Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái "bình thường mới"

Lãnh đạo các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Giao thông Vận tải; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Y tế; Sở Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Văn phòng UBND tỉnh đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ đề “Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái “bình thường mới”” trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn ).

 

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn nahoang12_1979@gmail.com, nahoang12_1979@gmail.com: Chuyển đổi số là giải pháp cho ngành du lịch sau đại dịch covid-19, xin hỏi kế hoạch chuyển đổi số của ngành du lịch tỉnh thời gian tới như thế nào?

Trả lời của Sở Du lịch:

Chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang là yêu cầu bức thiết và quan trọng nhằm hướng đến du lịch số đảm bảo phát triển thông minh, bền vững, đáp ứng yêu cầu trong thời đại số.

Một trong những giải pháp, kế hoạch ưu tiên của ngành du lịch tập trung triển khai trong thời gian tới, cụ thể gồm các nhóm sau:

1) Hệ thống Quản lý nhà nước về du lịch:

- Triển khai liên thông phần mềm khai báo, quản lý cơ sở lưu trú

- Phần mềm chuyên ngành (API tích hợp lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận chuyển, điểm đến, các dịch vụ, sản phẩm du lịch)

2) Hệ thống quảng bá du lịch thông minh

- Web-app

- Trực tuyến

- Gian hang quảng bá ảo, kết nối ITO

3) Số hóa dữ liệu ngành du lịch

- Tài nguyên du lịch

- Sản phẩm, dịch vụ du lịch (ẩm thực, lễ hội, di sản)

- Hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển du lịch

- Các tiện ích công cộng

Được thể hiện theo hình thức: 3D, VR3600

4) Các ứng dụng du lịch thông minh (apps) - Thẻ du lịch thông minh (vật lý + mềm) gắn với thanh toán không sử dụng tiền mặt, chuẩn bị triển khai vé điện từ tại các điểm tham quan di tích

Để bắt đầu nền móng cho kế hoạch này, sắp tới tỉnh sẽ tổ chức Diễn đàn Du lịch với chủ đề chuyển đổi số trong ngành du lịch, trong đo sẽ ra mắt công ty VTP, công ty số về du lịch đầu tiên ở Việt Nam đặt tại Thừa Thiên Huế của Tập đoàn Thiên Minh.

Câu hỏi của bạn Đặng Văn Linh, TT Sịa, quảng Điền: Xin hỏi ngành du lịch tỉnh có kế hoạch gì cho kích cầu du lịch năm 2021 để thu hút khách du lịch đến Huế

Trả lời của Sở Du lịch:

Việc đề xuất và triển khai các giải pháp kích cầu, phục hồi phát triển du lịch sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trong tình hình hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào một số nhiệm vụ, hoạt động sau:

Cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch:

- Tổ chức các sự kiện, lễ hội phục vụ du lịch: Festival Nghề truyền thống Huế, các lễ hội, sự kiện bổ trợ và xuyên suốt trong năm như lễ hội Lân, Sen, Hiphop,...

- Tham mưu để triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, kích cầu phát triển du lịch: Đã ban hành chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích cho các đơn vị lữ hành đem khách đến Huế, tỉnh sẽ đề nghị mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian cho chính sách để phù hợp với tình hình thực tế và làm cơ sở cho các hãng lữ hành xây dựng và bán tour. Ngoài ra, tỉnh sẽ xem xét các gói miễn, giảm cụ thể khác phí tham quan các điểm di tích trong các sự kiện, lễ hội, các đoàn đến Huế.

- Sớm tham mưu để ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung khách du lịch nội địa, ngắn ngày, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Tập trung quảng bá trên các trang mạng xã hội, tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presrtrip và các hội chợ, road show quy mô lớn tại Thành phố HCM, Hà Nội nhằm thu hút thị trường khách nội địa.

- Hỗ trợ công tác đào tạo một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới.

Giải pháp đồng bộ các gói kích cầu, chương trình khuyến mãi của liên minh các khối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ:

- Xây dựng các sản phẩm mới, tập trung sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa. Đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với lợi thế của địa phương như hệ thống suối thác, sông hồ, biển và đầm phá; các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụ về đêm.

- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch, tập trung kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế, nhất là các dịch vụ vận chuyển, lưu trú.

  Liên quan đến tình hình lao động trong ngành du lich và một số nhiệm vụ sớm triển khai để tháo gở, giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và sinh viên ra trường:      

  Tình hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhiều công ty du lịch, khách sạn, đơn vị vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Tình hình lao động trong ngành du lịch cũng thực sự đáng báo động, hàng ngàn lao động trong ngành du lịch bị thất nghiệp, không có thu nhập... Hầu hết các công ty buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên, làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không hưởng lương. Một lượng lớn lao động trong ngành đã dịch chuyển sang các ngành nghề khác, chất lượng, số lượng lao động sẽ giảm thiểu đáng kể, gây khó khăn cho ngành khi tình hình du lịch trở lại bình thường. Sơ bộ, tổng số lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng do dịch cho đến nay khoảng 60-70% lao động, xấp xỉ gần 10.000 lao động trực tiếp và 30.000 lao động gián tiếp.

  Chính vì vậy, giải pháp kích cầu, phục hồi phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết để giải quyết vấn đề lao động hiện hữu cũng như các sinh viên đang chuẩn bị ra trường nhằm tạo ra việc làm, ổn định số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Một số giải pháp về nguồn nhân lực cũng được ngành, các doanh nghiệp chú trọng trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới, đó là:

- Đề nghị cơ quan liên quan xem xét đẩy nhanh các gói hỗ trợ chính phủ đến tay người lao động; tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ khác liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, ...

- Tiếp tục cơ cấu lại nguồn lao động trong doanh nghiệp, tranh thủ thời gian rỗi để đào tạo, nâng cao chất lượng lao động.

- Nhà nước tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp, đặc biệt đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ tại các điểm đến, các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái gắn với sông, hồ, suối thác.

Câu hỏi của bạn Phan Văn Khánh, huế: Giải pháp gì để phát triển du lịch tỉnh nhà trong trang thái bình thường mới

Trả lời của Sở Du lịch:

Trên cơ sở dự báo về xu hướng thị trường chung đối với tình hình dịch bệnh hiện nay, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ tập trung chủ yếu là thị trường khách du lịch nội địa. Trước hết là khách nội tỉnh đến khách ngoại tỉnh (chú trọng hơn đối với khách hai đầu Bắc, Nam, các địa phương lân cận, khách lẻ, gia đình, khách công vụ, khách lẻ đi tự do sẽ là những nhóm khách ưu tiên). Nghiên cứu, chuẩn bị phương án để sẵn sàng đón một số thị trường khách quốc tế dự kiến vào cuối quý 4/2021 và đầu năm 2022 khi chiến dịch “hộ chiếu vaccin” được triển khai.

 Về sản phẩm, dịch vụ du lịch: bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, trong thời gian này tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, MICE; tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn như Festival nghề truyền thống Huế, Ngày hội Lân, Sen, Diều…;  phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với môi trường thiên nhiên sinh thái, an toàn và trong lành.

Triển khai các chương trình kích cầu du lịch

Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2021 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý giảm 50% phí tham quan các điểm di tích đến hết tháng 8/2021 và sớm đánh giá tình hình để đề xuất phương án giảm giá phù hợp tại các điểm di tích; đề xuất mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian giảm phí tham quan đến hết năm 2021; tham mưu chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế. 

Xây dựng và triển khai gói kích cầu của các doanh nghiệp, kết hợp với gói kích cầu của chính quyền. Vận động các đơn vị vận chuyển hàng không, đường sắt giảm giá vé đến Huế trong năm 2021. Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến xây dựng phương án kích cầu với các chương trình cụ thể.

Triển khai công tác xúc tiến quảng bá tập trung, hiệu quả

Ưu tiên và quan trọng hàng đầu là tập trung nguồn lực quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế - điểm đến an toàn và thân thiện. Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua truyền thông, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh. Chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt theo dõi, tham gia quy mô lớn…

Tăng cường hợp tác công tư, phối hợp với các doanh nghiệp lớn, tạo nguồn lực đủ mạnh để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động xúc tiến quảng bá. Ưu tiên tập trung kinh phí xúc tiến, quảng bá thị trường nội địa trong năm 2021.

 Huy động nguồn lực tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip, blogger, người nổi tiếng đến Huế du lịch, quay clip quảng bá, khẳng định thông điệp Huế thực sự đã trở lại là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn hàng đầu trong khu vực với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú, hấp dẫn.

Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, các hoạt động Festival nghề truyền thống kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (du lịch y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác du lịch biển, đầm phá, suối, thác…).

Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Xây dựng phương án, chuẩn bị kế hoạch, sẵn sàng trong việc đón khách quốc tế có thể bắt đầu vào quý IV/2021 sau khi hệ thống “vaccin visa” được triển khai, hiện Bộ Y tế đang phối hợp để triển khai, Bộ VH, TT và DL đang nghiên cứu mở một số thị trường quốc tế.

Đảm bảo an toàn cho du khách đến Huế và cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, thân thiện

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch để các cơ sở lưu trú; các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh để các đơn vị đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện việc cơ sở lưu trú đăng ký và khai báo y tế cho du khách đến Thừa Thiên Huế. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và cộng đồng dân cư. Triển khai và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình Ngày Chủ nhật xanh, huy động sự tham gia tích cực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn gắn với chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch.

Ngoài ra, kiến nghị, đề xuất cơ quan Trung ương và địa phương về chính sách hỗ trợ và các giải pháp phục hồi phát triển du lịch.

Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch đang tổng hợp các đề xuất, những vướng mắc của DN để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dự kiến sẽ có buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp, sớm phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới.

 

Câu hỏi của bạn Xuân Đức, Phú Nhuận, Huế: Xin hỏi giáp nào của tỉnh để cứu ngành du lịch của tỉnh đang ảnh hưởng nặng nề của covid 19 như hiện nay?

Trả lời của Sở Du lịch:

Trên cơ sở dự báo về xu hướng thị trường chung đối với tình hình dịch bệnh hiện nay, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ tập trung chủ yếu là thị trường khách du lịch nội địa. Trước hết là khách nội tỉnh đến khách ngoại tỉnh (chú trọng hơn đối với khách hai đầu Bắc, Nam, các địa phương lân cận, khách lẻ, gia đình, khách công vụ, khách lẻ đi tự do sẽ là những nhóm khách ưu tiên). Nghiên cứu, chuẩn bị phương án để sẵn sàng đón một số thị trường khách quốc tế dự kiến vào cuối quý 4/2021 và đầu năm 2022 khi chiến dịch “hộ chiếu vaccin” được triển khai.

 Về sản phẩm, dịch vụ du lịch: bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, trong thời gian này tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, MICE; tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn như Festival nghề truyền thống Huế, Ngày hội Lân, Sen, Diều…;  phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với môi trường thiên nhiên sinh thái, an toàn và trong lành.

Triển khai các chương trình kích cầu du lịch

Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2021 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý giảm 50% phí tham quan các điểm di tích đến hết tháng 8/2021 và sớm đánh giá tình hình để đề xuất phương án giảm giá phù hợp tại các điểm di tích; đề xuất mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian giảm phí tham quan đến hết năm 2021; tham mưu chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế. 

Xây dựng và triển khai gói kích cầu của các doanh nghiệp, kết hợp với gói kích cầu của chính quyền. Vận động các đơn vị vận chuyển hàng không, đường sắt giảm giá vé đến Huế trong năm 2021. Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến xây dựng phương án kích cầu với các chương trình cụ thể.

Triển khai công tác xúc tiến quảng bá tập trung, hiệu quả

Ưu tiên và quan trọng hàng đầu là tập trung nguồn lực quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế - điểm đến an toàn và thân thiện. Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua truyền thông, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh. Chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt theo dõi, tham gia quy mô lớn…

Tăng cường hợp tác công tư, phối hợp với các doanh nghiệp lớn, tạo nguồn lực đủ mạnh để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động xúc tiến quảng bá. Ưu tiên tập trung kinh phí xúc tiến, quảng bá thị trường nội địa trong năm 2021.

 Huy động nguồn lực tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip, blogger, người nổi tiếng đến Huế du lịch, quay clip quảng bá, khẳng định thông điệp Huế thực sự đã trở lại là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn hàng đầu trong khu vực với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú, hấp dẫn.

Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, các hoạt động Festival nghề truyền thống kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (du lịch y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác du lịch biển, đầm phá, suối, thác…).

Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Xây dựng phương án, chuẩn bị kế hoạch, sẵn sàng trong việc đón khách quốc tế có thể bắt đầu vào quý IV/2021 sau khi hệ thống “vaccin visa” được triển khai, hiện Bộ Y tế đang phối hợp để triển khai, Bộ VH, TT và DL đang nghiên cứu mở một số thị trường quốc tế.

Đảm bảo an toàn cho du khách đến Huế và cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, thân thiện

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch để các cơ sở lưu trú; các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh để các đơn vị đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện việc cơ sở lưu trú đăng ký và khai báo y tế cho du khách đến Thừa Thiên Huế. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và cộng đồng dân cư. Triển khai và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình Ngày Chủ nhật xanh, huy động sự tham gia tích cực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn gắn với chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch.

Ngoài ra, kiến nghị, đề xuất cơ quan Trung ương và địa phương về chính sách hỗ trợ và các giải pháp phục hồi phát triển du lịch.

Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch đang tổng hợp các đề xuất, những vướng mắc của DN để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dự kiến sẽ có buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp, sớm phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Trọng Hữu, 14 Đống Đa-Tp Huế: Ngành du lịch thất thu nặng do đại dịch Covid 19, kéo theo các dịch vụ "ăn theo" du lịch cũng vị ảnh hưởng rất nặng nề nhiều mặt, đề nghị tỉnh cho biết những giải pháp căn cơ nhất để tháo gỡ khó khăn trên trong trạng thái bình thường mới ?

Trả lời của Sở Du lịch:

Trên cơ sở dự báo về xu hướng thị trường chung đối với tình hình dịch bệnh hiện nay, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ tập trung chủ yếu là thị trường khách du lịch nội địa. Trước hết là khách nội tỉnh đến khách ngoại tỉnh (chú trọng hơn đối với khách hai đầu Bắc, Nam, các địa phương lân cận, khách lẻ, gia đình, khách công vụ, khách lẻ đi tự do sẽ là những nhóm khách ưu tiên). Nghiên cứu, chuẩn bị phương án để sẵn sàng đón một số thị trường khách quốc tế dự kiến vào cuối quý 4/2021 và đầu năm 2022 khi chiến dịch “hộ chiếu vaccin” được triển khai.

 Về sản phẩm, dịch vụ du lịch: bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, trong thời gian này tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, MICE; tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn như Festival nghề truyền thống Huế, Ngày hội Lân, Sen, Diều…;  phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với môi trường thiên nhiên sinh thái, an toàn và trong lành.

Triển khai các chương trình kích cầu du lịch

Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2021 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý giảm 50% phí tham quan các điểm di tích đến hết tháng 8/2021 và sớm đánh giá tình hình để đề xuất phương án giảm giá phù hợp tại các điểm di tích; đề xuất mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian giảm phí tham quan đến hết năm 2021; tham mưu chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế. 

Xây dựng và triển khai gói kích cầu của các doanh nghiệp, kết hợp với gói kích cầu của chính quyền. Vận động các đơn vị vận chuyển hàng không, đường sắt giảm giá vé đến Huế trong năm 2021. Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến xây dựng phương án kích cầu với các chương trình cụ thể.

Triển khai công tác xúc tiến quảng bá tập trung, hiệu quả

Ưu tiên và quan trọng hàng đầu là tập trung nguồn lực quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế - điểm đến an toàn và thân thiện. Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua truyền thông, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh. Chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt theo dõi, tham gia quy mô lớn…

Tăng cường hợp tác công tư, phối hợp với các doanh nghiệp lớn, tạo nguồn lực đủ mạnh để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động xúc tiến quảng bá. Ưu tiên tập trung kinh phí xúc tiến, quảng bá thị trường nội địa trong năm 2021.

 Huy động nguồn lực tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip, blogger, người nổi tiếng đến Huế du lịch, quay clip quảng bá, khẳng định thông điệp Huế thực sự đã trở lại là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn hàng đầu trong khu vực với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú, hấp dẫn.

Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, các hoạt động Festival nghề truyền thống kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (du lịch y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác du lịch biển, đầm phá, suối, thác…).

Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Xây dựng phương án, chuẩn bị kế hoạch, sẵn sàng trong việc đón khách quốc tế có thể bắt đầu vào quý IV/2021 sau khi hệ thống “vaccin visa” được triển khai, hiện Bộ Y tế đang phối hợp để triển khai, Bộ VH, TT và DL đang nghiên cứu mở một số thị trường quốc tế.

Đảm bảo an toàn cho du khách đến Huế và cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, thân thiện.

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch để các cơ sở lưu trú; các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh để các đơn vị đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện việc cơ sở lưu trú đăng ký và khai báo y tế cho du khách đến Thừa Thiên Huế. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và cộng đồng dân cư. Triển khai và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình Ngày Chủ nhật xanh, huy động sự tham gia tích cực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn gắn với chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch.

Ngoài ra, kiến nghị, đề xuất cơ quan Trung ương và địa phương về chính sách hỗ trợ và các giải pháp phục hồi phát triển du lịch.

Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch đang tổng hợp các đề xuất, những vướng mắc của DN để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dự kiến sẽ có buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp, sớm phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Ngọc Túy, 148 Chi Lăng, thành phố Huế: Trong bối cảnh tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, ngành du lịch của tỉnh nhà đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn có khách hàng chủ yếu là du khách nước ngoài đã đống cửa, người lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề. Vậy tỉnh đã có giải pháp nào để kích cầu ngành du lịch, thúc đẩy ngành kinh tế của tỉnh trong thời gian tới cũng như giải quyết việc làm cho hàng trăm tân sinh viên ngành du lịch chuẩn bị ra trường?

Trả lời của Sở Du lịch:

Việc đề xuất và triển khai các giải pháp kích cầu, phục hồi phát triển du lịch sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trong tình hình hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào một số nhiệm vụ, hoạt động sau:

Cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch:

- Tổ chức các sự kiện, lễ hội phục vụ du lịch: Festival Nghề truyền thống Huế, các lễ hội, sự kiện bổ trợ và xuyên suốt trong năm như lễ hội Lân, Sen, Hiphop,...

- Tham mưu để triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, kích cầu phát triển du lịch: Đã ban hành chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích cho các đơn vị lữ hành đem khách đến Huế, tỉnh sẽ đề nghị mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian cho chính sách để phù hợp với tình hình thực tế và làm cơ sở cho các hãng lữ hành xây dựng và bán tour. Ngoài ra, tỉnh sẽ xem xét các gói miễn, giảm cụ thể khác phí tham quan các điểm di tích trong các sự kiện, lễ hội, các đoàn đến Huế.

- Sớm tham mưu để ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung khách du lịch nội địa, ngắn ngày, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Tập trung quảng bá trên các trang mạng xã hội, tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presrtrip và các hội chợ, road show quy mô lớn tại Thành phố HCM, Hà Nội nhằm thu hút thị trường khách nội địa.

- Hỗ trợ công tác đào tạo một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới.

Giải pháp đồng bộ các gói kích cầu, chương trình khuyến mãi của liên minh các khối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ:

- Xây dựng các sản phẩm mới, tập trung sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa. Đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với lợi thế của địa phương như hệ thống suối thác, sông hồ, biển và đầm phá; các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụ về đêm.

- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch, tập trung kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế, nhất là các dịch vụ vận chuyển, lưu trú.

  Liên quan đến tình hình lao động trong ngành du lich và một số nhiệm vụ sớm triển khai để tháo gở, giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và sinh viên ra trường:      

  Tình hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhiều công ty du lịch, khách sạn, đơn vị vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Tình hình lao động trong ngành du lịch cũng thực sự đáng báo động, hàng ngàn lao động trong ngành du lịch bị thất nghiệp, không có thu nhập... Hầu hết các công ty buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên, làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không hưởng lương. Một lượng lớn lao động trong ngành đã dịch chuyển sang các ngành nghề khác, chất lượng, số lượng lao động sẽ giảm thiểu đáng kể, gây khó khăn cho ngành khi tình hình du lịch trở lại bình thường. Sơ bộ, tổng số lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng do dịch cho đến nay khoảng 60-70% lao động, xấp xỉ gần 10.000 lao động trực tiếp và 30.000 lao động gián tiếp.

  Chính vì vậy, giải pháp kích cầu, phục hồi phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết để giải quyết vấn đề lao động hiện hữu cũng như các sinh viên đang chuẩn bị ra trường nhằm tạo ra việc làm, ổn định số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Một số giải pháp về nguồn nhân lực cũng được ngành, các doanh nghiệp chú trọng trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới, đó là:

- Đề nghị cơ quan liên quan xem xét đẩy nhanh các gói hỗ trợ chính phủ đến tay người lao động; tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ khác liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, ...

- Tiếp tục cơ cấu lại nguồn lao động trong doanh nghiệp, tranh thủ thời gian rỗi để đào tạo, nâng cao chất lượng lao động.

- Nhà nước tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp, đặc biệt đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ tại các điểm đến, các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái gắn với sông, hồ, suối thác.

Câu hỏi của bạn Minh Quân, 54 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường Hương Long, thành phố Huế: Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức mỗi kỳ Festival để thúc đẩy phát triển du lịch. Vậy năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID_19 thì tỉnh đã có kế hoạch tổ thức Festival Huế hay không? Nếu có thì sẽ tổ chức vào thời gian nào?

Trả lời của Sở Du lịch:

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng như năm nay cũng là năm tổ chức Festival Nghề truyền thống, do vậy sau quá trình cân nhắc, tỉnh đã quyết định không tổ chức Festival Huế vào năm 2021. Để phục công tác kích cầu du lịch, tạo ra những sản phẩm, điểm đến hấp dẫn, bổ trợ và thu hút khách du lịch đến Huế, Tỉnh sẽ tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế dự kiến từ 26/5 đến 18/6 năm 2021, với nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra xuyên suốt gần một tháng.

Câu hỏi của bạn Hoàng Ngọc Lan, TP Huế: Kịch bản nào của ngành giáo dục đào tạo tỉnh cho công tác dạy và học nếu nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp?

Trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo:

Tình hình dịch bệnh Covid – 19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp; trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong trường học. Đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra, trên kinh nghiệm và kết quả triển khai của năm học trước, Ngành Giáo dục của tỉnh đã chuẩn bị các phương án để tổ chức dạy học online, dạy học trên truyền hình, đảm bảo thực hiện phương châm Tạm ngừng đến trường, không ngừng học nhằm thực hiện đúng chương trình, kế hoạch năm học, đảm bảo được chất lượng dạy học, cụ thể:

- Đầu tư trang cấp các điều kiện để triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và tổ chức hoạt động chuyên môn đảm bảo sự chủ động triển khai tổ chức dạy học online, họp trực tuyến khi gặp sự cố dịch Covid -19 bùng phát trở lại.

- Tập huấn, hướng dẫn cho các giáo viên, học sinh trong việc ứng dụng nghệ thông tin để dạy học online, tiếp cận các phần mềm tiên tiến, tiện ích, các mạng xã hội để có thể triển khai ngay việc dạy học online.

- Hình thành kho lưu trữ bài giảng truyền hình dùng chung làm phong phú phương tiện học tập cho học sinh; giúp chủ động và hiệu quả trong quá trình thực hiện mục tiêu kép.

- Phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị để đảm bảo hạ tầng viễn thông phục vụ dạy học qua truyền hình, dạy dọc online tại các vùng sâu, vùng xa.

- Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh để tổ chức dạy học trên truyền hình.

Câu hỏi của bạn thuytrang_1985@gmail.com, thuytrang_1985@gmail.com: Việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong môi trường giáo dục là rất quan trọng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai các giải pháp nào để giúp công tác dạy và học được an toàn?

Trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo:

Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, Sở GD&ĐT đã triển khai các giải pháp về phòng chống dịch Covid – 19 trong toàn Ngành Giáo dục, cụ thể:

- Đã tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid - 19 tỉnh ban hành và triển khai nghiêm túc Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời, Ngành Giáo dục Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương thực hiện nghiêm túc ứng dụng “An toàn COVID-19” và triển khai Sổ tay đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID - 19 trong trường học của Bộ GD&ĐT.

- Sở đã chỉ đạo bằng nhiều văn bản liên quan đến việc thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid – 19; triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn  của  Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra trường học, cơ sở giáo dục trong toàn ngành về tình hình chuẩn bị các điều kiện an toàn phòng chống dịch với phương châm phòng, ngăn ngừa là tiên quyết, quan trọng.

- Đã hướng dẫn và được các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường như: Duy trì vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp (môi trường xung quanh; các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như: tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn, ghế; phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng; thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học…, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh tiếp xúc trong quá trình dạy và học); bố trí đủ nước sạch rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn tại vị trí thuận lợi, ở những khu vực giáo viên, học sinh thường xuyên qua lại sử dụng và nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh rửa tay thường xuyên; thực hiện nghiêm túc Thông điệp “5K”: Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh để chỉ đạo thực hiện những biện pháp, giải pháp cụ thể trong quản lý và dạy học.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Phong, Huế: Xin được hỏi, ngành y tế tỉnh đã có kế hoạch gì đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh?

Trả lời của Sở Y tế:

Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, ngành y tế tỉnh nhà đang tiến hành đồng thời những hoạt động sau:

- Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh năm 2021-2022 theo các văn bản Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng dụng Vắc xin để trình UBND, HĐND tỉnh phê duyệt.

- Rà soát cơ sở vật chất các điểm Tiêm chủng đảm bảo an toàn tiêm chủng: hiện nay toàn tỉnh có: 162 cơ sở tiêm chủng nhà nước, tư nhân, trong đó 145 cơ sở  tuyến xã là cơ sở tiêm chủng mở rộng thường xuyên hàng tháng, 17 cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân thực hiện tiêm chủng dịch vụ và 13 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng sinh triển khai tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh. Các cơ sở đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, thống kê báo cáo. Qua đó xác định những điểm tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả và sãn sàng cho công tác tiêm phòng Vắc xin phòng COVID-19.

- Giám sát thường xuyên các cơ sở tiêm chủng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm chủng và an toàn tiêm chủng cũng như hệ thống dây chuyền lạnh phân phối, lưu trữ và bảo quản Vắc xin. Qua đó, khuyến cáo bổ sung đầy đủ các phương tiện, dụng cụ đảm bảo Tiêm chủng an toàn hiệu quả.

- Tập huấn cho đội ngũ y tế công tác xử trí các phản ứng phụ (không mong muốn), công tác tổ chức cũng như bảo quản Vắc xin, chuỗi dây chuyền lạnh…. trong tiêm chủng vắc xin COVID-19.

- Cán bộ Tiêm chủng tuyến tỉnh tham gia tập huấn nâng cao năng lực công tác tiêm chủng nói chung và COVID-19 nói riêng do Bộ Y tế, Viện Pastuer Nha Trang tổ chức.

- Thường xuyên cập nhật các Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để chuẩn bị các thông điệp phù hợp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho mọi người dân biết thông qua Website của ngành và các phương tiện Thông tin đại chúng khác. 

Câu hỏi của bạn Nguyến Thị ánh Tuyết, Phú Lộc: Tôi muốn hỏi người dân có thể xin được xét nghệm PCR tự trả phí được không ? Lệ phí như thế nào và đăng ký tại đậu?

Trả lời của Sở Y tế:

Dạ được. Các anh chị có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện trung ương Huế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta chỉ có Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 và thu phí. Phí xét nghiệm COVID-19 theo giá dịch vụ y tế hiện hành của Bệnh viện.

Câu hỏi của bạn Lê Văn Mạnh, Tp Huế: Xin hỏi khi nào thì người dân tỉnh TTH được tiêm vắc xin phòng covid19? Và khả năng tiêm hết toàn dân của là đến khi nào hoàn thành để người dân có thể trở lại các hoạt động làm việc, lao động, phát triển KTXH bình thường ạ. Cảm ơn

Trả lời của Sở Y tế:

Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng và địa bàn ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ bắt đầu từ ngày 8-3-2021. Việc triển khai tiêm chủng sẽ diễn ra từng đợt tùy theo tình hình cung ứng vắc xin.

Ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2020-2021 cho nhân dân tỉnh nhà, trong đó sẵn sàng cơ sở vật chất, chuẩn bị nhân lực và tham gia tập huấn triển khai công tác tiêm chủng do Bộ Y tế, Viện Pastuer Nha trang tổ chức…

Khả năng tiêm Vắc xin hết cho toàn dân phụ thuộc vào việc cung ứng Vắc xin và sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Chính vì thế, hoạt động làm việc, lao động, phát triển KTXH trong tình hình hiện nây vẫn bình thường nhưng phải trong trạng thái mới không như trước khi có dịch COVID-19 nữa. Theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và của Chính phủ hiện nay đó là phải thực hiện mục tiêu “KÉP” vừa phát triển kinh tế đồng thời vừa phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, cách tốt nhất hiện nay đó là vừa thực hiện 5 K (Khử khuẩn-Khẩu trang-Khai báo y tế- Khoảng cách-Không tập trung), tiêm phòng Vắc xin khi có điều kiện và vừa triển khai các hoạt động kinh tế- xã hội, việc làm lao động đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Hồng Phương, Quảng Điền: Người đang thực hiện cách ly do nghi nhiễm Covid-19 có được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh không?

Trả lời của Sở Y tế:

Theo Công văn số 2146/BYT-BH ngày 17/4/2020 của Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch bệnh COVID-19 thì:

* Đối với Người nghi nhiễm Covid-19 có thẻ BHYT đang được cách ly y tế tập trung tại cơ sở KCB do COVID-19 sẽ được thanh toán các khoản chi phí KCB sau:

- Ngân sách nhà nước chi trả:

+ Chi phí KCB do COVID-19, bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền…. theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

+ Phần cùng chi trả chi phí KCB đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT;

+ Chi phí KCB ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT;

+ Chi phí thực hiện cách ly y tế.

- Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến, trừ chi phí do ngân sách nhà nước chi trả những mục trên.

* Đối với Người nghi nhiễm Covid-19 không có thẻ BHYT đang được cách ly y tế tập trung tại cơ sở KCB do COVID-19 sẽ được thanh toán các khoản chi phí KCB sau:

- Ngân sách nhà nước chi trả:

+ Chi phí KCB do COVID-19, bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền…. theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

+ Chi phí thực hiện cách ly y tế.

- Tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.

Câu hỏi của bạn Trần Văn Đức, Phong Thu, Phong Điền: Qua 3 đợt bùng phát Covid-19 tại Việt Nam, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm soát tốt dịch bệnh, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Giải pháp nào đã giúp tỉnh kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Một là: Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể vào cuộc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch tỉnh- Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Hai là: Thực hiện tốt công tác chuyên môn

- Tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn của Ban chỉ đạo tỉnh và Bộ Y tế

- Nghiêm túc thực hiện cách ly bắt buộc đối với các trường hợp trở về từ vùng dịch, các trường hợp từ nước ngoài đến địa phương căn cứ theo các tiêu chí của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh:

- Thực hiện truy vết thần tốc, phát hiện sớm các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, các trường hợp trốn cách ly thực hiện khai báo sai sự thật khi trở về địa phương, cập nhật thông tin liên tục tình hình dịch bệnh, các trường hợp bệnh từ các địa phương nhằm mục đích phục vụ cho việc truy vết sớm kết hợp công tác truyền thông hướng dẫn đến người dân tự giác khai báo khi phát hiện các trường hợp trở về địa phương từ vùng dịch phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể đảm bảo không để sót các trường hợp trở về từ vùng dịch để thực hiện cách ly theo đúng qui định.

Ba là: Kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập nguồn bệnh từ bên ngoài vào tỉnh như người nước ngoài nhập cảnh, người từ vùng có dịch trở về địa phương.

Bốn là: Kịp thời ban hành các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch tễ trong nước, tại tỉnh và vùng, khu vực… thông qua các buổi giao ban Ban chỉ đạo, giao ban Thường trực BCĐ phòng chống dịch.

Năm là: Huy động hệ thống công nghệ thông tin sẵn có để trao đổi, thông tin đa chiều để truy vết thần tốc, phát hiện sớm và cách ly triệt để…

Sáu là: Các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh ta được thực hiện một cách dứt khoát, triệt để và nâng cao hơn một mức so với hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia…. nhằm kịp thời ngăn chặn nguồn lây dịch xâm nhập vào cộng đồng.

Câu hỏi của bạn Hoàng Văn Giang, Thị Trấn Phú Lộc: Tôi có người nhà đia làm ăn tại Lào, sắp tới sẽ trở về nhà tại Phú Lộc (khoảng đầu tháng4) có việc gia đình, xin được hỏi người nhà tôi có phải áp dụng các biện pháp cách ly tập trung không? Có phải phí cách ly không, nếu có mức phí là bao nhiêu? Rất mong được chương trình giải đáp?

Trả lời của Sở Y tế:

Người trở về từ nước bạn Lào phải thực hiện cách ly tập trung theo qui định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh.

Phí cách ly được quy định theo Điều 2, khoản 3 của Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/02/2021 về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19 như sau:

a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort thì phải tự chi trả các chi phí (Chi phí đưa đón, chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt bao gồm cả chi phí khử trùng, diệt khuẩn; chi phí bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố.

b) Trường hợp được UBND tỉnh quyết định cách ly tại doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung, người nhập cảnh phải tự chi trả các chi phí sau đây cho cơ sở cách ly:

- Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam đến cơ sở cách ly tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;

- Chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày;

- Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí trên.

Tuy nhiên hiện tại Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa áp dụng chi phí cách ly tập trung. Tùy theo chỉ đạo của BCĐ PCD tỉnh có thể điều chỉnh trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Lâm Phương, Thị trấn A Lưới: Thừa Thiên Huế là địa phương có đường giao thông nối liền với nước bạn Lào, công dân Thừa Thiên Huế làm việc tại Lào rất đông do đó tiềm ẩn nguy cơ cao dịch bệnh covid xâm nhập vào tỉnh. Tỉnh đã có biện pháp cụ thể nào để ngăn chặn nguy cơ tiền ẩn này?

Trả lời của Sở Y tế:

Ngay từ đầu vụ (xuất hiện) dịch, những tháng đầu năm 2020, tỉnh ta đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn xâm nhập dịch từ nước bạn Lào, cho đến nay đã cách ly xử lý gần 10.000 người từ Lào về (chưa kể những người về qua các cửa khẩu của tỉnh bạn), những biện pháp đó là:

- Chuẩn bị sẵn các cơ sở cách ly tập trung, tại chỗ giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý, điều hành: Trường Công thương, Trung tâm giáo dục Quốc phòng, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thuế, Trường dạy nghề 23 - Bộ Quốc phòng… để tiếp nhận các công dân từ Lào về.

- Tăng cường công tác kiểm tra rà soát, lập các chốt tại các khu vực biên giới, hoạt động liên ngành tại các cửa khẩu Hồng Vân và A Đớt, đặc biệt chú trọng các đường mòn lối mở…

- Chỉ đạo nghiêm túc các trường hợp trở về từ nước bạn Lào phải thực hiện cách ly tại cơ sở cách ly tập trung 14 ngày theo đúng quy định, sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày nữa theo quy định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các hộ gia đình tại địa phương đảm bảo tinh thần tự giác khai báo khi phát hiện người thân, hàng xóm trở về địa phương từ nước bạn Lào.

- Phối hợp với các tỉnh bạn (Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình….) trong việc trao đổi thông tin những công dân sau khi cách ly tập trung đủ 14 ngày tại tỉnh bạn trở về địa phương tiếp tục cách ly tại nhà.

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch tại Lào, Thailand… cũng như thông tin dịch của Bộ Y tế để kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo xử lý kịp thời tình hình dịch tại địa phương.

Câu hỏi của bạn Trần Hải Như, TP Huế: Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch Covid-19 và đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít người dân kể cả một số CBCC cũng chưa thực sự chưa quan tâm sử dụng. Giải pháp nào để tăng lượng người, phát huy tối hiệu quả các ứng dụng.

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Trung tâm Giám sát, điều hành dịch vụ đô thị thông minh triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng di động, ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ đô thị thông minh hiện đại nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Trải qua 3 đợt bùng phát dịch, các hệ thống lần lượt được xây dựng, phát triển và hoàn thiện phù hợp từng mức độ nguy cơ theo bộ tiêu chí phòng chống dịch. Cụ thể, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã triển khai rất nhiều ứng dụng hỗ trợ như: Hệ thống khai báo y tế toàn dân, hệ thống khai báo y tế dành cho người ngoài tỉnh đăng ký khi về Huế; Hệ thống quản lý giám sát, phương tiện khi vào địa bàn tỉnh, cảnh báo phương tiện đến từ vùng dịch; Hệ thống thông tin phục vụ quản lý giám sát tại các chốt kiểm soát; Hệ thống thông tin phục vụ giám sát người ngoài tỉnh về địa phương; đặc biệt là ứng dụng hệ thống QR (Mã thông tin phản hồi nhanh) phục vụ công tác truy vết phòng chống dịch khi xuất hiện ca dương tính đã được phát triển kịp thời đưa vào ứng dụng.

Đến thời điểm hiện tại: Việc ứng dụng các hệ thống nói trên được triển khai đồng bộ, triệt để trong hỗ trợ phòng chống dịch của các lực lượng chức năng. Với công tác triển khai mã QR truy vết tại các địa điểm đã được UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu và hướng dẫn thự hiện, đến nay đã có gần 6.000 mã địa điểm được tạo và đã có trên 153.000 lượt quét. Ứng dụng Hue-S cũng đã đạt mốc gần 400.000 lượt cài đặt và đăng ký tài khoản.

Nhằm nâng cao ý thức, tăng lượng người sử dụng và phát huy tối ưu hiệu quả đối với người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và Cán bộ Công chức nói riêng, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản yêu cầu 100% cán bộ công chức, viên chức trên toàn tỉnh cài đặt ứng dụng Hue-S, triển khai đặt mã QR điểm đến đối các cơ quan tổ chức các đợt truyền thông, tuyên truyền hướng dẫn trên tất cả các kênh thông tin truyền thông một cách sâu rộng.

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục nỗ lực nghiên cứu phát triển các ứng dụng nhằm tăng tính tiện ích, thông minh, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của bà con nhân dân trong việc thụ hưởng các dịch vụ đô thị thông minh nói chung và các ứng dụng hỗ trợ phóng chống dịch nói riêng; tiếp tục nghiên cứu, phối hợp các ngành tham mưu các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm giám sát, theo dõi việc cài đặt, sử dụng, ứng dụng; đưa tiêu chí sử dụng, quét mã QR là một trong những tiêu chí đảm bảo an toàn phòng dịch đối với các cơ quan, địa điểm hoạt động kinh doanh; tiếp tục triển khai truyền thông sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ đô thị thông minh trong hỗ trợ phòng chống dịch bênh covid-19 và mọi mặt đời sống xã hội.

Câu hỏi của bạn thuyphuong_08_88@mail.com, thuyphuong_08_88@mail.com: Tôi là người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên hiện tại tôi đang mất việc làm. Xin hỏi tỉnh có chính sách gì hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động không?

Trả lời của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, một số ngành, lĩnh vực ảnh hưởng nặng nề dẫn đến tình trạng lao động bị mất việc làm, trước tình hình đó tỉnh đã triển khai những chính sách nhằm hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động như sau:

1. Hỗ trợ đào tạo nghề theo chế độ Bảo hiểm thất nghiệp:

Nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp và thuộc một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 (bao gồm: Lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng) thì theo quy định tại điều 55 Luật Việc làm, người lao động (NLĐ) được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng quy định của pháp luật.

(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc.

(4) Chưa tìm kiếm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ học nghề tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài:

- Trường hợp bạn là người lao động, bạn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa 100 triệu đồng theo Điều 1 tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.

- Trường hợp bạn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm cho người lao động thì bạn được: Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa 2 tỷ đồng và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm;

- Trường hợp người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; thân nhân của người có công với cách mạng được vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Trường hợp người lao động không thuộc diện chính sách như đã nêu trên sẽ được hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Chính phủ và của tỉnh.

3. Các chính sách hỗ trợ khác:

- Người lao động được tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề.

- Người lao động được giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh.

- Người lao động được tư vấn nội dung đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Chương trình của Nhà nước và chương trình của các đơn vị dịch vụ.

- Người lao động được tham gia các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm miễn phí, tạo nguồn để đi làm việc ở nước ngoài…

Câu hỏi của bạn xuanquang0202@gmai.com, xuanquang0202@gmai.com: Xin hỏi tỉnh có chính sách hỗ trợ phục hồi sản suất do ảnh hưởng của dịch covid-19 không? Nếu có cụ thể là gì?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của tỉnh. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương; sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND; UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái mới; đồng thời tích cực, tập trung triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 vừa tập trung hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, UBND tỉnh đã khẩn trương đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của đại dịch, đó là:

(i) Tập trung ưu tiên các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép

Chú trọng công tác truyền thông, tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời và hiệu quả; đấu tranh quyết liệt với những thông tin thất thiệt, thiếu chính xác, nhất là trên môi trường mạng để củng cố niềm tin, giảm thiểu sự hoang mang, ổn định tâm lý của người dân và các nhà đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp, chung sức, đồng lòng, tham gia phòng, chống, kiểm soát thành công dịch. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 08/4/2020 về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

(ii) Hỗ trợ, ổn định sản xuất, kinh doanh

- Các sở, ban ngành, địa phương và các Hiệp hội trên địa bàn tỉnh sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp hợp tác cung cấp các sản phẩm mang tính kết hợp, hỗ trợ đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng, vận tải, … HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/5/2020 về triển khai các giải pháp kích cầu du lịch; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, theo đó đã thực hiện giảm phí tham quan di tích, triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực”, phê duyệt đề án phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021,…

- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch ở Thừa Thiên Huế từ năm 2021, bao gồm: chuỗi sự kiện văn hóa, lễ hội của tỉnh, chính sách ưu đãi phí tham quan các điểm di tích, chính sách giá ưu đãi của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các đối tác chiến lược trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống, tích cực hỗ trợ phát triển thương hiệu gắn với chuỗi giá trị đối với các đặc sản, sản phẩm truyền thống, thế mạnh của tỉnh thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đặc sản Huế.

- UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 24/02/2021 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Chính sách tập trung hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính sách tập trung hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bán hàng tại các Trang thông tin điện tử lớn của thế giới; hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

- UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 Quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính sách tập trung hỗ trợ chữ ký số công cộng, hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho accs hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp thành lập mới.

 (iii) Kích cầu du lịch, tiếp tục quảng bá

Thực hiện Chiến dịch, quảng bá thông điệp “Huế là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn trong các hành trình sắp đến của du khách”; là địa phương đã và đang chủ động kiểm soát tốt những tác động của dịch bệnh.

(iv) Cơ chế tài chính

Xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp (du lịch dịch vụ, vận tải,…)  khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn địch phát triển sản xuất kinh doanh.

(v) Cải cách hành chính

- Triển khai hoàn chỉnh mô hình Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Hỗ trợ thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án; hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các chính sách hỗ trợ, đối với thiệt hại do dịch bệnh.

- Tiếp tục công tác đối thoại (hoặc cam kết) giữa lãnh đạo chính quyền địa phương, các sở ngành có liên quan với doanh nghiệp du lịch để tháo gỡ, giải quyết kịp thời về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Câu hỏi của bạn Lê Thị Thu, Phú Bài, Hương Thủy: Tôi bị mất việc làm do dịch covid, tôi được làm giới thiệu tham gia khóa học nghề miễn phí ba tháng dành cho người thất nghiệp. Tôi muốn hỏi, nếu tôi tham gia khóa học nghề này thì tôi có còn được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp không (tôi đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm)

Trả lời của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

Theo Quy định của Luật Việc làm và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngoài chế độ trợ cấp thất nghiệp, NLĐ còn được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề nếu có nhu cầu. Do đó, khi NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện được tham gia khóa học nghề thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Chế độ trợ cấp thất nghiệp chấm dứt khi NLĐ có việc làm mới hoặc thuộc các trường hợp chấm dứt theo quy định của Luật Việc làm (thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định trong 03 tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù).

Như vậy, trường hợp bạn Thu có tham gia bảo hiểm thất nghiệp 5 năm nay bị mất việc làm do dịch covid 19, thì bạn được hưởng trợ thất nghiệp nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn tham gia khóa học nghề miễn phí ba tháng dành cho người thất nghiệp, bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Câu hỏi của bạn Phan Ngọc Minh, Thủy Bằng, Hương Thủy: Thừa Thiên Huế là địa phương ban hành bộ quy tắc ứng xử trong phòng, chống dịch COVID-19 khá sớm và hoàn chỉnh, đây được xem là “cẩm nang” trong phòng chống dịch, xin hỏi các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã áp dụng bộ quy tắc này như thế nào, đã đồng bộ hay chưa, tỉnh có cơ chế gì để giám sát việc áp dụng bộ quy tắc này?

Trả lời của Sở Y tế:

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trong phòng, chống dịch COVID-19, bộ quy tắc ứng xử được nghiên cứu, đánh giá mức độ, trạng thái an toàn phòng dịch rất công phu, khoa học, thực tiễn - đây được xem là “cẩm nang” trong phòng chống dịch. Tùy theo từng mức độ để có giải pháp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ điều hành phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.  

Cho đến nay, Bộ Y tế đã ban hành 06 bộ tiêu chí, BCĐ PCD COVID-19 tỉnh: ban hành 10 bộ tiêu chí; Các Sở, ban ngành của tỉnh: ban hành 03 bộ tiêu chí (Sở Y tế: 02, Điện lực: 01)

- Bộ quy tắc ứng xử trong phòng, chống dịch COVID-19 đã được Ban chỉ đạo tỉnh ban hành tùy từng thời điểm chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ TƯ các đơn vị trong toàn tỉnh xây dựng và áp dụng phù hợp với từng cơ quan, ban, ngành.

- Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị: tuyến tỉnh giao cho Sở Y tế cùng ban ngành cấp tỉnh giám sát, cấp huyện, xã giao cho UBND các cấp tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá.

- Các đơn vị tự đánh giá mức độ an toàn của mình hàng tháng.

- Có hơn 45 đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh thường xuyên báo cáo đánh giá bộ tiêu chí an toàn COVID-19 tại nơi làm việc.

 

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Nam, Phú Lộc: Xin hỏi Tỉnh đã có phương án chủ động ứng phó khi nếu có trường hợp covid19 xảy ra tại địa bàn? Và khuyến nghị của Chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan đối với người dân là gì?

Trả lời của Sở Y tế:

Từ những ngày đầu năm 2020 khi mới bùng phát dịch COVID-19, Sở Y tế đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó trường hợp Covid-19 xảy ra tại địa bàn tỉnh và phương án này được thay đổi tùy theo tình hình dịch tễ trong ngoài nước hoặc ở những tỉnh lân cận khi có ca bệnh và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh cũng như hướng dẫn chuyên môn của Bộ y tế.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất phục vụ công tác giám sát ca bệnh, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn y tế, kiện toàn các Đội Đáp ứng nhanh….đồng thời luôn luôn chuẩn bị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các Trung tâm Y tế huyện và các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa..

Ví dụ: Hiện nay Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 865/KH-SYT ngày 11/3/2021 về chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 trong đó đối với COVID-19 thì có những tình huống, ứng phó cụ thể khi có ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh và khi có ca xác định trên toàn quốc nhưng chưa lây lan đến địa bàn tỉnh..

Khuyến nghị người dân luôn tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn của ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh và luôn áp dụng biện pháp 5K trong phòng chống dịch COVID-19 hiện nay.

Câu hỏi của bạn thuylinh_09_1980@gmail.com, thuylinh_09_1980@gmail.com: Lãnh đạo tỉnh có thể dự báo và đưa ra một số xu hướng thay đổi trong các ngành kinh doanh để người dân, doanh nghiệp có thể thay đổi để có thể thích nghi với tình hình COVID -19 như hiện nay?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Năm 2020, trong điều kiện khó khăn dịch bệnh, một số ngành vẫn tăng nguồn vốn cho những doanh nghiệp đăng ký thành lập mới như: Thông tin và truyền thông tăng 261,9%, bán buôn bán lẻ trực tuyến tăng 91,2%, Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 88,2%, khoa học công nghệ tăng 45,4%.

Để thích ứng với các cơ hội kinh doanh trong tình hình mới, UBND tỉnh đã tăng cường tuyên truyền các hoạt động thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực; trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, tiến tới chính quyền số; qua đó, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

UBND tỉnh ban đã hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 03/02/2020 về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 với mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Trong thời gian vừa qua, tỉnh cũng đã tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ thế mạnh của tỉnh như Y tế, Giáo dục và Du lịch; đồng thời xác định Y tế, Giáo dục và Du lịch là các lĩnh vực trụ cột để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian sắp đến. Đồng thời, trong năm 2021, UBND tỉnh đã xác định cụ thể mục tiêu: Tập trung phục hồi và phát triển du lịch, thương mại, xuất khẩu, y tế, giáo dục, logictics gắn với công nghệ số...; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Huế - Kinh đô ẩm thực và Huế - Kinh đô áo dài, tạo động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định những lĩnh vực ưu tiên tập trung chuyển đổi số trong năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, của doanh nghiệp gồm: Dịch vụ công, Y tế, Giáo dục, Du lịch.

Câu hỏi của bạn Phan Thị Thu An, thu_an_1890@gmail.com: Hiện tại tỉnh có chính sách hỗ trợ gì cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của dịch covid không?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của tỉnh. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương; sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND; UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái mới; đồng thời tích cực, tập trung triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 vừa tập trung hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, UBND tỉnh đã khẩn trương đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của đại dịch, đó là:

(i) Tập trung ưu tiên các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép

Chú trọng công tác truyền thông, tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời và hiệu quả; đấu tranh quyết liệt với những thông tin thất thiệt, thiếu chính xác, nhất là trên môi trường mạng để củng cố niềm tin, giảm thiểu sự hoang mang, ổn định tâm lý của người dân và các nhà đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp, chung sức, đồng lòng, tham gia phòng, chống, kiểm soát thành công dịch. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 08/4/2020 về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

(ii) Hỗ trợ, ổn định sản xuất, kinh doanh

- Các sở, ban ngành, địa phương và các Hiệp hội trên địa bàn tỉnh sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp hợp tác cung cấp các sản phẩm mang tính kết hợp, hỗ trợ đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng, vận tải, … HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 08/5/2020 về triển khai các giải pháp kích cầu du lịch; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, theo đó đã thực hiện giảm phí tham quan di tích, triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực”, phê duyệt đề án phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021,…

- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch ở Thừa Thiên Huế từ năm 2021, bao gồm: chuỗi sự kiện văn hóa, lễ hội của tỉnh, chính sách ưu đãi phí tham quan các điểm di tích, chính sách giá ưu đãi của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các đối tác chiến lược trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống, tích cực hỗ trợ phát triển thương hiệu gắn với chuỗi giá trị đối với các đặc sản, sản phẩm truyền thống, thế mạnh của tỉnh thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đặc sản Huế.

- UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 24/02/2021 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Chính sách tập trung hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính sách tập trung hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bán hàng tại các Trang thông tin điện tử lớn của thế giới; hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

- UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 Quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính sách tập trung hỗ trợ chữ ký số công cộng, hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho accs hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp thành lập mới.

 (iii) Kích cầu du lịch, tiếp tục quảng bá

Thực hiện Chiến dịch, quảng bá thông điệp “Huế là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn trong các hành trình sắp đến của du khách”; là địa phương đã và đang chủ động kiểm soát tốt những tác động của dịch bệnh.

(iv) Cơ chế tài chính

Xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp (du lịch dịch vụ, vận tải,…)  khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn địch phát triển sản xuất kinh doanh.

(v) Cải cách hành chính

- Triển khai hoàn chỉnh mô hình Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Hỗ trợ thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án; hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các chính sách hỗ trợ, đối với thiệt hại do dịch bệnh.

- Tiếp tục công tác đối thoại (hoặc cam kết) giữa lãnh đạo chính quyền địa phương, các sở ngành có liên quan với doanh nghiệp du lịch để tháo gỡ, giải quyết kịp thời về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Câu hỏi của bạn Đỗ Hồng Phượng, An Tây, Huế: Hỏi về bảo hiểm thất nghiệp: do có việc gia dình nên em xin phép công ty nghỉ không lương và công ty đã chấp thuận, sau đó do tình hình dịch bênh công ty không có việc làm nên em nộp đơn nghỉ, vậy trường hợp của em có được nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không ạ?

Trả lời của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

Theo Quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, đối với NLĐ đang làm việc ở doanh nghiệp đang đóng BHTN theo quy định, được hưởng TCTN khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chấm dứt HĐLĐ trừ các trường hợp sau đây:

- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn;

- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

c) Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm DVVL theo quy định;

d) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

NLĐ được xác định là đang đóng BHTN theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm để đảm bảo điều kiện hưởng TCTN khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- NLĐ đã đóng BHTN của tháng chấm dứt HĐLĐ và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- NLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- NLĐ có tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ tháng chấm dứt HĐLĐ, HĐLV mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- NLĐ có tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ tháng chấm dứt HĐLĐ mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- NLĐ có tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ hoặc tháng chấm dứt HĐLĐ mà tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bà Đỗ Hồng Phượng có thỏa thuận với công ty về việc nghỉ việc không hưởng lương trước khi nghỉ việc đã đáp ứng một trong những điều kiện trên.

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, nếu NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng TCTN thì phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng TCTN theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận TCTN. Hồ sơ gồm:

- Đề nghị hưởng TCTN theo mẫu quy định;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động: HĐLĐ đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;

Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại HĐLĐ đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ;

- Số Bảo hiểm xã hội./.

Câu hỏi của bạn lê Nga, Thủy Phương:

Nhà máy xử lý rác Thủy Phương vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm, tỉnh đã nhiều lần hứa với người dân xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại nhà máy xử lý rác Thủy phương. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xử lý được. Xin hỏi Chủ tịch UBND tỉnh: 

- Phương án xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương. 

- Bao giờ thì xử lý xong

Trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường:

Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Nhà máy) hiện đã ngừng tiếp nhận rác từ tháng 10/2018 để tập trung xử lý lượng rác còn tồn đọng (theo bao cáo của UBND thành phố Huế khoảng 5.000 tấn) trong khuôn viên Nhà máy. Theo dự kiến Nhà máy đầu tư 02 lò đốt rác, 01 lò đã đầu tư hoàn thiện và tiếp nhận rác để xử lý, tuy nhiên, hiện lò này đã bị hư hỏng và được Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Công ty) triển khai sửa chữa và vận hành để xử lý rác tồn đọng.

Qua công tác quản lý và rà soát tiến độ thực hiện việc xử lý rác tồn đọng trong khuôn viên cho thấy công tác xử lý của Công ty hiện nay rất chậm so với lượng rác tồn đọng khoảng 5.000 tấn (số liệu tháng 9/2020), tiến độ thực hiện xử lý đến tháng 02/2021 mới đạt khoảng 20%. Nguyên nhân việc xử lý chậm do lò đốt số 2 của Công ty chưa đưa vào hoạt động và lò đốt số 1 hiện đã quá cũ, thường xuyên xảy ra hỏng hóc. Theo báo cáo của Công ty tại Công văn số 27/TSN ngày 08/3/2021, Công ty đang tập trung nguồn lực để xử lý lượng rác còn tồn đọng nhưng chậm tiến độ do gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid - 19 nên đội ngũ công nhân chưa thể tập trung để xây dựng lắp đặt hệ thống lò đốt cũng như sửa chữa dây chuyền thiết bị theo đúng kế hoạch và hiện đang gặp vướng mắc về tài chính từ việc ngưng tiếp nhận rác không còn nguồn thu nhưng Nhà máy vẫn phải vận hành.

Hiện nay, Nhà máy đã bổ sung một số phương án để xử lý mùi và côn trùng như: phun vi sinh và khơi thông mương thu nước từ khu chứa rác. Ngoài ra, Công ty đang xây dựng phương án chuyển một phần lượng rác trơ đang tồn đọng trong khuôn viên Công ty sang chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Thủy Phương.

Để giảm thiểu tác động của Nhà máy đến môi trường, UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty khẩn trương xử lý lượng rác thải tồn đọng trong khuôn viên Nhà máy. Đến nay, theo báo cáo Công ty đã bố trí nhân công hoạt động 03 ca để xử lý lượng rác này.

Trước thực tế hiện nay để sớm có Nhà máy xử lý rác, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Thừa Thiên Huế) tích cực hoàn thành các thủ tục theo quy định để sớm triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác theo phương pháp đốt rác phát điện bằng công nghệ hiện đại thân thiện môi trường; sau khi Nhà máy xử lý rác này đi vào hoạt động toàn bộ lượng rác phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ được xử lý tại đây. Hiện tại, Nhà máy xử lý rác Thủy Phương sẽ dừng hoạt động tiếp nhận rác mới, chỉ xử lý lượng rác tồn đọng đến khi xử lý toàn bộ lượng rác tồn này Nhà máy sẽ dừng hoạt động.

Câu hỏi của bạn Nguyen Chien - 243A đường Đê La Thành, quận Đống Đa - Hà Nội, chien@phad.org:

Kính thưa ông Chủ tịch. Trước tiên tôi thực sự cám ơn và kính trọng ông Chủ tỉnh thể hiện sự gần gủi với dân và lấy ý kiến của dân đóng góp trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôi cũng đã đọc nhiều các Văn bản của tỉnh về Quản lý chất thải rắn, (Quyết định Số 2457/QĐ-UBND ngày 25/10/2017, CV số 4512/UBND-GT, ngày 01/06/2020...), tuy nhiên tôi thấy giải pháp chủ yếu là chôn lấp khoảng 70%), trong khi quỹ đất hạn hẹp, chưa có phân loại rác tại nguồn. tôi có 2 câu hỏi: 1) số khoảng 30% chưa được thu gom lý do tại sao? Tỉnh đã có giải pháp gì chưa? 2) Chúng tôi cũng đang xây dựng một sáng kiến và kêu gọi tài trợ quốc tế để có thể hỗ trợ với mục tiêu thúc đẩy 3R và quản lý rác thải rắn bên vững thông quan các giải pháp chính sách, công nghệ và nâng cao nhận thức năng lực cho người dân, các tổ chức địa phương cũng như các bên liên quan, vậy địa phương có sẵn sàng hợp tác để cùng chúng tôi hoàn thiện đề xất và phối hợp triển khai nếu đề xuất được tài trợ. Rất mong ông có ý kiến và chỉ đạo.

Trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường:

 Thực hiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo sâu sát các Sở, ban, ngành có liên quan đánh giá thực trạng, khả năng xử lý và phương án đầu tư cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt; trong đó đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp cùng Sở Xây dưng tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện về thực trạng nhu cầu, khả năng xử lý rác thải trên địa bàn 09 huyện, thị xã và thành phố Huế. Theo kết quả thống kê, đánh giá, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hàng ngày thu gom khoảng 593,66 tấn trong đó khoảng 499,96 tấn/ngày thu gom từ 5 địa phương: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc được vận chuyển xử lý tại BCL Thủy Phương; Huyện Phong Điền thu gom 38 tấn/ngày được chôn lấp tại BCL Phong Thu; Huyện Quảng Điền thu gom 36,1 tấn/ngày chôn lấp tại BCL Quảng Lợi; Huyện Nam Đông thu gom 13,8 tấn/ngày chôn lấp tại BCL Hương Phú; Huyện A Lưới thu gom 5,8 tấn/ngày chôn lấp tại BCL Hồng Thượng (tháng 7/2020).

Trước đây khi Nhà máy xử lý rác Thủy Phương của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa còn hoạt động tiếp nhận xử lý rác, khả năng tiếp nhận là 200 tấn/ngày, phần còn lại được xử lý chôn lấp (từ 60-70%), nên số liệu 70 % xử lý chôn lấp có thể do nguồn thông tin từ 200 tấn/ngày được xử lý tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương. Hiện tại, 100 % chất thải rắn thu gom được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Theo kế hoạch, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Thừa Thiên Huế)) có công suất 600 tấn/ngày, sử dụng công nghệ đốt rác phát điện đang tiến hành các thủ tục đầu tư, xây dựng theo quy định; theo tiến độ dự án: công ty có kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy vào Quý II/2021 và hoàn thành đưa nhà máy vào sử dụng không quá 18 tháng kể từ ngày khởi công. Như vậy, khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn đi vào hoạt động vào năm 2022, tỷ lệ rác thải chôn lấp trực tiếp tại tỉnh sẽ giảm xuống dưới 30%.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo trong côn tác quản lý theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh thông qua phân loại rác tại nguồn. Ngày 01/6/2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4512/UBND-GT về việc hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó hướng dẫn các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng để ban hành quy định phân loại rác tại nguồn cho phù hợp. Đối với các địa phương dự kiến cung cấp chất thải rắn sinh hoạt cho Nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn được phân loại tại nguồn thành 03 nhóm: Tái chế, tái sử dụng; chất thải nguy hại; chất thải hữu cơ và chất thải còn lại. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Huế tiến hành thí điểm phân loại rác tại một số phường trên địa bàn thành phố; các địa phương khác tùy theo tình hình cụ thể lựa chọn phương án phân loại, thu gom chất thải rắn phù hợp và đề xuất báo cáo UBND tỉnh, bên cạnh đó các địa phương trên địa bàn tỉnh đang xây dựng Kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Vì vậy, việc xây dựng ý tưởng và kêu gọi tài trợ quốc tế nhằm có các giải pháp thúc đẩy 3R, nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, địa phương là hoạt động ý nghĩa, thiết thực và phù hợp với thực tế của địa phương. UBND tỉnh hoan nghênh và sẽ tiếp nhận, chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh, phối hợp triển khai khi có đề xuất thực hiện.

Câu hỏi của bạn lxvu2000@gmail.com, lxvu2000@gmail.com:

Tôi xin hỏi về việc triển khai dự án giải tỏa khu vực mồ mã ở chân núi Ngự Bình sẽ thực hiên khi nào vây ?.

Trả lời của UBND thành phố Huế:

1. Về Quy hoạch:

Khu vực núi Ngự Bình thuộc Quy hoạch Trung tâm văn hóa phía Tây Nam thành phố Huế được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 23/10/2017. Khu vực mồ mã núi Ngự Bình và tượng đài Quang Trung được quy hoạch thành các khu chức năng như công viên, công trình văn hóa, quảng trường.

2. Về kế hoạch thực hiện di dời mồ mã:

- Để triển khai thực hiện theo quy hoạch phải giải tỏa khoảng 34 ha nghĩa địa, số mộ phải di dời khoảng trên 100.000 mộ. Thành phố đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, kinh phí để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025 trong đó thực hiện phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn đảm bảo phù hợp với nguồn lực của tỉnh và Thành phố.

- Giai đoạn 1, ưu tiên thực hiện di dời khu vực nghĩa địa chân núi Ngự Bình với quy mô khoảng 9 ha, kết hợp với chỉnh trang, trồng cây xanh tạo cảnh quan núi Ngự Bình.

- Giai đoạn 2 giải tỏa các khu vực còn lại nhằm sớm hình thành một không gian văn hóa, cảnh quan phục vụ nhân dân và du khách.   

3. Về việc xây cất mồ mã:

- Ngày 02/6/2005, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 32/2005/CT-UBND về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý về đất xây dựng mồ mã, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh; theo đó: nghiêm cấm việc chôn cất tùy tiện; nghiêm cấm tạo mộ gió, mộ giả ở các khu quy hoạch có dự án đầu tư và đầu cơ mua bán đất mồ mã bất hợp pháp; nghiêm cấm việc sử dụng các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không đúng mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất chưa xác định mục đích sử dụng để làm nghĩa địa.

- Hiện nay, UBND Thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông tổ chức quay phim hiện trạng, kiểm đếm mộ trong khu vực, tăng cường quản lý, công bố trên Cổng thông tin điện tử và tại khu vực giải tỏa không để phát sinh trường hợp chôn cất, xây dựng mới, do đó mọi hành vi trục lợi làm thay đổi hiện trạng đều được giám sát, quản lý trên hình ảnh.

- Thành phố đã chỉ đạo UBND các phường liên quan tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân đồng tình ủng hộ, giám sát chặt việc chôn cất, xây mới, kịp thời ngăn chặn các hành vi trục lợi của các cá nhân và xử lý nghiêm, công khai các vi phạm theo quy định pháp luật.

Do đó, theo nội dung như Ông hỏi, việc tiếp tục chôn cất mồ mã tại khu vực núi Ngự Bình là vi phạm pháp luật và sẽ được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

 

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Nam, Tp Huế: Được biết, Tỉnh và Tp đang có chủ trương nghiên cứu xây dựng đề án về kinh tế đêm, “kinh tế vỉa hè" trên địa bàn thành phố Huế. Vậy xin hỏi, đề án này tập trung vào những nhóm lĩnh vực và đối tượng nào? Bên cạnh đó Tỉnh cũng đang triển khai đề án Huế - Kinh đô ẩm thực nữa, xin hỏi các nội dung chính là gì, hiện nay đã triển khai như thế nào? Mối liên hệ các đề án trên như thế nào? Một ý nữa là xin hỏi vị trí Bến xe Đông Ba có phải sau này sẽ làm chợ đêm chính thức của TP không ạ?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Về Đề án Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm của thành phố Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030:

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Để triển khai nội dung tại Quyết định nêu trên, ngày 29/12/2020, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã ban hành Nghị quyết số 74/NQ-HĐND về việc phê duyệt Đề án Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm của thành phố Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, theo đó Đề án tập trung vào các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm, thí điểm tổ chức trong thời gian từ 18 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau, trọng tâm là du lịch, dịch vụ. Tập trung các loại hình chủ yếu sau: dịch vụ giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật,…), dịch vụ ẩm thực, mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, ẩm thực…) và du lịch (tham quan trải nghiệm các điểm du lịch, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, thưởng ngoạn, phố đi bộ, đường đi bộ).

Việc thực hiện Đề án sẽ khai thác một cách hiệu quả tiềm năng, thế mạnh giá trị văn hóa, ẩm thực Huế vào việc thu hút khách du lịch, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách; tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Về Đề án “Kinh tế vỉa hè”:

Mục tiêu của đề án này là tạo ra các vị trí có thể sử dụng để bố trí, tổ chức địa điểm kinh doanh, buôn bán, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân mưu sinh.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND các phường để tiến hành khảo sát các vị trí và kết quả đã chọn được 06 vị trí/05 Phường để tổ chức thí điểm, cụ thể:

* Phường Vĩnh Ninh:

+ Vỉa hè đường Ngô Quyền (Đoạn từ đường Nguyễn Huy Tự đến Cổng số 4 (Bệnh viên Trung ương Huế))

+ Vỉa hè Đường Trần Cao Vân (Đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến đường Hà Nội (phía Công viên Kim Đồng)) – Đối với vỉa hè tuyến đường này, sẽ đề xuất đơn vị quản lý dịch vụ tại công viên Kim Đồng tổ chức khai thác theo phương thức hỗ trợ các kinh doanh

* Phường Phú Nhuận: Vỉa hè đoạn kiệt Lê Hồng Phong (bên cạnh Bảo hiểm xã hội tỉnh) nối dài đến gần nhà để xe trường Cao đẳng sư phạm TT Huế

* Phường Phú Hội: Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên

* Phường Vỹ Dạ:Vỉa hè đường 26m vào Chi cục Thuế (từ Phạm Văn Đồng đến Trương Gia Mô)

* Phường Phú Hòa: Vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng (từ cầu Gia Hội đến cầu Đông Ba Đen).

Dự kiến đầu tháng 4 sẽ triển khai thí điểm. Thời gian thực hiện thí điểm là 6 tháng. Sau khi hết thời gian thí điểm sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động, làm cơ sở để tiếp tục tổ chức thực hiện nhân rộng mô hình.

- Về Đề án “Thí điểm chợ đêm Đông Ba” tại khu vực bến xe Đông Ba:

Đề án đã được UBND TP.Huế phê duyệt tại Quyết định số 4483/QĐ-UBND ngày 28/7/2020. Mục tiêu của đề án này là tạo điều kiện cho người dân, du khách tiếp cận các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sản Huế có uy tín; góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ, thương mại, đặc biệt là bổ sung sản phẩm du lịch hoạt động về đêm hấp dẫn trên địa bàn thành phố Huế; Tạo điều kiện cho người dân và các cơ sở kinh doanh tham gia, qua đó tạo ra nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn Thành phố, góp phần tăng nguồn thu ổn định cho ngân sách thành phố; Tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm phía Bắc, thành phố Huế.

 Thời gian thí điểm: Sau 01 năm kể từ ngày chợ đêm chính thức đi vào hoạt động sẽ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để xem xét hiệu quả thực hiện của đề án.

- Về đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Nội dung chính của đề án là:

+ Định vị ẩm thực Huế và du lịch ẩm thực Huế.

+ Chiến lược phát triển loại hình du lịch ẩm thực và xây dựng thương hiệu “Huế - kinh đô ẩm thực”

Nhằm thực hiện mục tiêu là góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế; nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời góp phần dựng thương hiệu “ Huế - Kinh đô ẩm thực”; Vận động và thu hút được cộng đồng xã hội và các doanh nghiệp cùng tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Huế, góp phần tích cực phát triển du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội, thúc đẩy góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

Những nội dung trên sẽ góp phần xây dựng Huế thành phố theo hướng: “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường”. Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển kinh tế theo hướng sáng tạo, bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức, xây dựng, quản lý đô thị thông minh, phục hồi, tôn tạo, bảo vệ phát huy giá trị văn hóa, di sản Cố đô Huế và cảnh quan môi trường; nâng cao chất lượng sống; quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thông qua xã hội hóa, huy động nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển.

Câu hỏi của bạn Hoàng văn Tuấn, Hà Nội: Được biết trước lúc dịch covid 19 xảy ra, tỉnh đề ra rất nhiều chỉ tiêu, trong đó năm 2020 tỉnh có khẳng định mỗi tháng sẽ khởi công ít nhất 1 dự án lớn (như được biết là trên 100 tỷ mỗi dự án). Vậy đến nay tỉnh có giải pháp gì để hoàn thành mục tiêu đó trong bối cảnh trạng thái “bình thường mới” ? Bên cạnh những mục tiêu khác thì trong năm 2021 này Tỉnh đặt ra khởi công và hoàn thành bao nhiêu dự án lớn?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Trong Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở ngành, địa phương tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo các điều kiện thuận lợi và đầy đủ các thủ tục để có khoảng 15 dự án được khởi công trong năm, tức mỗi tháng sẽ khởi công ít nhất 1 dự án. 

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động một cách tiêu cực tới các mặt về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng với sự n lực của cả hệ thống chính trị của tỉnh tập trung vừa phòng, chống dịch vừa triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 08/4/2020 về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; đã thực hiện chuyển từ họp thẩm định dự án tập trung sang lấy ý kiến bằng văn bản, họp trực tuyến để thẩm định, tăng cường xử lý công việc trên môi trường mạng …) nên đã cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án với tổng vốn đầu tư 11.300 tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn n lực hoàn thành các thủ tục để khởi công thi công các dự án đảm bảo tiến độ đã cam kết, toàn tỉnh đã khởi công được 12 dự án. Một số dự án lớn đáng kể như: Dự án chung cư thương mại Minh Linh tại khu đô thị Đông Nam Thủy An (TMĐT 120 tỷ đồng); dự án nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao (Huế premium silica; tmđt 480 tỷ đồng); dự án trung tâm thương mại – dịch vụ - giải trí – văn phòng và khách sạn Nguyễn Kim (822,83 tỷ đồng); dự án khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp tại xã Vinh Thanh và xã Vinh Xuân (4.168 tỷ đồng); dự án tổ hợp thương mại, shophouse, chung cư thương mại kết hợp showroom Toyota (790 tỷ đồng); Khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long - Thừa Thiên Huế (3.730 tỷ đồng); Nhà máy sợi 2 tại Khu công nghiệp Phú Bài (290 tỷ đồng); Nhà máy Nakamoto Việt Nam tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (185 tỷ đồng)….

Trong năm 2021, Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép giữa tăng trưởng kinh tế và phòng chống dịch Covid 19. Tiếp tục chỉ đạo các sở ngành, địa phương theo dõi cụ thể từng dự án, bảo đảm đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc triển khai các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng và các thủ tục liên quan khác để phấn đấu khởi công mới  khoảng 12-15 dự án. Một số dự án lớn như: Khu du lịch nghỉ dưỡng nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình, tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc (3.066 tỷ đồng); Dự án mở rộng nhà máy nước Vạn Niên (794 tỷ đồng); Dự án Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng, thành phố Huế (1000 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex (2.615 tỷ đồng); Nhà máy Kanglongda Huế tại KCN Phong Điền (4.812 tỷ đồng)…

Câu hỏi của bạn Hoàng Mạnh Hùng, Tp Huế: Qua theo dõi truyền thông, tôi được hay Chính phủ vừa thông qua “Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế”. Xin ông Chủ tịch cho biết rõ hơn về Đề án này nếu được UBTV Quốc hội thông qua (trong thời gian tới), Tỉnh sẽ vận dụng vào địa phương như thế nào nhằm góp phần giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa tạo nguồn thu ngân sách bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong bối cảnh covid 19 vẫn còn phức tạp như hiện nay, việc thực hiện Đề án trên liệu có gặp rào cản nào không và giải pháp ứng phó để lộ trình tỉnh nhà tự cân đối ngân sách cũng như xây dựng trở thành TP TT TƯ hoàn thành đúng tiến độ đặt ra.

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Thừa Thiên Huế sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Với cách tiếp cận, cách nhìn và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, bề dày lịch sử văn hóa, thành phố xanh, thông minh và hiện đại; Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đây là quyết sách, công cụ quan trọng nhất để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó cho phép áp dụng các tiêu chí đặc thù về quy mô dân số, mật độ dân số, cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người,… trong đánh giá phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính đô thị; thí điểm mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương; và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm góp phần giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; tạo nguồn thu ngân sách bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân; bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, thân thiện, hiệu quả, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Do vậy, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế khác so với quy định của luật hiện hành đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bản tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế; phù hợp với quy mô kinh tế - xã hội, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội - văn hóa, mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế là cần thiết để tỉnh có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như mục tiêu tại Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

Theo đó, tỉnh đã kiến nghị Quốc hội thông qua 04 cơ chế, chính sách về Phí tham quan di tích; Quỹ bảo tồn di sản Huế; Quy định mức dư nợ vay; vsắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý (Cụ thể: (1) Cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế được để lại 100% phí tham quan di tích sử dụng cho mục đích bảo tồn và trùng tu các giá trị di sản văn hóa. (2) Cho phép tỉnh thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; Quỹ được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. (3) Cho phép mức dư nợ vay - bao gồm vay trong nước từ phát hành  trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật - của ngân sách Thừa Thiên Huế không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. (4) Cho phép tỉnh được ưu tiên sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất hiện do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo phương án chuyển giao về cho địa phương quản lý, xử lý; Trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì số thu tiền sử dụng đất gắn tài sản trên đất đối với các cơ sở nhà đất nói trên, ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50%, trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh). Trình UBTVQH thông qua 04 cơ chế, chính sách về Phân loại đô thị loại I áp dụng đối với Thừa Thiên Huế; Tiêu chuẩn đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương áp dụng đối với Thừa Thiên Huế; Mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương; Định mức phân bổ chi thường xuyên. Trình Chính phủ thông qua 02 cơ chế, chính sách về Phân cấp cho tỉnh trong việc thu hút đầu tư và Bảo tồn di sản nhà vườn Huế. Trình Thủ tướng Chính phủ thông qua 05 cơ chế, chính sách; đây là những cơ chế, chính sách quan trọng, tạo điều kiện huy động thêm nguồn lực cho tỉnh để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để dịch lây lan trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa tập trung tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Đề án trên sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định, nhất là đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững và có thể tự cân đối được thu chi ngân sách vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) đã đề ra.

Để Tỉnh tự cân đối ngân sách cần có một lộ trình và tổng hợp nhiều giải pháp khác nhau, trong đó các cơ chế, chính sách đặc thù mà Tỉnh đã trình nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ và các bộ ngành trung ương thẩm định, phê duyệt là một trong những giải pháp chính. Các cơ chế, chính sách liên quan tài chính-ngân sách, huy động nguồn lực sẽ tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế có thêm nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do nguồn cân đối từ ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2030 chưa thể đáp ứng yêu cầu, kịp thời giúp Thừa Thiên Huế đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8,5%/năm. Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 3.500-4.000 USD (đến năm 2025); 5.500- 6.000 USD (đến năm 2030); Cân đối ngân sách vào năm 2025.

Câu hỏi của bạn Phan Ngọc Minh, Thủy Bằng, Hương Thủy: Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh thu hút và kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư lớn của nước ngoài, tuy nhiên do tình hình của dịch bệnh ảnh hướng lớn đến việc đi lại, tìm kiếm, khảo sát cơ hội đầu tư. Vậy tỉnh có giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn đầu tư vào tỉnh trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Mục tiêu xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế luôn muốn kêu gọi những nhà đầu tư lớn để đảm bảo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Để công tác kêu gọi, hỗ trợ đầu tư không bị gián đoạn bởi dịch bệnh, thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các buổi làm việc, ký kết trực tuyến với các nhà đầu tư. Cụ thể:

- Vào tháng 9 năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp trực tuyến nghe Tập đoàn LH báo cáo cuối kỳ về các dự án đề xuất nghiên cứu tại Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô: Giai đoạn 1 sẽ đầu tư KCN Chân Mây, diện tích khoảng 115ha (Tập đoàn đề xuất đặt tên là KCN HuKo (Huế - Korean)), tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 34,56 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 829 tỷ đồng; Giai đoạn 2 sẽ đầu tư phát triển KCN kỹ thuật cao, diện tích khoảng 700 ha; Giai đoạn 3 sẽ đầu tư phát triển Khu đô thị, diện tích khoảng 1.000 ha.

- Vào đầu năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến với Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam về việc nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon mall tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, hình thức trực tuyến còn được đẩy mạnh trên các nội dung công việc khác của Tỉnh. Nắm bắt xu thế phát triển, Thừa Thiên Huế đã kêu gọi đầu tư dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh). Hiện nay, dự án đang được tập trung hỗ trợ để sớm triển khai xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu hình thành thành phố về công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; thúc đẩy phát triển ngành công nghệ thông tin trên cơ sở nền tảng văn hóa và tri thức. Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp. Đồng thời, trung tâm cung cấp hạ tầng và các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đồng bộ và hiện đại.

Giai đoạn này, để vượt qua những khó khăn do dịch bệnh gây nên, tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 - 2022 với nhiều nội dung: Tên dự án, địa điểm thực hiện, mục tiêu, ranh giới dự án, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, kết nối hạ tầng, các thủ tục cần triển khai để đảm bảo kêu gọi đầu tư, thời gian dự kiến kêu gọi đầu tư, thời gian dự kiến khởi công để nhà đầu tư có thể nghiên cứu từ xa.

Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng và vận hành phần mềm quản lý dự án, giúp nhà đầu tư theo dõi tiến độ dự án, là kênh kết nối nhà đầu tư với chính quyền. Thông qua phần mềm, nhà đầu tư có thể phản ánh những vướng mắc với chính quyền để cùng tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ dự án.

Ngoài ra, trang web ipa.thuathienhue.gov.vn đang được cập nhật các nội dung mới nhất về đầu tư, pháp lý làm công cụ để nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm hiểu.

Cùng với đó là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua kênh đại diện xúc tiến đầu tư của tỉnh tại Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore để quảng bá cơ hội, môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Các hình thức này đều được đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021 để bảo đảm quảng bá cơ hội đầu tư đến các đối tác nước ngoài qua kênh các sự kiện trực tuyến.

Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo công tác xúc tiến đầu tư không bị gián đoạn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sẵn sàng các dữ liệu, các kênh đối ngoại để đẩy mạnh kêu gọi đầu tư với nhiều hình thức: trực tiếp và trực tuyến.

Câu hỏi của bạn Phan Ngọc Minh, Thủy Bằng, Hương Thủy: Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới thì tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải tập trung cho các nhiệm vụ rất quan trọng như thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ chính trị tiếp tục triển khai dự án giải phóng mặt bằng, di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế... Ông/bà cho biết dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hướng đến tiến độ của các dự án trọng điểm như thế nào, tiến độ đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương có đảm bảo như kế hoạch đã đề ra hay không? Giải pháp trọng tâm của tỉnh hiện nay là gì?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhất là trong việc mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn vay do suy thoái kinh tế, các hoạt động hiện trường gặp khó khăn, các chuyên gia nước ngoài không sang Việt Nam được, thiếu công nhân, đặc biệt là các công nhân ở các địa phương khác, các hoạt động đối thoại trực tiếp bị hạn chế...

1. Đối với dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế):

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, bao gồm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2019-2021) hoàn thành di dời phạm vi di tích Kinh Thành Huế gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ).

- Giai đoạn 2 (2022-2025) hoàn thành di dời phạm vi các di tích Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 04 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263hộ).

Để triển khai giai đoạn 1 của Đề án UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư dự án là 2.503,192 tỷ đồng, bao gồm 02 hợp phần:

- Hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư 2.005,558 tỷ đồng (trong đó: phần đã thực hiện từ năm 2012-2018 đoạn từ cửa Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài là 125 tỷ đồng; phần còn lại 1.880 tỷ đồng) do Trung tâm Phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư. Hiện nay tỉnh đang tiến hành giải ngân số tiền 900 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ ngân sách Trung ương để chi trả cho các hộ dân khu vực Thượng thành, eo bầu. Số hộ dân còn lại thuộc các khu vực Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ, Trấn Bình Đài, Hồ Tịnh Tâm đang tiến hành kiểm đếm, áp giá trị bồi thường và phê duyệt phương án bồi thường. Kế hoạch vốn năm 2021 từ nguồn NSTW tiếp tục bố trí là 645 tỷ đồng. Hạ tầng kỹ thuật quỹ đất tái định cư được đầu tư theo các dự án riêng được tỉnh bố trí khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện.

- Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích có tổng mức đầu tư 497,634 tỷ đồng do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư. Quy mô đầu tư gồm các hạng mục thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ. Hiện nay đang thực hiện cơ bản mặt Nam Kinh thành đoạn từ cổng Thượng Tư đến Quan Tượng Đài. Giá trị hợp đồng thực hiện khoảng 110 tỷ đồng.

2. Đối với Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ.

Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7;

Khu vực 8: đã phê duyệt, chi trả và bàn giao phần diện tích đất nông nghiệp và mồ mả cho chủ đầu tư; phần diện tích đất ở và mồ mả phát sinh sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 03/2021.

Đối với khu vực 9 và 10, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thừa Thiên Huế (Chủ đầu tư) đang lập thủ tục để nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố ban hành Thông báo thu hồi đất.

Nói chung dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, sự đồng lòng của quần chúng nhân dân nên tiến độ của dự án vẫn đảm bảo kế hoạch.

UBND tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Thực hiện nghiêm, triển khai quyết liệt, đồng bộ Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 như UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 94/KH-UBND ngày 08/4/2020; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông đến các ngành, địa phương và nhân dân thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống và ngăn chặn dịch Covid-19 có hiệu quả vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,

2. Đảm bảo an sinh xã hội tạo ổn định, đồng thuận trong xã hội như triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 15/4/2020 về tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, tiến hành thành lập Ban chỉ đạo các cấp do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Đảm bảo an toàn cho người cách ly và cán bộ phục vụ (có hơn 20.000 người từ các nơi khác trở về địa phương (trong đó, hơn 8.500 người trở về từ Lào); hỗ trợ người dân do ảnh hưởng dịch Covid -19 đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách.

3. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ kinh tế khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương như: Chỉ đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số  01/2020/TT-NHNN, ngày 12/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước về Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Chỉ đạo Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện Nghị định 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp. Thực hiện giảm 10% giá bán lẻ điện và giá nước sinh hoạt cho đối tượng khách hàng sản xuất, kinh doanh.

4. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương tập trung thực hiện một số biện pháp quyết liệt như: Tổ chức giao ban về giải ngân đầu tư công 10 ngày 1 lần; yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng dự án, đăng ký với UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng Tỉnh ủy, Huyện ủy và tương đương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.

5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tích cực; thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư và doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó ưu tiên các dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn.

6. Thực hiện điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, hiệu quả như: Đánh giá kỹ tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn để chủ động điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn thu, chi ngân sách theo phương châm “thu giảm - chi giảm”. Đồng thời, xây dựng các kịch bản khi nguồn thu ngân sách nhà nước không đảm bảo do tác động của dịch Covid-19 theo thứ tự ưu tiên. Tập trung đẩy mạnh các giải pháp tăng thu ngân sách: Tổ chức đấu giá, đầu thầu các dự án trọng điểm; đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng các khu nhà đất do nhà nước quản lý; đấu giá cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư đối với các khu đất có giá trị cao; đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất (1 lần) các dự án lớn. Đôn đốc triển khai các dự án đầu tư công để tăng thu vãng lai trên địa bàn (thuế VAT). Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tăng cường các giải pháp điều hành chi chặt chẽ, phù hợp với khả năng thu ngân sách địa phương; trong đó, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; không bổ sung chi thường xuyên, trừ trường hợp đặc biệt, cấp bách. Thực hiện việc giảm, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.

7. UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm hoãn tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Rà soát, điều chỉnh giảm mức thu đối với 22 khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19. Xây dựng và vận hành hiệu quả việc khai báo trực tuyến và tổng hợp tự động tình hình thiệt hại do dịch trên website ddci.thuathienhue.gov.vn để chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Chủ động xây dựng phương án hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân tiêu thụ một số sản phẩm nông sản do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông tin đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trên địa bàn về tình hình diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động yên tâm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh đã cùng với các doanh nghiệp tham dự các hội nghị trực tuyến do Chính phủ tổ chức để nghe báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, đồng thời, triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp,…

Với sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức và những kết quả đạt được trong năm 2020 và đặc biệt là những thành quả đã đạt được sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, sẽ tạo nền tảng vững chắc và động lực quan trọng để tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

 

Câu hỏi của bạn Ngọc Hải, 79 Phạm Thị Liên, phường Kim Long, thành phố Huế: Thời gian gần đây, vấn nạn hát karaoke bằng loa “kẹo kéo” đang là nỗi ám ảnh của nhiều người dân bởi ấm lượng quá lớn, hát vào các giờ nghỉ ngơi, làm ảnh hướng đến cuộc sống. Bên cạnh đó, sự thờ ơ của chính quyền chức năng trong việc xử lý các kiến nghị của người dân liên quan đến vấn nạn này đã khiến người dân phải chịu đựng, tự giải quyết với nhau, dẫn tới cự cãi, xô xát. Vậy, tỉnh đã có giải pháp gì để xử lý triệt để vấn nạn hát karaoke bằng loa “kẹo kéo” này chưa? Đơn vị nào sẽ tiếp nhận phản ánh của người dân khi có kiến nghị?

Trả lời của Sở Văn hóa và Thể thao:

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tình trạng hát “karaoke” bằng loa kẹo kéo tại các hộ gia đình, cá nhân trong các đám tiệc, sinh hoạt văn hóa gia đình làm mất trật tự, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 30/7/2018 và Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 14/2/2019 về việc tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa gây tiếng ồn làm mất trật tự tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Qua hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị 13, Chỉ thị 05, các ngành, địa phương đã nỗ lực cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, cụ thể:

Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng Cảnh sát Môi trường kiểm tra các cơ sở hoạt động kinh doanh vi phạm các quy định về tiếng ồn gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Kết quả đã phát hiện, xử lý 05 vụ có hành vi vi phạm các quy định về tiếng ồn, đã ban hành 04 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng mức tiền phạt là 102.500.000 đồng, hiện đang xác minh làm rõ 01 vụ vi phạm tiếng ồn để xử lý theo quy định.

Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới, các văn bản chỉ đạo trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke cho gần 300 cán bộ là lãnh đạo, công chức văn hóa - xã hội của các phường, xã, thị trấn, cán bộ thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế cũng tích cực chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền rộng khắp đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thông qua các hình thức phong phú như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở, tổ chức hội nghị, cổ động trực quan, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt các câu lạc bộ gia đình, sinh hoạt đảng, đoàn thể, họp dân, lồng ghép đưa vào quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố, qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...

Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, tình trạng hoạt động “karaoke di động” vẫn thường xuyên xảy ra, gây tiếng ồn, tạo bức xúc trong nhân dân, phát sinh nhiều kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, chính quyền các cấp (trong đó có Trung tâm điều hành đô thị thông minh).

Để khắc phục tình trạng nêu trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo:

1. Sở Văn hóa và Thể thao

Tiếp tục tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Phối hợp với các sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa nhằm góp phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

2. Công an tỉnh

Chỉ đạo phòng Cảnh sát môi trường tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tiếng ồn cho các đơn vị nghiệp vụ, lực lượng công an cấp huyện, xã và các lực lượng chức năng có liên quan.

Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ; công an huyện, thị xã, thành phố; công an các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng tổ chức tập huấn sử dụng phương tiện, thiết bị đo độ ồn cho lực lượng kiểm tra các cấp nhằm bảo đảm tính pháp lý khi xử lý vi phạm.

Chỉ đạo Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng có liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn tỉnh.

UBND cấp huyện.

Thành lập Đoàn kiểm tra cấp huyện, chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Đoàn kiểm tra cấp xã, lấy lực lượng Công an, Tài nguyên môi trường làm nòng cốt, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.

Đoàn kiểm tra cấp xã chủ trì việc kiểm tra, xử lý hành vi Gây tiếng ồn, làm huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau trên địa bàn quản lý.

Khi phát hiện các hành vi vi phạm về tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự (trong đó có hoạt động hát karaoke bằng loa kẹo kéo gây tiếng ồn lớn) thì người dân có thể phản ánh đến các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như sau:

- Trưởng CA các cấp;

- Chủ tịch UBND các cấp (trừ cấp xã);

- Cảnh sát Môi trường;

- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.

Căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm tại các văn bản sau:

 - Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Câu hỏi của bạn Hoàng Phương, Thủy Bằng, Hương Thủy: Trong bối cảnh vô cùng khó khăn, năm 2020, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch CoVid-19, vừa thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với cương vị của “người đứng đầu của tỉnh”, ông có nhận xét, đánh giá về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua? có điều gì đặc biệt, những thời cơ, thuận lợi cũng như cách mà chúng ta đã vượt qua được những khó khăn, thách thức…?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Năm 2020, bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề đến kết quả thực hiện nhiệm vụ trên các ngành, lĩnh vực của Tỉnh, ước thiệt hại trên 11.000 tỷ đồng; bên cạnh đó, thiên tai bão lụt xảy ra liên tiếp vào những tháng cuối năm đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước, tổ chức, nhân dân, ước thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng.

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chỉnh phủ; sự phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, ban, ngành Trung ương, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân nên mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những điểm sáng rõ nét. Nổi bật đó là: Đã có 10/14 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 8.405 tỷ đồng, vượt 10% so với dự toán, tăng 0,1% so với cùng kỳ.

Để đạt được kết quả đó, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Thực hiện nghiêm, triển khai quyết liệt, đồng bộ Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 như UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 94/KH-UBND ngày 08/4/2020; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông đến các ngành, địa phương và nhân dân thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống và ngăn chặn dịch Covid-19 có hiệu quả vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,

2. Đảm bảo an sinh xã hội tạo ổn định, đồng thuận trong xã hội như triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 15/4/2020 về tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, tiến hành thành lập Ban chỉ đạo các cấp do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Đảm bảo an toàn cho người cách ly và cán bộ phục vụ (có hơn 20.000 người từ các nơi khác trở về địa phương (trong đó, hơn 8.500 người trở về từ Lào); hỗ trợ người dân do ảnh hưởng dịch Covid -19 đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách.

3. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ kinh tế khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương như: Chỉ đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số  01/2020/TT-NHNN, ngày 12/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước về Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Chỉ đạo Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện Nghị định 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp. Thực hiện giảm 10% giá bán lẻ điện và giá nước sinh hoạt cho đối tượng khách hàng sản xuất, kinh doanh.

4. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương tập trung thực hiện một số biện pháp quyết liệt như: Tổ chức giao ban về giải ngân đầu tư công 10 ngày 1 lần; yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng dự án, đăng ký với UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng Tỉnh ủy, Huyện ủy và tương đương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.

5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tích cực; thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư và doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó ưu tiên các dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn.

6. Thực hiện điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, hiệu quả như: Đánh giá kỹ tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn để chủ động điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn thu, chi ngân sách theo phương châm “thu giảm - chi giảm”. Đồng thời, xây dựng các kịch bản khi nguồn thu ngân sách nhà nước không đảm bảo do tác động của dịch Covid-19 theo thứ tự ưu tiên. Tập trung đẩy mạnh các giải pháp tăng thu ngân sách: Tổ chức đấu giá, đầu thầu các dự án trọng điểm; đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng các khu nhà đất do nhà nước quản lý; đấu giá cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư đối với các khu đất có giá trị cao; đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất (1 lần) các dự án lớn. Đôn đốc triển khai các dự án đầu tư công để tăng thu vãng lai trên địa bàn (thuế VAT). Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tăng cường các giải pháp điều hành chi chặt chẽ, phù hợp với khả năng thu ngân sách địa phương; trong đó, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; không bổ sung chi thường xuyên, trừ trường hợp đặc biệt, cấp bách. Thực hiện việc giảm, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.

7. UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm hoãn tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Rà soát, điều chỉnh giảm mức thu đối với 22 khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19. Xây dựng và vận hành hiệu quả việc khai báo trực tuyến và tổng hợp tự động tình hình thiệt hại do dịch trên website ddci.thuathienhue.gov.vn để chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Chủ động xây dựng phương án hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân tiêu thụ một số sản phẩm nông sản do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông tin đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trên địa bàn về tình hình diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động yên tâm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh đã cùng với các doanh nghiệp tham dự các hội nghị trực tuyến do Chính phủ tổ chức để nghe báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, đồng thời, triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp,…

Với sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức và những kết quả đạt được trong năm 2020 và đặc biệt là những thành quả đã đạt được sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, sẽ tạo nền tảng vững chắc và động lực quan trọng để tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Câu hỏi của bạn Hoàng Minh Thắng, Thành phố Huế: Phong trào Chủ nhật xanh - Hãy hành động để thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng và gần đây là phong trào "Mai vàng trước ngõ" được Chủ tịch UBND tỉnh phát động và đặc biệt quan tâm, dành thời gian chỉ đạo. Đ/c Chủ tịch có thể chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

* Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" được chính thức phát động vào ngày 20/1/2019, phải nói rằng sau 2 năm triển khai, phong trào đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng trong toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường và nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn ra, "Ngày Chủ nhật xanh" vẫn được các địa phương triển khai thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, góp phần làm sạch môi trường, đẩy lùi dịch bệnh.

"Ngày Chủ nhật xanh" thực sự đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, với hiệu ứng tích cực, các đợt ra quân đã dấy lên phong trào và mang lại hiệu quả cao được đông đảo người dân ủng hộ, chung tay tham gia. Thông qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, nhiều vấn đề về môi trường tại các địa phương đã phần nào được giải quyết; nhiều điểm đen về ô nhiễm môi trường đã giảm bớt.

Những kết quả đạt được là đáng ghi nhận nhưng chúng tôi còn kỳ vọng nhiều hơn nữa từ phòng trào này, làm sao phong trào phải đi vào thực chất hơn với phương châm là "Từ nhặt rác chuyển sang không xả rác", hướng đến nâng cao nhận thức trong cộng đồng về "Ngày chủ nhật xanh" với tinh thần "Một m2 phải có một đơn vị, một người chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường". Tôi kêu gọi các cấp, ngành và địa phương cần tiếp tục quán triệt phương châm "Quyết liệt - Đồng bộ - Kiên trì"; nâng cao vai trò của người đúng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm đưa phong trào "Ngày chủ nhật xanh" đi vào cuộc sống thực chất và trở thành hành động, nếp sống thường xuyên của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội.

* Đối với "Mai vàng trước ngõ", đây là phong trào vừa được phát động nhưng được sự hưởng ứng tích cực từ các cơ quan, đơn vị cho đến các hộ gia đình. Có được sự hưởng ứng này có thể do mọi người đều hiểu được ý nghĩa của phòng trào là giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của Thừa Thiên Huế. Phong trào nhằm hướng đến 7 nhiệm vụ chính là khôi phục truyền thống trồng mai vàng, chơi mai cảnh của người dân, từ đó phát triển phong trào trồng mai vàng gắn với mô hình "Huế - thành phố bốn mùa hoa", tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất Cố đô; Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển giống Hoàng mai Huế nhằm xác định thông tin di truyền, hoàn thiện quy trình nhân giống phục vụ phát triển quy mô Hoàng Mai Huế đáp ứng nhu cầu phát triển cảnh quan du lịch và kinh tế sinh vật cảnh, kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh; Xây dựng thương hiệu Hoàng mai Huế dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận và hướng đến chỉ dẫn địa lý khi đủ các điều kiện cơ sở khoa học về nguồn gốc xuất sứ và giá trị thương hiệu được khẳng định; Thành lập Hội Hoàng mai Huế để quản lý và phát triển nhãn hiệu, giá trị kinh tế-xã hội của mai vàng xứ Huế; Xây dựng các tuyến phố, vườn mai, rừng mai có quy mô phù hợp để tạo cảnh quan phục vụ du lịch là điểm đến đặc sắc cho thành phố Huế; 100% huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng các tuyến đường, vườn mai; Lựa chọn một số khu vực phù hợp để phát triển thành các làng mai có quy mô tạo điểm nhấn của xứ sở mai vàng Huế; 100% cơ quan, công sở trên địa bàn tỉnh đảm bảo mỹ quan công sở, trong đó chú trọng đến việc bố trí trồng ít nhất 02 cây mai vàng trong khuôn viên.

Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn khi Thừa Thiên Huế đang quyết tâm xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”. Các địa phương cân tiếp tục triển khai và nhân rộng phong trào "Mai vàng trước ngõ" sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị và người dân gắn với Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng phát động.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam là một việc làm lâu dài, kiên trì, là trách nhiệm của từng gia đình, cơ quan, đơn vị. Chúng ta đi nhanh nhưng không vội vàng, hy vọng 5-10 năm nữa Mai vàng Huế sẽ nổi tiếng như hoa Anh Đào của Nhật bản.

Câu hỏi của bạn Hoàng Thảo, An Đông, thành phố Huế: Trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, chuyển đổi số có tác động thế nào?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Tác động của đại dịch Covid - 19 là rất lớn và toàn diện trên toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề phát triển, xu thế phát triển trong đó có chuyển đổi số. Cho đến nay đại dịch vẫn đang diễn ra rất phức tạp, chưa có đủ cơ sở cũng như chưa có những công trình nghiên cứu tổng hợp đánh giá đầy đủ về tác động của đại dịch Covid và về những xu thế vận động của quá trình phát triển “hậu Covid”.

Điều dễ nhận thấy nhất hiện nay là do tác động của Covid-19 tạo nên sự hạn chế trong các tương tác vật lý, giao tiếp truyền thống. Người dân đã có động thái gia tăng giao dịch trực tuyến, gia tăng ứng dụng công nghệ công tin vào đời sống tạo thuận lợi hơn trong quá trình Chuyển đổi số.

Tình hình Covid-19 làm hạn chế mọi hoạt động thường nhật, tác động lên đời sống và công việc buộc người dân gia tăng hoạt động trên môi trường số. Người dân hạn chế tụ tập, gia tăng các dịch vụ công trực tuyến, nộp hồ sơ trên mạng, nhận hàng, nhận kết quả qua bưu chính công ích… Đây là điều kiện mở ra cho nhiều ứng dụng tiếp cận người dùng, là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và cả cơ quan quản lý nhà nước trong sứ mệnh thúc đẩy chuyển đổi số.

Về cơ bản, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại mới. Nhằm tận dụng tối đa các thành tựu về công nghệ thông tin, huy động các nguồn lực xã hội, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy triển khai nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả chống dịch Covid-19, chuyển đổi số có tác động to lớn và là điểm sáng trong công tác chống dịch.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, bối cảnh dịch Covid-19 làm cho mọi giao thương, giao dịch bị đình trệ. Hành vi xã hội buộc phải được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Ví dụ như: Khai báo y tế qua mạng, dùng Hue-S để giải đáp các phản ánh/vướng mắc trong chống dịch, dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh, nộp và nhận kết quả qua bưu chính công ích… Người dân bắt đầu tìm hiểu các thông tin đặt hàng, tìm hiểu các sàn thương mại điện tử của Huế. Các cuộc họp online, hội họp thông minh qua phần mềm, xử lý công việc thông qua các phần mềm ứng dụng…

Cụ thể các kết quả đạt được tại tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Phòng chống dịch bệnh Covid-19:  Mô hình thực chiến trong công tác phòng chống dịch bệnh dựa trên nền tảng số.

+ Tổng số người khai báo y tế của người về Huế là 96.523 người

+ Tổng số khai báo y tế người dân nội bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay đã khai báo đến: 316.824 hộ với 839.908 nhân khẩu

+ Tiếp nhận và xử lý 128.959 cuộc điện thoại đường dây nóng

- Phòng chống thiên tai: Mô hình thực chiến trong công tác phòng chống thiên tai dựa trên nền tảng số.

+ Tiếp nhận và xử lý hơn 3.485 cuộc điện thoại đường dây nóng

+ Phối hợp các địa phương hỗ trợ, ứng cứu 728 trường hợp

+ 213 bản tin về thời tiết, chuyển biến khí hậu được cảnh báo liên tục

- Phản ánh hiện trường: Sử dụng trên nền tảng online (App Hue-S và website tuongtac) giúp phát huy hiệu quả tối đa trong bối cảnh dịch Covid-19. Kết nối người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước để giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội. Đảm bảo tương tác trên môi trường số:

+ 26.353 phản ánh được tiếp nhận

+ 214 cơ quan tham gia xử lý trên hệ thống (45 cơ quan, doanh nghiệp ngoài khối hành chính nhà nước).

+ 81% là mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với KQ xử lý

+ 1,8% tổng số phản ánh quá hạn xử lý

+ 1.521 phản ánh liên quan phòng chống Covid-19 và bão lụt

- Thông tin cảnh báo: Nhà nước cảnh báo thông tin đến người dân qua ứng dụng Hue-S.

+ 1.266 thông tin cảnh báo đã phát đi trên Hue-S

- Dịch vụ SOS: Người dân bấm SOS để IOC triển khai nghiệp vụ, phối hợp các lực lượng chức năng ứng cứu trong những trường hợp khẩn cấp uy hiếp đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người dân.

+ 1.129 tín hiệu SOS đã tiếp nhận từ người dân để hỗ trợ

- Camera trực tuyến: Truyền hình ảnh trực tuyến đến người dân. Tùy vào thời điểm, dự kiện để tuyên truyền hoặc phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh,

+ 212 điểm camera trọng yếu được chọn phát theo nhu cầu người dân

- Giao thông di chuyển: Dữ liệu về biển báo, tuyến đường, tình trạng kẹt đường, thông tin thay đổi tuyến, phân luồng giao thông, Xe bus …

+ Theo dõi 21.939.656 lượt xe vào ra TT-Huế phục vụ phòng chống dịch

+ Phát hiện 134.5194 lượt xe được xác định đi từ các vùng dịch vào, ra TT-Huế

+ Cảnh báo thường xuyên khi có các điểm kẹt xe, tắc đường, sự cố giao thông

+ Thông tin các tuyến Bus và lộ trình thời gian thực

- Giáo dục đào tạo: Theo dõi điểm, học bạ điện tử và thông tin kết nối giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh, hỗ trợ kết nối tài nguyên phục vụ học tập trên môi trường số.

- Dịch vụ công trực tuyến: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động. Kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp không phải đến cơ quan công quyền, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, hạn chế được sự tiếp xúc, qua đó hỗ trợ tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

+ Theo dõi 74830 hồ sơ mức độ 3, 4 phát sinh trên hệ thống

- Thông tin quy hoạch: Công khai thông tin quy hoạch đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế trên môi trường số.

- Thông tin môi trường: Công khai thông tin môi trường được kết nối từ các thiết bị cảm biến giúp người dân theo dõi trên mạng Internet.

+ Thông tin chất lượng không khí tại trung tâm Tp Huế

+ Thông tin chất lượng xả nước thải Khu công nghiệp Phú Bài

+ Thông tin chất lượng xả khói thải Khu công nghiệp Đồng Lâm

- Hue-S Taxi: Tích hợp nền tảng chung để các hãng taxi tham gia vào cung cấp dịch vụ tương tự như Grap nhưng có sự theo dõi đảm bảo an toàn cho người dân tại hệ thống IOC.

+ 1.924 cuốc taxi đã phát sinh trên Hue-S Taxi

- Hệ thống QR: Giải pháp giao tiếp thông tin thông minh bao gồm: Chống dịch, truy xuất hành hóa, xem thông tin di tích, điểm đến, chuyển tiền cho nhau và một số tiện ích khác.

+ 5.772 mã QR các điểm đến được tạo lập phục vụ phòng chống dịch

+ 153.000 lượt quét QR đã được công dân thực hiện qua Hue-S

- Thông tin, truyền thông: Cung cấp thông tin chính thống về địa phương, hoạt động lãnh đạo tổng hợp từ nguồn  chính thống. Tiếp nhận các nội dung người dân gửi để xác minh độ chính xác. Tích hợp trang tin của Bộ TT&TT và một số nội dung về báo hình, báo nói trên địa bàn.

+ 12.172.179 bản tin được hệ thống thu thập tự động

+ 423.857 bản tin đã được xác minh (tích cực, tiêu cực, chống phá).

+ 1.036 bản tin đã được xác minh theo yêu cầu của công dân, tổ chức

+ 1.289 bản tin đã truyền thông chủ động trên Hue-S

- Thẻ điện tử: Tích hợp các ví điện tử, tài khoản ngân hàng định hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ 1000 thẻ điện tử đã cấp phát cho 20 đơn vị thí điểm

+ Ví điện tử Viettel Pay đã tích hợp thành công vào Hue-S phục vụ thanh toán

- Giải pháp họp thông minh: Ứng dụng phần mềm họp thông minh cho các Cơ quan nhà nước tránh hội họp tập trung, tiếp xúc gần trong mùa dịch. Khả năng mở rộng thành các tổ chức, đơn vị ứng dụng giao tiếp, làm việc và trao đổi trực tuyến trên môi trường số.

- Hệ thống báo cáo số phục vụ số liệu chỉ đạo điều hành: Hệ thống giúp tổng hợp số liệu về dịch COVID-19, hiển thị dưới dạng biểu đồ trực quan, cung cấp các mối tương quan dữ liệu,..., nhằm phục vụ kịp thời chỉ đạo điều hành trên môi trường số.

Câu hỏi của bạn Trần Minh Phương, TDP Thanh Lương 3, phường Hương Xuân, TX Hương Trà: Được biết sắp tới Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân nên tôi viết đơn này xin hỏi về thủ tục để được chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa sang đất ở đối với hộ dân. Rất mong Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ xem xét. Cụ thể: Gia đình tôi có 8 anh chị em, ngoài một số anh chị lập gia đình và cũng đã có được nhà riêng, còn lại một số hoàn cảnh khó khăn vẫn chưa có được đất ở để an cư. Hiện gia đình tôi chỉ có mảnh đất ở tại Tổ dân phố Thanh lương 3 nhưng mảnh đất hiện tại là đất thờ cúng tổ tiên nhiều đời, một phần lớn diện tích cũng đã bị bom đạn thời chiến tranh tạo hố sâu nên chỉ có thể sử dụng trồng trọt. Nay gia đình tôi có nguyện vọng xin được chuyển đổi thửa đất trồng lúa nằm trên đường Lê Đức Thọ (đoạn từ Lý Nhân Tông đến cầu Thanh Lương) thuộc Phường Hương Xuân, Thị Xã Hương Trà sang đất ở để các anh chị có mảnh đất an cư lạc nghiệp. Vị trí mảnh đất nằm sát bên ngoài mốc lộ giới đường Lê Đức Thọ. Tôi nghe thông tin đoạn đường này đang nằm trong quy hoạch mở rộng và đất hai bên đường sẽ được chuyển đổi thành đất ở trong quy hoạch. Hiện khu vực hai đầu đoạn đường đã được chuyển xây dựng hình thành khu dân cư rồi. Xin hỏi với trường hợp của gia đình tôi có được phép chuyển đổi không? Và nếu được phép chuyển đổi thì gia đình tôi phải làm thủ tục như thế nào và nộp cho đơn vị nào? Thông tin hiện thửa đất gia đình tôi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: Thửa đất 386/3, Tờ đồ số 8 diện tích 861 m2 đất sản xuất nông nghiệp, được cấp theo nghị định 64/NĐ-CP. Rất mong nguyện vọng của gia đình có được lãnh đạo các cấp xem xét.

Trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường:

Theo nội dung trình bày của anh (chị) thì thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất là đất sản xuất nông nghiệp được cấp theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Theo Công văn số 740/UBND-ĐC ngày 14/02/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi chưa ban hành quy định sửa đổi Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế không giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất ở đối với trường hợp đất nông nghiệp có nguồn gốc được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ./.

Câu hỏi của bạn Trần Minh Đức, Công ty cổ phần Hồng Đức: [Xin tháo gỡ khó khăn trong việc lắp đặt máy bán hàng tự động ] Trong thời gian hơn 03 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Hồng Đức đã gặp khó khăn trong việc xin lắp đặt máy bán hàng tự động (MBHTĐ) tại các điểm di tích, các điểm tham quan du lịch của Huế, các điểm công cộng, các trường học, bệnh viện… khi làm việc tại các đơn vị quản lý các điểm đặt máy, gồm: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, UBND thành phố Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Y tế do sở Y tế quản lý. Kính mong lãnh đạo tỉnh tháo gỡ những khó khăn trong việc lắp đặt MBHTĐ tại Đại Nội, các điểm di tích, các điểm tham quan du lịch của Huế, các điểm công cộng, các trường học, bệnh viện do tỉnh đang quản lý. Trân trọng cảm ơn.

Về vấn đề này, ngày 25/3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 2384/UBND-CT có ý kiến như sau: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và UBND thành phố Huế xem xét, xử lý các kiến nghị của Công ty Cổ phần Hồng Đức tại văn bản nêu trên; báo cáo UBND tỉnh kết quả trước ngày 15/4/2021./.

Câu hỏi của bạn Đỗ Thanh Hà, 118/10/2 Dương Văn An, Tp Huế: Thị trường đầu ra nông sản tỉnh ta gặp nhiều khó khăn và bất lợi so với nhiều tỉnh khác trong cả nước, nguyên nhân do đâu và giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm giúp nông dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống ?

Trả lời của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Nhiều mặt hàng nông sản của Thừa Thiên Huế còn sản xuất ở qui mô nhỏ, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội địa, trong tỉnh. Tuy vậy, cũng như các địa phương khác, trong thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid, nên việc tiêu thụ nông sản của tỉnh cũng có bị ảnh hưởng, giá bán thấp hơn mọi năm, nhất là sau Tết Nguyên đán.

Mặt khác, năm nay thời tiết thuận lợi cho sản xuất rau màu vụ Đông Xuân, các tỉnh phía Bắc được mùa, nguồn cung nhiều, sức mua giảm nên cũng ảnh hưởng đến giá cả; tuy nhiên, dự báo tình trạng này sẽ không kéo dài.

Để giải quyết vấn đề này thì hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là giải pháp quan trọng, có tính cơ bản và lâu dài.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND qui định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Do vậy rất thuận lợi để thực hiện.

Để thực hiện tốt hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, có 4 việc cần quan tâm, đó là:

1. Phải tổ chức lại sản xuất.

Hiện nay nông dân chủ yếu sản xuất riêng lẻ, qui mô nhỏ và theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Cần phải hình thành tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất có qui mô hợp lý, dưới sự điều hành của tổ, nhóm, doang nghiệp, hơp tác xã nhằm sản xuất sản phẩm đồng nhất về chất lượng, mẫu mã; sản phẩm cung ứng ra thị trường phù hợp từng thời kỳ, có số lượng đáp ứng nhu cầu của nhà phân phối… Tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ đại diện nông dân để ký hợp đồng hợp tác, liên kết với các tổ chức cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…

2. Phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm có chứng nhận VietGAP, hữu cơ. Những sản phẩm là lợi thế, thế mạnh của địa phương cần phát triển thành sản phẩm OCOP.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu việc sản xuất, tiêu dùng nông sản an toàn; giới thiệu các điểm, cửa hàng bán nông sản an toàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, hỗ trợ phát triển thị trường nông sản an toàn.

4. Thực hiện tốt chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vận động, thu hút, hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hệ thống các điểm, cửa hàng bán nông sản an toàn.