhân, các công trình hạ tầng, văn hoá thể thao, y tế… phục vụ cho công nhân tại phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ với diện tích khu vực quy hoạch khoảng 4,97ha, quy mô dân số khoảng 3.000 người. Nguồn vốn đầu tư từ Tài chính Công đoàn tích luỹ của Tổng Liên đoàn, vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Thực hiện Đề án này của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai thực hiện Dự án; thường xuyên bám sát, phối hợp với Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn của Tổng Liên đoàn để phối hợp thực hiện, tổng hợp, cập nhật báo cáo tình hình triển khai dự án.

Theo thống kế sơ bộ, tại các Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có gần 27 ngàn người lao động đang làm việc, trong đó số đoàn viên công đoàn gần 25 ngàn người. Kết quả khảo sát nhu cầu về nhà ở của LĐLĐ tỉnh đối với CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp đóng trên đại bàn các khu KT, khu công nghiệp: 27% có nhu cầu mua và 2% có nhu cầu thuê nhà ở tại khu thiết chế công đoàn, Có 71% người lao động không có nhu cầu thuê, mua nhà ở. Đa số CNLĐ có nhu cầu mua nhà xã hội với số tiền từ 200 – 300 triệu và trả góp từ 5 – 7 năm.

Để thực hiện dự án đầu tư thiết chế công đoàn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 hỗ trợ triển khai dự án đầu tư thiết chế công đoàn tại Thừa Thiên Huế. Đến nay, UBND thị xã Hương Thuỷ đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu Quy hoạch xây dựng Thiết chế Công đoàn tại Thừa Thiên Huế; ngày 22/01/2024 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của thị xã Hương Thủy tại, trong đó thu hồi diện tích đất 4,97ha phục vụ cho dự án thiết chế công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế; ngày 05/8/2024 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2103/QĐ-UBND phê duyệt dự án san nền khu thiết chế Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chỉnh tuyến khe Ba Cửa tại với tổng mức đầu tư 22 tỷ đồng. Hiện nay, các nhiệm vụ theo Quyết định của UBND tỉnh đang tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành năm 2024, để năm 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bàn giao 4,97 ha đất mặt bằng sạch cho Ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện dự án theo quy định.

Theo Kế hoạch số 106/KH-TLĐ ngày 19/7/2024 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong năm 2025 sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, bước sang giai đoạn 2026-2030 sẽ đầu tư xây dựng dự án thiết chế công đoàn cho công nhân, người lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Như vậy, với trách nhiệm địa phương, UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các phần việc liên quan đến thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng, bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án của Tổng LĐLĐ Việt Nam bảo đảm theo tiến độ đề ra. Dự án thiết chế công đoàn cho công nhân, người lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2026-2030 xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên, người lao động tại các khu công nghiệp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Câu hỏi của bạn Đình Tiến, Hương Thủy:

Được biết HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế “Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025” xin hỏi việc thực hiện nghị quyết số 30/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và tác động của Nghị quyết này đối với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động là như thế nào?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm được các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó, Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh về Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2025 là một chính sách quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trên cơ sở Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương, các Sở, ban, ngành, địa phương đã tăng cường phổ biến, thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm; công tác hỗ trợ, phát triển thị trường lao động được đẩy mạnh tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận, lựa chọn công việc, doanh nghiệp phù hợp; đông đảo người lao động đã được tiếp cận thông tin nguồn vốn tín dụng chính sách từ các chương trình vay vốn giải quyết việc làm, cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tiếp tục được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện…

Việc thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh đã có tác động rất quan trọng trong công tác giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Sau gần 04 năm thực hiện, Chương trình Việc làm đã được triển khai thực hiện và lồng ghép có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Kết quả, giai đoạn 2021 – 2023 và ước tính năm 2024, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 67.928 lao động, vượt 103,23% chỉ tiêu kế hoạch đề ra; đưa 6.097 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 77,78%  kế hoạch giai đoạn 2021 – 2024.  Trong 10 tháng đầu năm 2024 đã giải quyết việc làm cho 16.170 người lao động, đạt 95% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, tăng 11,31% so với cùng kỳ; trong đó, đưa 2.153 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 105% so với kế hoạch năm, tăng 12,72% so với cùng kỳ. Ước cả năm 2024, giải quyết việc làm cho 17.500 lao động, trong đó đưa 2.300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công tác hỗ trợ, phát triển thị trường lao động được chú trọng; công tác kết nối thông tin Cung - Cầu lao động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, các hoạt động của sàn giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thường xuyên, quy mô mở rộng hơn, phong phú, đa dạng hơn và đã trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động và người sử dụng lao động cũng như các cơ sở đào tạo.

Nguồn vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và nguồn vốn địa phương chuyển ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, góp phần cho người dân cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.

Câu hỏi của bạn Hoàng Xuân Tuấn , Phú Lộc:

Được biết, hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người lao động trên địa bàn tỉnh rất lớn. Xin cho biết việc liên kết, kết nối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong tuyển dụng lao động làm việc được triển khai như thế nào? Đề nghị cung cấp tên và thông tin các đơn vị uy tín, có đủ năng lực pháp lý rộng rãi, công khai để đảm bảo cho NLĐ khi xuất khẩu lao động yên tâm và bảo đảm việc làm ổn định ở nước ngoài?


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần giảm nghèo bền vững. Những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương triển khai kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Do đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng tăng qua các năm.

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, toàn quốc có khoảng 497 doanh nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có 18 DN có trụ sở/ chi nhánh/ văn phòng đại diện tại Thừa Thiên Huế ), tính từ 15/11/2021 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 5.934 người lao động do 457 doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động đưa đi.

Trước số lượng lớn các doanh nghiệp như vậy, để biết tên, thông tin của các doanh nghiệp có năng lực pháp lý, người lao động có thể đăng nhập vào website của Cục quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để kiểm tra danh sách doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định. Chỉ những doanh nghiệp có tên trong danh sách tại địa chỉ trên mới được thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, người lao động có thể liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các cấp chính quyền địa phương để được tư vấn các doanh nghiệp có đủ năng lực pháp lý, uy tín để có sự lựa chọn phù hợp, tránh được những rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Câu hỏi của bạn Trần Tuấn Anh, Phong Điền:

Doanh nghiệp tôi đang làm việc gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, cho công nhân tạm thời nghỉ việc nên đã tạm dừng đóng BHXH cho chúng tôi. Cho tôi hỏi việc dừng như như vậy đúng không? Quyền lợi của chúng tôi khi bị dừng đóng BHXH như thế nào?

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh :

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN ngày 15/8/2023 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT là người làm việc theo hợp đồng lao động có làm việc và hưởng lương tại đơn vị.

Do đơn vị bạn gặp khó khăn nên phải tạm dừng hoạt động sản xuất nên bạn phải tạm thời nghỉ việc (không làm việc và không hưởng lương) nên đơn vị tạm dừng đóng BHXH cho bạn là đúng theo quy định Luật BHXH, BHYT.

Trong thời gian tạm dừng đóng BHXH, BHYT: bạn sẽ không được hưởng các quyền lợi về BHXH, BHYT phát sinh trong thời gian này. Sau này nếu đơn vị hoạt động trở lại hoặc bạn tham gia BHXH, BHYT tại đơn vị khác thì cơ quan BHXH sẽ cộng gộp thời gian đóng BHXH của đơn vị cũ vào đơn vị mới của bạn để giải quyết các chế độ BHXH có liên quan cho bạn.

Câu hỏi của bạn Nguyến Lân , Phú Bài, thị xã Hương Thủy:

Xin hỏi các cơ quan chức năng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghề truyền thống của địa phương thì có được Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho nhân viên của doanh nghiệp không?


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đào tạo nghề cho lao động sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Kế hoạch 162/KH-UBND ngày 15/4/2024 về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là kế hoạch áp dụng chung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và kể cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghề truyền thống của địa phương. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn đặt hàng cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo mỗi người một lần, nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học và chi phí hỗ trợ người lao động tại doanh nghiệp do cơ sở đào tạo nghề nghiệp được doanh nghiệp lựa chọn đặt hàng chịu trách nhiệm thanh quyết toán về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.  
Câu hỏi của bạn Phạm Văn Thường, Hòa Vang , Đà Nẵng:

Xin hỏi tỉnh có chính sách gì để hỗ trợ thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nam đông và A lưới


Trả lời của Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Võ Thị Quế Hương:

Những chính sách của tỉnh để hỗ trợ thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nam Đông và A Lưới bao gồm:

- Hiện nay tỉnh có các chính sách như hỗ trợ phát triển Du lịch cộng đồng, phát triển mô hình sản xuất, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp theo các Nghị quyết của HĐND như Nghị quyết 05/HĐND về phát triển du lịch cộng đồng, Nghị quyết 20/HDND về phát triển sản xuất, Nghị quyết 01/2022/HDND về hỗ trợ doanh nghiệp,... đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi nhà đầu tư đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi,...

- Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư: ngành nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư (huyện Nam Đông và huyện A Lưới thuộc địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư).

- Tỉnh đã ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong đó bao gồm kêu gọi các dự án tại địa bàn các huyện Nam Đông và A Lưới nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực quan tâm đầu tư vào địa bàn các huyện miền núi này

Câu hỏi của bạn Trần Văn Long , Xuân Phú, thành phố Huế:

Đề nghị chương trình cho biết chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động vừa chấp hành xong án phạt tù?


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai và thực hiện Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh về việc đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù sẽ được hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm bằng các biện pháp hỗ trợ như:

- Hàng năm được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an các cấp, đơn vị liên quan hỗ trợ tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân; định hướng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kỹ năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân sắp hết hạn chấp hành án phạt tù.

- Tạo điều kiện để người chấp hành xong hình phạt tù được tiếp cận các chính sách về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của trung ương và địa phương ban hành;

- Tổ chức các hoạt động tư vấn học nghề, việc làm, đào tạo nghề nghiệp; định hướng nghề nghiệp cho người chấp hành xong hình phạt tù;

- Tư vấn và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội;

Ngoài ra theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ  quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng: Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Nghĩa là người chấp hành xong án phạt từ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng sẽ được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động vừa chấp hành xong án phạt tù nói riêng được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định tại Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Câu hỏi của bạn nguyenvankhoi_80@gmail.com, A Lưới: Kính đề nghị chương trình hướng dẫn cụ thể nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề nếu không có đất sản xuất hoặc không đủ đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi


Trả lời của ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh :

Nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, cụ thể:

1. Đối tượng: “Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất (Theo định mức quy định tại Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 10/2/2023 của UBND tỉnh) có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề,

2. Nội dung và cách thức thực hiện:

a. Nội dung hỗ trợ: Các đối tượng nêu trên được xem xét, hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, khác hoặc hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề và được vay vốn tín dụng theo quy định của Nghị định 28/2022/NĐ-CP. Mức hỗ trợ cụ thể theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính:

+ Được hỗ trợ mức tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm máy móc, nông cụ;

+ Được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo sơ cấp (dưới 3 tháng) và khoản 3 Điều 1 thông tư số 40/2019/TT-BTC.

+ Được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP với mức tối đa mức cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ (hiện nay tối đa là 100 triệu đồng/hộ); lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ (hiện nay là 6,6%/năm); thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.

+ Mức cho vay chi phí học nghề tối đa bằng mức cho vay áp dụng đối với chính sách tín dụng học sinh, sinh viên quy định trong từng thời kỳ (hiện nay là tối đa 40 triệu đồng/năm học); lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ (hiện nay là 6,6%/năm); thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.

b. Cách thức thực hiện: UBND xã rà soát danh sách hộ dân có nhu cầu và tổng hợp, phân loại theo từng nội dung thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính, phòng ban chức năng huyện thẩm tra và tham mưu UBND huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân (mỗi hộ chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần). Trường hợp hộ dân nhận hỗ trợ bằng tiền mặt: UBND cấp xã hướng dẫn hộ dân tự mua sắm nông cụ, máy móc theo nhu cầu đã đăng ký và thực hiện thanh toán theo quy định. Trường hợp hộ dân đăng ký nhận hỗ trợ bằng hiện vật, UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu, chỉ đạo đơn vị chuyên môn hoặc UBND cấp xã tổ chức mua sắm theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát cho các hộ dân. Trường hợp các hộ đăng ký học nghề, UBND cấp huyện giao đơn vị chuyên môn tổng hợp, phối hợp với cơ sở đào tạo hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ dân theo quy định.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Tuấn Hoàng, thành phố Huế:

Bộ đội xuất ngũ sau thời gian phục vụ tổ quốc sẽ được cấp một thẻ học nghề vậy Thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ được học những nghề gì? Xin cho biết danh sách các cơ sở nhận đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ tại tỉnh?


Bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó luôn quan tâm tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ học nghề, tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng từ 1.100 đến 1.200 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Lực lượng này được rèn luyện trong môi trường quân đội, có tính tự giác, kỷ luật, đoàn kết, gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đây được xem là lực lượng lao động có chất lượng nếu được qua trường, lớp đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Để cụ thể hóa chủ trương về chính sách hỗ trợ  tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ cho thanh niên xuất ngũ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBNDngày 07/02/2024 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2024 và những năm tiếp theo; chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở GDNN, các đơn vị liên quan triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên qua thẻ

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương, công tác hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2024 và những năm tiếp theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến cụ thể như sau:

1.     Về thanh niên xuất ngũ có Thẻ học nghề được học những ngành nghề

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên xuất ngũ, trong năm 2024 và những năm tiếp theo UBND tỉnh ban hành Danh mục nghề đào tạo cho người lao động hoặc các ngành, nghề khác tùy theo nhu cầu của người học với hơn 140 danh mục ngành, nghề đào tạo, bao gồm các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các ngành nghề đào tạo trên sẽ giúp cho thanh niên xuất ngũ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp để học tập, nâng cao trình độ canh tác, chăn nuôi, tay nghề sửa chữa… từ đó tạo ra việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương.

Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp đoàn viên, thanh niên với nhiều hình thức, nổi bật như: chương trình “Tư vấn tuyển sinh” cho người  trên địa bàn tỉnh; chương trình “Hành trình đến với trường nghề”;“Hội nghị tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động”; ngày hội tư vấn “Giúp bạn chọn nghề” cho đoàn viên, thanh niên xuất ngũ nhằm tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên thay đổi nhận thức về nghề nghiệp, lập nghiệp, định hướng giúp đoàn viên thanh niên có cơ hội lựa chọn các công việc phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, góp phần cải thiện kinh tế.

2.     Về danh sách các cơ sở nhận đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Hàng năm, theo quy định các cơ sở GDNN thuộc địa phương quản lý, cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an... gửi UBND tỉnh thẩm định phê duyệt (thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí.

Như vậy, thanh niên sau khi xuất ngũ thường chọn các nghề để dễ kiếm việc làm và đơn vị đào tạo cũng như xây dựng sự nghiệp ổn định. Thanh niên xuất ngũ có thể học miễn phí hoặc được giảm học phí tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp hay trung cấp, cao đẳng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng không phải đơn vị nào cũng đủ điều kiện đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ cũng như miễn giảm học phí.

Các cơ sở GDNN này lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đã được UBND tỉnh thẩm định phê duyệt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp các cơ sở nhận đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ:

- Trường Cao đẳng Huế; Địa chỉ:365 Điện Biên Phủ, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế;

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Đào Tạo Lái Xe Ôtô - Môtô Masco TT.Huế; Địa chỉ: 73 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Tâm An; Địa chỉ: Khu C đô thị mới An Vân Dương, Phú Thượng, Tp Huế;

Câu hỏi của bạn Hà Khánh Nguyên , thành phố Huế.:

Tỉnh có cơ chế, chính sách gì nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Những cơ chế, chính sách của tỉnh để thu hút đầu tư các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động:

- Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tại Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của HĐND tỉnh; Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chính quyền tỉnh đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm thu hút đầu tư; tỉnh đã thành lập trung tâm phục vụ hành chính công, ban hành, công khai trình tự, thủ tục trong công tác đầu tư…

- Đến nay Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tỉnh cũng đang triển khai phê duyệt đồng bộ các quy hoạch liên quan khác.

- Tỉnh đã phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư có năng lực quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (ngành nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư…)

Câu hỏi của bạn Hoàng Duy Dương , Thuận An, thành phố Huế:

Hiện nay, một số doanh nghiệp thực hiện chưa tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, nợ bảo hiểm xã hội nhưng chưa được xử lý dứt điểm…, liên đoàn Lao động tỉnh có giải pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.


Trả lời của ông Trần Ngọc Dương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh:

Thực hiện vai trò của tổ chức Công đoàn được quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013, cụ thể: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”, trong thời gian qua LĐLĐ tỉnh đã tập trung phối hợp với BHXH tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện các quy định chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, Bảo hiểm xã hội cho người lao động, bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đặc biệt, trên cơ sở danh sách chậm đóng BHXH do BHXH tỉnh cung cấp, hàng quý LĐLĐ tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các công đoàn cơ sở làm việc, kiến nghị trực tiếp với người sử dụng lao động để thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật lao động và BHXH; kịp thời phát hiện các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp để phối hợp với các cơ quan chức năng và người sử dụng lao động thực hiện đối thoại, thương lượng. Theo đó, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động giải quyết 15 vụ tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể, khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm, đòi quyền lợi cho NLĐ. Đến nay tất cả các vụ án lao động do công đoàn được sự ủy quyền của người lao động khởi kiện tại tòa án đều thắng kiện.

Nhìn chung, quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh thời gian qua cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện, quyền dân chủ của người lao động tiếp tục được phát huy. Việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, BHXH trong doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết, tại các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đã đại diện tập thể người lao động để thương lượng, thỏa thuận và ký kết với người sử dụng lao động Thoả ước lao động tập thể có những lợi ích cho người lao động cao hơn so với quy định của pháp luật, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật lao động, nhất là việc thực hiện các chế độ trợ cấp, tiền lương, tiền thưởng; tình trạng chậm nộp, nợ đọng BHXH kéo dài với số lượng lớn. Tính đến hết Quý III năm 2024, toàn tỉnh có 1.383 doanh nghiệp chậm đóng BHXH với số tiền gần 256 tỷ đồng, trong số đó có 34 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chậm đóng BHXH từ 02 tháng trở lên với số tiền gần 15 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiệm trọng đến quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.

Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, trong thời gian tới LĐLĐ tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật, đối thoại trực tiếp với người lao động, người sử dụng lao động về các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến BHXH, lợi ích hợp pháp của người lao động với hình thức phù hợp theo từng nhóm đối tượng, tập trung vào các nội dung thiết thực đối với đoàn viên, người lao động, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.

2. Chủ động tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan BHXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn tại các doanh nghiệp.

3. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng của người lao động; chủ động giám sát, phát hiện các vi phạm pháp luật lao động, công đoàn, BHXH của người sử dụng lao động, đặc biệt là các tranh chấp lao động để tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, người sử dụng lao động để giải quyết, tháo gỡ ngay tại cơ sở, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

4. Tiếp tục củng cố hồ sơ, thực hiện thủ tục ủy quyền của người lao động cho công đoàn khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm, mà cụ thể nhất là vi phạm về việc đóng BHXH cho người lao động. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh cũng sẽ tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về thương lượng, đối thoại, tư vấn pháp luật và kỹ năng tham gia tranh tụng vụ án lao động dành cho cán bộ công đoàn.

5. Tập trung hoạt động hướng về cơ sở. Tích cực, chủ động tham gia, kiến nghị với cơ quan nhà nước và người sử dụng lao động đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Kiên quyết đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm pháp luật lao động, công đoàn, BHXH.

Câu hỏi của bạn Ngô Du, thành phố Huế:

Xin được hỏi định hướng chính sách về An sinh xã hội cho người cao tuổi ở tỉnh ta hiện nay là như thế nào? Ở Huế hiện đã có trung tâm chăm sóc người cao tuổi chưa, nếu có thì ở Trung tâm này này có những dịch vụ gì và nếu chưa có thì đến lúc nào Huế mới có Trung tâm này để người già chúng tôi vào an dưỡng.


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

I. Định hướng chính sách về An sinh xã hội cho người cao tuổi ở tỉnh ta hiện nay

Đối với công tác Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, Ban công tác Người cao tuổi tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi, qua đó phát huy vai trò của người cao tuổi trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi từng bước được nâng lên, “người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”; được tiếp cận đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp, trợ cấp, chúc thọ, mừng thọ… của Đảng, Nhà nước.

Để thực hiện tốt công tác về người cao tuổi, giai đoạn này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 15/02/2022 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh giai đoạn 2021-2025;

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung phát triển các chính sách an sinh xã hội hướng đến người cao tuổi với các mục tiêu chính sau:

1.   Mở rộng chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024, bổ sung quy định về trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành. Cụ thể: “Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng; công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.”

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với Người cao tuổi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước từ 01/7/2025.

2. Xây dựng và phát triển các dịch vụ chăm sóc dài hạn:

Thừa Thiên Huế đang định hướng phát triển trung tâm và mô hình chăm sóc người cao tuổi, không chỉ đáp ứng nhu cầu an dưỡng mà còn tích hợp dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người cao tuổi.

3. Tiếp tục nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau” nhằm khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và các chương trình dành riêng cho người cao tuổi nhằm giúp người cao tuổi tham gia hoạt động xã hội và giữ gìn sức khỏe tinh thần.

II. Ở Huế hiện đã có trung tâm chăm sóc người cao tuổi chưa, nếu có thì ở Trung tâm này này có những dịch vụ gì?

- Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em (địa chỉ: 65 Đặng Tất, thành phố Huế) thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, có chức năng tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, trong đó có người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Hiện nay, Trung tâm đang phát triển dịch vụ nuôi dưỡng Người cao tuổi tự nguyện. Người cao tuổi trong thời gian sống tại Trung tâm, được chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, y tế, phục hồi chức năng và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí khác.

Câu hỏi của bạn Công Huỳnh, Hương Trà:

Chương trình cho tôi hỏi, tôi ký hợp đồng lao động làm việc tại nhà máy xi măng từ năm 2015. Đến năm 2024 thì tôi phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị. Bệnh án kết luận tôi bị suy giảm khả năng lao động, do không đủ sức khỏe để thực hiện công việc nên tôi đã xin chấm dứt HĐLĐ. Vậy cho tôi hỏi, căn cứ các quy định hiện hành, tôi sẽ được hưởng được các chính sách gì?


Trả lời của Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bùi Thị Thu Lý:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bị mắc bệnh nghề nghiệp, khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ như sau:

I. Chế độ Bệnh nghề nghiệp: Theo quy định tại Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này (Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016)

b. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này (Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016) mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

II. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

1. Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được quy định như sau: Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN: Cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

III. Chế độ hưu trí:

Người lao động khi nghỉ việc được bảo lưu sổ BHXH để tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.

IV. BHXH 01 lần:

Trường hợp sau 12 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện mà có nguyện vọng thì được giải quyết hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.

Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH: Cứ mỗi năm đóng BHXH trước 2014 được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2024 trở đi.

Câu hỏi của bạn Trần Xuân An , Phú Vang:

Tôi được biết hiện nay, do khó khăn về đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động dẫn đến người lao động bị giảm giờ làm, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động. Để hỗ trợ người lao động, tỉnh đã có những giải pháp, chính sách gì để tháo gỡ khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp?


Trả lời của Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Võ Thị Quế Hương:

Những giải pháp giải pháp, chính sách của tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bao gồm:

- Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu cả nước trong ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tiến đến tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phải kể đến là các Chính sách hỗ trợ đào tạo trực tiếp về giám đốc điều hành từ cơ bản đến chuyên sâu với các chuyên đề được tổ chức hoàn toàn dựa trên cơ sở tổng hợp nhu cầu từ các doanh nghiệp như các chuyên đề về bán hàng, nhân sự, tài chính, Marketing,.... đang nhận được sự ghi nhận, đánh giá rất cao của cộng đồng doanh nghiệp.

- Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuê mua các giải pháp chuyển đổi số như các phần mền kế toán, quản trị doanh nghiệp, quản lý bán hàng, nhà hàng,.... chính sách hỗ trợ tư vấn 01:01 về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ cũng đang được đẩy mạnh triển khai.

- Bên cạnh các chính sách của trung ương, Tỉnh đã ban hành và triển khai một số chính sách hỗ trợ DNNVV như: chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các Khu, cụm công nghiệp, hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ chữ ký số công cộng, hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp thành lập mới,...

- Đồng thời, để hỗ trợ DN chuyển đổi số hiệu quả, Sở KH&ĐT đã thực hiện Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” bằng việc mời các chuyên gia hàng đầu về marketing digital, các nhà quản lý các nền tảng số như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Google, Zalo, Tiktok để huấn luyện từ cơ bản đến chuyên sâu cho doanh nghiệp, từ việc hướng dẫn mở gian hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đến việc chăm sóc khách hàng và tinh gọn bộ máy phát triển kênh TMĐT.

- Với thành công đó, chương trình được nâng lên thành kế hoạch chuyển đổi số các năm sau đó và đã tổ chức rất nhiều các hoạt động hỗ trợ đào tạo hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số như gần đây là Chương trình “Xu hướng bán hàng Livestream trên nền tảng TikTok”, “Phiên chợ Sản phẩm đặc sản Huế”, Sở KH&ĐT đã mời các Tiktoker nổi tiếng đến Huế để giúp livestream bán các sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương.

* Liên quan đến nội dung: giải pháp giải pháp, chính sách của tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho người lao động: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu trả lời.

Trả lời của Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt

Hiện nay thị trường lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn ổn định hơn so với một số tỉnh ở phía Nam và phía Bắc; Tuy nhiên để thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả bền vững và hội nhập tỉnh Thừa Thiên Huế bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tinh ủy, HĐND tỉnh đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ việc làm, thông tin thị trường lao động đến với người lao động, trọng tâm các giải pháp sau:

1. Tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động; quan tâm mô hình sinh kế, các dự án đã có định hướng phát triển.

2. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường kết nối cung cầu lao động, cung cấp thông tin tìm việc làm người lao động đến doanh nghiệp.

3.  Nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm và hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn tín dụng khác để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm bền vững, nâng cao thu nhập gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

4. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tổ chức các sàn giao dịch việc làm, Ngày hội Việc làm – Tư vấn tuyển sinh để tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động. Đồng thời lựa chọn, phối hợp với các doanh nghiệp có năng lực, uy tín, có Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở các nước có tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định và có chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn, tuyển chọn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐNDvà Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2021 - 2025.

5. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm: đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng chính sách. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương, các nhà đầu tư, doanh nghip, đơn vị sử dụng lao động trong việc cung cấp thông tin, dự báo thị trường lao động, tuyển dụng lao động đảm bảo có hệ thống, đồng bộ, kịp thời.

6. Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương: hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế và xây dựng, hình thành, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho người dân để góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu hỏi của bạn Lê Ngọc Vân , Hương Trà:

Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất đối với hộ gia đình có người là lao động chính bị chết do thiên tai không, rất mong chương trình giải đáp. Xin cảm ơn.


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì:“Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành

Do đó, đối với các trường hợp Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai thì được hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm trong nước từ Quỹ quốc gia về việc làm

Đối tượng được vay vốn bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, với mức vay: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án; đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng. Lãi suất vay: bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo

2. Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Người lao động đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh thuộc nhóm đối tượng: người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; thân nhân của người có công với cách mạng; người lao động có đất thu hồi theo quy định của pháp luậtđược hỗ trợ vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết; với lãi suất cho vay vốn đối với Hộ nghèo.

- Người lao động đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không thuộc các trường hợp nhóm đối tượng vay vốn Trung ương thì được hỗ trợ vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế Tối đa không quá 80 triệu đồng.

3.  Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm

Người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí từ các Trung tâm dịch vụ việc làm.
Câu hỏi của bạn Thu Hồng, Thị Trấn Sịa, quảng Điền:

Người lao động trong doanh nghiệp khi thôi việc, mất việc làm được hưởng chính sách gì rất mong chương trình giải đáp

Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh :

Người lao động trong doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, khi thôi việc, mất việc được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:

I. Bảo hiểm thất nghiệp:

1. Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được quy định như sau: Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN: Cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng./.

Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí; được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng.

II. Chế độ hưu trí:

Người lao động khi nghỉ việc được bảo lưu sổ BHXH để tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.

III. BHXH 1 lần:

Trường hợp sau 12 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện mà có nguyện vọng thì được giải quyết hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.

Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH: Cứ mỗi năm đóng BHXH trước 2014 được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2024 trở đi.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Nhỏ , Tây Lộc, thành phố Huế.: Những đối tượng nào thì hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và mức hưởng hiện nay là bao nhiêu?


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt:

Về đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 cuả Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, những đối tượng sau đây được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Về mức trợ cấp xã hội hàng tháng

Hiện nay, mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000đ/tháng (quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 01/7/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội) nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5:

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

2. Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5.

3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5:

- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5:

Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

5. Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

7. Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5.

*Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Phượng, An Hòa, Huế:

Em tham gia giảng dạy ở cơ sở mầm non tư thục được 5 năm và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Nay do hoàn cảnh gia đình em xin nghỉ việc kinh doanh online tại nhà, vậy em muôn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội được không? Nếu được thì cách thức đóng như thế nào?


Trả lời của bà Bùi Thị Thu Lý - Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh :

Bạn có 5 năm tham gia BHXH tại cơ sở mầm non tư thục đó là BHXH bắt buộc. Nay kinh doanh online tại nhà thì vẫn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Cả hai quá trình tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện đó đều được ghi nhận trong cùng 1 cuốn số BHXH để tính hưởng các chế độ sau này.

- Mức đóng BHXH tự nguyện:

Khi không tham gia BHXH bắt buộc bạn tham gia BHXH TN với đóng 22% x lương do người lao động lựa chọn để hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Theo nguyên tắc có tiền đóng mức lương cao, ít tiền đóng mức lương thấp, không có tiền tạm ngưng đóng thì thời gian đã đóng trước đó vẫn được bảo lưu. (Mức lương thấp nhất là 1.500.000đ, cao nhất là 46.800.000đ). Mỗi tháng Nhà nước hỗ trợ 99.000đ/tháng (nếu thuộc hộ nghèo), 82.500đ/tháng (nếu thuộc hộ cận nghèo) và 33.000đ/tháng (đối tượng khác).

- Phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 1 lần nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần. Có thể thay đổi mức đóng, phương thức đóng khi đã thực hiện xong mức đóng, phương thức đóng đã đăng ký. Khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng để nhận lương hưu (hiện tại là 20 năm) bạn được đóng 1 lần cho số năm còn thiếu (tối đa 10 năm) để được nhận lương hưu sau tháng đóng tiền.

- Nơi đăng ký tham gia BHXH: tại địa phương thông qua các Tổ chức dịch vụ thu được BHXH tỉnh ủy quyền, bao gồm: Bưu điện, Công ty Bảo hiểm PVI, Công ty Cổ phần Đào tạo Bảo hiểm An Sinh Thừa Thiên Huế.

- Các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện:

+ Chế độ tử tuất: bao gồm tuất 01 lần (một năm đóng nhận 2 tháng lương bình quân) và mai táng phí (10 tháng lương cơ sở tại thời điểm t vong), nếu khi nhận lương hưu mà mất thì người nhà nhận được tuất 1 lần từ 3-48 tháng lương hưu tùy theo thời gian đã nhận lương hưu nhiều hay ít và tiền mai táng phí (bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm mất (hiện tại là 23.400.000đ).

+ Chế độ hưu trí: tính bằng lương bình quân các tháng đóng (sau khi đã tính trượt giá hàng năm) x tỷ lệ đóng (đối với nữ đóng BHXH 15 năm được tính 45%, sau đó mỗi năm cng thêm 2%, cao nhất 75% sau 30 năm đóng BHXH cả bắt buộc và tự nguyện). Vì vậy đóng càng cao, thời gian đóng càng dài thì lương hưu càng cao. Khi nhận lương hưu, được cấp thẻ BHYT hưu trí miễn phí với mức hưởng 95% khi đi khám chữa bệnh. Lương hưu được nhận đến suốt đời và tăng hàng năm.

Câu hỏi của bạn Thu Thảo, xã Thượng Long, Nam Đông: Xã tôi nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN. Sắp tới, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Xin được hỏi sau khi xã tôi được công nhận thì người dân đồng bào DTTS, hộ nghèo DTTS của xã còn được hưởng chính sách gì không?

Trả lời của  ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh:

Căn cứ Điều 3 Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ghi rõ: Các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt tại Quyết định này nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực.

Như vậy, khi xã ĐBKK được công nhận đạt chuẩn NTM thì thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, II được quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách quy định đối với xã khu vực III, II thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

Tuy nhiên, người dân vùng đồng bào DTTS, hộ nghèo DTTS của xã vẫn được hưởng các chế độ như: hộ nghèo DTTS sinh sống trong vùng đồng bào DTTS&MN được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo quy định tại Dự án 1, quyết định số 1719/QĐ-TTg của TTCP; được tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất dự án liên kết chuỗi giá trị theo quy định tại Nội dung 2 Dự án 3 Quyết định số 1719/QĐ-TTg; được hỗ trợ học nghề; đào tạo nghề,...các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã được phê duyệt tại Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Uỷ ban Dân tộc chưa được công nhận thôn thoát ĐBKK thì vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo người DTTS thuộc xã vẫn tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 theo quy định tại Luật BHYT và Nghị định số 76/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân tỉnh đã có Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025 thì hộ cận nghèo được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại (ngoài 70% chi phí hỗ trợ BHYT do Trung ương hỗ trợ); Hộ thoát nghèo, đồng thời thoát cận nghèo theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thì được hỗ trợ 50% mức đóng BHYT và các chính sách khác theo quy định của Nghị quyết. Khi xã đạt chuẩn NTM thì tiếp tục được hưởng đầu tư từ Chương trình MTQG Nông thôn mới.

Câu hỏi của bạn Hoàng Lâm, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế: Dạ cho cháu hỏi chương trình, đối tượng nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Cháu năm nay 26 tuổi, hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp, chưa có gia đình, đang ở trọ nếu có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì Cháu có đủ điều kiện không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Tiến Minh:

Qua xem xét nội dung câu hỏi, đối chiếu quy định của pháp luật với thông tin do Bạn cung cấp, Sở Xây dựng cung cấp một số thông tin như sau:

1. Về đối tượng và điều kiện:

Theo Điều 76 Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội của Luật Nhà ở 2023, quy định 12 đối tượng hỗ trợ về nhà ở xã hội (trong đó, Bạn thuộc đối tượng tại khoản 6 Điều 76 Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.). Tuy nhiên, để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì Bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 78. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội của Luật Nhà ở 2023, cụ thể:

“1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Điều kiện về nhà ở:

- Phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó;

- Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu (15m2 sàn/người);

b) Điều kiện về thu nhập:

- Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

- Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.”.

2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thì không phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này.”.

2. Hiện nay, triển khai Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; Trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt, đánh giá nhu cầu nhà ở xã hội đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 16/6/2023, theo đó, đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng khoảng 20.599 căn hộ nhà ở xã hội.

Câu hỏi của bạn Hoàng Đặng Lộc An, Điện Biên Phủ, TP Huế: Đối với người lao động ở các đơn vị sự nghiệp tự chủ không có lương hoặc nợ lương thời gian dài, thì Tỉnh có chế độ VAY ưu đãi ngân sách nhà nước nào giành cho người lao động, để người lao động đảm bảo an sinh, an tâm làm việc cống hiến cho sự phát triển của Tỉnh không?

Trả lời của ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội – CN Huế 

Về việc vay vốn tín dụng ưu đãi liên quan đến NHCSXH, chúng tôi xin thông tin một sô nội dung như sau:
Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ. Đối tượng NHCSXH phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó đối với người lao động được NHCSXH cho vay thông qua chương trình cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
3. Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Liên quan đến nội dung bạn Lộc An đề cập, NHCSXH có triển khai chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm mới, duy trì và mở rộng việc làm ưu tiên cho người lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm chưa ổn định. Đối với những trường hợp người lao động đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, đã có việc làm ổn định nên KHÔNG thuộc đối tượng được vay vốn chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại NHCSXH.
Hiện nay, đối với nguồn vốn cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý, tại chi nhánh NHCSXH tỉnh hiện nay 1.109 triệu đồng. Đối tượng cho vay do Liên đoàn lao động phê duyệt. Trong thời gian vừa qua, chi nhánh NHCSXH đã phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh cho vay vốn thuộc nguồn vốn Tổng Liên Đoàn lao động quản lý đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn với dư nợ đến nay là 1.002 triệu đồng, với 17 khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn này cũng rất ít, không thể đáp ứng được nhu cầu.

Kính thưa quý vị và các bạn:

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề “đảm bảo an sinh xã hội cho người dân” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 50 câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC cũng như gửi trực tiếp qua livetream trên Fange UBND tỉnh.

Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên còn rất nhiều câu hỏi được tiếp nhận nhưng chưa thể trả lời trực tiếp đến bạn đọc tại buổi đối thoại; BTC đã tổng hợp lại đầy đủ, và tiếp tục trả lời sau kết thúc đối thoại. Kính mời quý vị bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời tại chyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn).

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, ông có mong muốn gì muốn gửi đến người dân trước khi kết thúc chương trình. 

Phát biểu Bế mạc Đối thoại trực tuyến với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ đề Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Kính thưa quý vị, qua gần 2 giờ đối thoại trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, chúng tôi đã nhận và trả lời, giải đáp một cách chu đáo đầy trách nhiệm rất nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến chương trình.

Hy vọng với những thông tin mà chương trình mang lại sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, của toàn xã hội trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc, chủ động, tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Quan điểm xuyên suốt của tỉnh là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực để phát triển. Thông qua buổi đối thoại lần này, lãnh đạo tỉnh phần nào nắm bắt thêm được các tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những đề xuất, bổ sung, điều chỉnh phù hợp các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Qua đây, tôi đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phải nâng cao nhận thức, có những biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện hiệu quả hơn nữa CSXH theo hướng toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng. Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân. Mục tiêu hướng đến là phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện CSXH, bảo đảm cho người dân được thụ hưởng tốt hơn những chính sách của tỉnh; không có sự phân biệt đối xử, không để ai bị bỏ lại phía sau; coi việc chăm lo đời sống của Nhân dân là mục tiêu phát triển của địa phương.

Tôi tin tưởng rằng, với sự thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm chính trị cao, công tác an sinh xã hội trên địa bàn sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, được thực hiện đồng bộ và hoàn thiện, góp phân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, để mọi người dân đều có quyền và được tiếp cận hệ thống an sinh xã hội trên nguyên tắc công bằng và bền vững.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin cám ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và trực tiếp tham gia buổi đối thoại hôm nay!