Chuyển đổi số - Tăng trưởng bền vững và hội nhập

Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Hôm nay, ngày 09/11/2023, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, cùng với ông Nguyễn Dương Anh – Phó GĐ Sở Thông tin và Truyền thông sẽ đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số - Tăng trưởng bền vững và hội nhập”

Buổi đối thoại được truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin Điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ: www.thuathienhue.gov.vn), Live Stream trên Fanpage UBND tỉnh, đồng thời ghi hình và phát lại trên sóng của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế; các bạn cũng có thể gửi câu hỏi trực tiếp tại Livetream trên Fanpage UBND tỉnh.

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ?

Phát biểu khai mạc Đối thoại trực tuyến với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ đề “Chuyển đổi số - Tăng trưởng bền vững và hội nhập”

Xin chào tất cả các quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử ngày hôm nay.

Như quý vị đã biết, Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của chúng ta hiện nay. Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển về khoa học công nghệ, là giải pháp quan trọng, cấp thiết làm cơ sở xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh đã tập trung và triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho công tác chuyển đổi số. Qua quá trình triển khai, chúng ta phấn khởi nhận thấy rằng: nhận thức về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trên từng lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.

Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi số. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Hàng loạt chỉ số cải cách hành chính hàng năm, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong nhóm đầu của cả nước. Đặc biệt, trong hai năm 2020, 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp vị thứ 2/63 tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Đồng thời, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu năm 2025 đạt 100% tiêu chí chính quyền số, hơn 90% dịch vụ công đạt cấp độ 4, kinh tế số chiếm 15 - 20% GRDP. Thừa Thiên Huế cũng là địa phương kiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình.

Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng công cuộc chuyển đổi số là nhiệm vụ lâu dài và phải mang tính bền vừng. Vì vậy, thông qua buổi đối thoại hôm nay, trên tinh thần trao đổi, cầu thị và hết sức trách nhiệm, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều câu hỏi, lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để công tác chuyển đổi số ngày càng đi vào thực chất hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến của quý vị gửi đến tham gia đối thoại. chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra một cách thỏa đáng, đáp ứng sự mong mỏi, quan tâm của quý vị./.


Toàn cảnh buổi đối thoại

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Trần Văn Quang, Nhật Lệ - thành phố Huế:

Chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng giúp tăng trưởng bền vững và hội nhập, xin hỏi công tác chuyển đổi số đã được tỉnh triển khai như thế nào, những kết quả đạt được và đặc biệt là chiến lược chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian đến, ưu tiên nhiệm vụ nào trong xây dựng lộ trình chuyển đổi số để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cũng như duy trì được vị trí top dẫn đầu của cả nước về chỉ số chỉ số chuyển đổi số (DTI)?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh 

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, công tác chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:

Về Phát triển chính quyền số

- 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có hạ tầng mạng nội bộ, kết nối đường truyền số liệu chuyên dụng, Internet tập trung về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh.

- Toàn tỉnh có 1.953 Thủ tục hành chính (TTHC) trong đó có 1.859 TTHC được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến chiếm tỷ lệ 95% và 787 TTHC được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình chiếm tỷ lệ 40,29%.

- 100% các hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến.

- Tỷ lệ kết quả đánh giá hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp đạt 84,15%.

-  Tiếp tục giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số chuyển đổi số (DTI): năm 2021 vị thứ 02, năm 2022 vị thứ 04 trên cả nước.

- Tỷ lệ đầu tư ngân sách của Sở, ngành, địa phương cho chuyển đổi số đạt 1,25%.

Về Phát triển kinh tế số

- 48,87% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

- 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử

- Trên địa bàn tỉnh ước tính có 359 doanh nghiệp công nghệ số và 229 doanh nghiệp nền tảng số.

- 98% số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định.

- Khu Công nghệ thông tin tập trung của tỉnh đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.

- Tính đến hết năm 2022, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số 10,67% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh.

Về Phát triển xã hội số

- Hạ tầng băng rộng di động: Mạng di động đã phủ sóng 1.133 /1.133 thôn trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 100%.

- Số lượng người dân có điện thoại thông minh ước đạt 749.645, chiếm tỷ lệ 68,26% dân số trưởng thành

- 84% hộ gia đình có người có điện thoại thông minh.

- Ước tính 68,26% số lượng người dân trưởng thành có điện thoại thông minh và dự ước 50% người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

- Hoàn thiện và đưa ứng dụng Hue-S phục vụ cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp, du khách với 20 dịch vụ được tích hợp trên nền tảng này.

Lộ trình, mục tiêu chuyển đổi số để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thời gian tới:

- Xây dựng đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn tỉnh; chuyển đổi số trong tất cả các ngành, lĩnh vực trở thành phương thức cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Chuyển đổi số trở thành nền tảng để phát huy đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường của Thừa Thiên Huế; đưa ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng để phát triển bền vững Thừa Thiên Huế trong giai đoạn mới.

- Phát triển các doanh nghiệp có nguồn lực về công nghệ số trên địa bàn tỉnh nhằm tạo môi trường cho sự phát triển của kinh tế số, từng bước tạo thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ và là trung tâm chuyển giao khoa học - công nghệ của quốc gia.

Hue-S trái tim chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định Hue-S là nền tảng đặc thù thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh trong trong thời gian tới. Để người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước dễ sử dụng, đội ngũ chuyên gia đã xây dựng kiến trúc chuyển đổi số, sắp xếp giao diện Hue-S một cách tối ưu nhất, gồm: Khối truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối xã hội số; khối chính quyền số và khối cá thể hóa người dùng. Đây sẽ bộ khung giúp cho hoạt động chuyển đổi số thống nhất, bền vững.

Trong đó sẽ gói gọn lại những dịch vụ cơ bản, thiết yếu phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế các dịch vụ liên kết rườm rà, gây khó. Đơn cử khi chọn lĩnh vực du lịch thì toàn bộ giao diện Hue-S sẽ chuyển đổi hẳn sang giao diện dành khách du lịch bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết riêng về dịch vụ du lịch, dễ tiếp cận, dễ khai thác thông tin. Khi chọn khối doanh nghiệp thì Hue-S sẽ chuyển sang giao diện dành cho doanh nghiệp với các dịch vụ dành cho doanh nghiệp, Khi chọn khối nhà nước thì Hue-S sẽ chuyển sang giao diện dành cho Cán bộ, công chức, viên chức với các công cụ phục vụ cho công vụ như: làm việc số, báo cáo số, bản đồ số và dữ liệu số,…

Câu hỏi của bạn Hạnh Nguyên, Facebook: Hiện nay mạng xã hội phát triển mạnh nhu cầu về thông tin, Bên cạnh những lợi ích tích cực còn có rất nhiều tiêu cực gây nhức nhối hiện nay như: Lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của người khác, quay trend đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, xuất bản những video sai lệch về đạo đức làm cho giới trẻ có suy nghĩ sai lệch, bán các loại sản phẩm kém chất lượng trên mạng…Vậy các đơn vị quan lý nhà nước có những giải pháp nào để giảm thiểu tiêu cực đối với vấn đề này?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

 Hiện nay hệ thống văn bản QPPL về việc quản lý thông tin tên MXH gồm: 
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP  ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ra đời nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam; đồng thời, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Các chế tài tài xử phạt VPHC gồm: 
+ Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
+ Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Thời gian qua, Sở đã tăng cường chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra và thông qua trang tương tác Hue-S, đã tiếp nhận và đấu tranh xử lý đối với các tổ chức/ cá nhân có hành vi dụng mạng xã hội để bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của người khác, quay trend đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo trên trang Thông tin điện tử của Sở, trên báo, đài và trên Hue-S, đã giúp cho người dân biết nhận thức được trong việc tiếp cận những thông tin. Qua đó, góp phần góp phần giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh trên địa bàn tỉnh TT-Huế.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Quả, Kim Long, thành phố Huế:

Theo tôi được biết, hiện nay tỉnh đang có kế hoạch xây dựng mô hình tỉnh chuyển đổi số điển hình, vậy xin chương trình có thể nói rõ hơn về mô hình này được không?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Triển khai nhiệm vụ được giao của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 về việc xây dựng mô hình điểm tỉnh chuyển đổi số điển hình, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch để triển khai, bao gồm các chỉ tiêu đạt được đến năm 2025 với các trụ cột chính quyền số kinh tế số, xã hội số; Trong đó chỉ rõ các nhiệm vụ chung mà tỉnh (các sở ngành) triển khai, những nhiệm vụ mà huyện sẽ triển khai, các nhiệm vụ xã triển khai nhằm tránh trùng lặp gây lãng phí công sức và kinh phí.

Hiện nay Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai thí điểm mô hình cho cấp xã (Xã Quảng Thọ- Quảng Điền và xã Phong An – Phong Điền), thí điểm mô hình cấp huyện Quảng Điền, Phong Điền.

Các nền tảng, công cụ xây dựng mô hình:

- Nền tảng Hue-S cung cấp các nghiệp vụ thu thập dữ liệu cung cấp đến tùy đối tượng thu thập như: Thu thập nhà nước, Thu thập người dân, Báo cáo định kỳ… để hình thành nên kho dữ liệu số.

- Nền tảng số hóa là nơi lưu trữ, xây dựng dữ liệu, thu thập dữ liệu đảm bảo hình thành kho dữ liệu thống nhất, đảm bảo tính liên thông chia sẻ.

- Hệ thống tương tác để xử lý phản ánh kiến nghị của người dân.

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cung cấp nghiệp vụ xử lý dịch vụ công cho cấp huyện.

- Hệ thống thông báo cảnh báo cho người dân và CBCCVC.

- Hệ thống giám sát camera, cảm biến.

- Nền tảng bản đồ số giúp hiển thị các thông tin không gian các đối tượng liên quan bản đồ.

- Nền tảng làm việc số là nơi cung cấp tổng thể mọi quy trình công việc liên quan có thể xử lý, theo dõi trên cùng 1 nền tảng.

- Nền tảng báo cáo số là nơi phân tích, tính toán, hiển thị các số liệu từ các nguồn dữ liệu số giúp hình thành nên các biểu đồ, số liệu so sánh giúp cho công tác theo dõi tổng quát, chỉ đạo điều hành trong quản lý nhà nước

Câu hỏi của bạn Văn Vũ, Thành phố Huế:

Chuyển đổi số hiện đã trở thành yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, vậy tỉnh đã có những cách làm nào, cũng như các giải pháp hay chính sách gì để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trong quá trình chuyển đổi số?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

- Hàng năm UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có nội dung hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Năm 2021 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 262/KH-UBND thực hiện Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận và triển khai hiệu quả việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ chuyển đổi số trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các năm 2022, 2023 UBND tỉnh đã ban hành và triển khai Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế theo từng năm. Trong đó có nội dung: “Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ; Hỗ trợ đăng ký và duy trì tài khoản trên sàn TMĐT.

- Dưới sự thống nhất chủ trương của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì xây dựng và triển khai Ứng dụng tích hợp sàn thương mại điện tử, ứng dụng này đã được tích hợp trên Hue-S.

- Ngoài ra, nhằm hỗ trợ giải đáp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sở TT&TT đã chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng công cụ số, đó là kênh hỏi đáp tích hợp trên Hue-S phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Nam, 288 Phan Đình Phùng:

Kính thưa BTC, chúng tôi vui mừng vì chủ đề Diễn đàn khá thú vị. Với cá nhân tôi, chủ đề và nội dung nên gắn thêm hoặc đưa thêm thành tố địa phương Thừa Thiên Huế sẽ thu hút, dễ hiểu, gần gũi hơn. Như ông biết, chuyển đổi số được rất nhiều nói (không chỉ lãnh đạo, giới CNTT mà trong người dân cũng rất phổ biến), tuy nhiên, không phải mọi người đều hiểu nó là gì. Cho tôi xin phép hỏi làm đúng chuyển đổi số sẽ phát triển, vậy làm ko đúng chuyển đổi số có trì trệ, đình đốn không và trong lĩnh vực, nghề nghiệp nào? Trên địa bàn tỉnh, có bao nhiêu doanh nghiệp cung cấp giải pháp số, sản phẩm số? tỷ lệ này so với doanh nghiệp các lĩnh vực khác như thế nào? Cần làm gì để tăng tỷ lệ này. Cảm ơn BTC


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông 

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

 -  Như chúng ta đã biết, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Quan điểm xuyên suốt của tỉnh chúng ta; đó là Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm. Cơ sở để thực hiện mục tiêu này; thì người dân phải được trang bị điện thoại thông minh, được trang bị kỹ năng số và tiếp cận được các nền tảng số trên điện thoại di động thông minh; từ đó có thể thụ hưởng được những thành quả của chuyển đổi số, chủ động tham gia và đóng góp thúc đẩy vào công cuộc chuyển đổi số.

-  Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau.

-  Tỉnh hiện có 359 DN kinh tế số; 229 DN nền tảng kinh tế số. Các DN đăng ký ngành KD chính về KTS, nền tảng KTS; tuy nhiên thực tế thì hoạt động chính cung cấp giải pháp số, sản phẩm số không nhiều.

-  Một trong những giải pháp định hướng: Ngày 23/3/2020,UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 86/KH-UBND về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030. Theo Kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh quy tụ được 300 doanh nghiệp công nghệ số. Mục tiêu đến 2030, phấn đấu Thừa Thiên Huế có khoảng 500 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh:

+ Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về phát triển doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường. Đặc biệt, xây dựng chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.

+ Hỗ trợ trong việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới ứng dụng công nghệ số tại Thừa Thiên Huế. Cụ thể như, tiến hành các khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các phát kiến đổi mới trong điều kiện thị trường thực tế.

+ Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, dịch vụ đô thị thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh, môi trường,..

+  Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số…

+ Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế -  xã hội;

+ Tổ chức truyền thông rộng rãi mang tính quốc tế về tầm quan trọng của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính, nông nghiệp,...của tỉnh; 

+ Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng.

Câu hỏi của bạn Phan Văn Khoa, Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế:

Trong quá trình phát triển chuyển đổi số thì nhân lực số là khâu quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, vậy xin hỏi mục tiêu và kế hoạch đặt ra của tỉnh về phát triển nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Nhân lực chuyển đổi số (CĐS) bao gồm nhân lực CĐS trong cơ quan nhà nước, nhân lực CĐS trong DN và người dân là một trong những yếu tố quan trọng mà UBND tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai thông qua các văn bản sau:

Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI Về Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra các nội dung phát triển nhân lực CĐS:

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng và đảm bảo mục tiêu 100% cơ quan, đơn vị, địa phương có bố trí nhân lực chuyên trách chuyển đổi số, an toàn thông tin. Thường xuyên quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ nhân sự này.

- Đại học Huế, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo phối kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đổi mới, đa dạng và linh động triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển các doanh nghiệp số, chuyển đổi số của doanh nghiệp, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng các chính sách, chương trình đãi ngộ để thu hút các chuyên gia, nhân sự cao cấp tham gia vào hoạt động chuyển đổi số của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch đưa chương trình chuyển đổi số vào đào tạo về kiến thức, kỹ năng số cho học sinh các cấp học.

Ngày 18/4/2022, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 160/KH-UBND Triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CĐS trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh cũng đã có Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 30/9/2022 Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, có 10.000 nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp CNTT, trong đó 3.000 người hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành công nghệ thông tin và 7.000 người hoạt động trong các lĩnh vực chuyển đổi số, các ngành kinh tế bổ trợ. Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như:

- Quy hoạch, định hướng phát triển môn Tin học/CNTT trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chuyên ngành CNTT;

- Xây dựng các chương trình hướng nghiệp;

- Hình thành thị trường lao động công nghệ thông tin và truyền thông;

- Đẩy mạnh phương thức kết hợp 03 bên “Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp” trong cung ứng nguồn nhân lực;

- Hỗ trợ và kết nối thị trường lao động;

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút nguồn nhân lực CNTT;

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý CNTT;

- Kiểm soát nguồn nhân lực CNTT trong trường hợp phát triển cơ cấu nhân lực CNTT không đồng đều giữa các lĩnh vực của CNTT.

Câu hỏi của bạn Quỳnh Anh, Lăng Cô, huyện Phú Lộc:

Như chúng ta đã biết, dịch vụ công trực tuyến góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao tính công khai, minh bạch. Vậy cho tôi hỏi trong tiến trình chuyển đổi số của tỉnh thì việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn đang được triển khai như thế nào, kỳ vọng về mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đến đâu?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố danh mục DVC toàn trình và dịch vụ công một phần tại Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Dịch vụ công trực tuyến được triển khai trên Cổng DVC tỉnh và ứng dụng DVC trực tuyến trên Hue-S phục vụ công dân, doanh nghiệp thuận lợi và có các kênh khác nhau để đăng ký, quản lý, theo dõi hồ sơ.

- Để hỗ trợ và thúc đẩy DVC trực tuyến, tỉnh đã ban hành các chính sách:

  (1) Cắt giảm thời gian giải quyết khi nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến so với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã ban hành Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2023;

  (2) Quy định mức thu lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã ban hành Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 21 tháng 8 năm 2023;

- Cổng DVC và ứng dụng DVC trên Hue-S đã tích hợp các công cụ hỗ trợ ký số từ xa và thanh toán trực tuyến, hỗ trợ Công dân/Doanh nghiệp đăng ký xử lý hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí và nhận kết quả trực tuyến mà không phải đến cơ quan. Đúng với kỳ vọng của tỉnh, Công dân/ Doanh nghiệp đăng ký được DVC mọi lúc, mọi nơi, mà không phải đến cơ quan nhà nước.

Câu hỏi của bạn Hoàng Tuấn, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy:

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là một nội dung quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Vậy lãnh đạo tỉnh cho biết những kết quả nổi bật sau thời gian thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh? Quá trình tổ chức triển khai thực hiện có gặp những khó khăn, vướng mắc gì không?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

- Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án 06, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 03/3/2022 triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo việc triển khai Đề án 06 được toàn diện, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đảm bảo đúng lộ trình đề ra theo từng giai đoạn, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 tỉnh (do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo). Đồng thời, chỉ đạo, 100% sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành Kế hoạch và thành lập Tổ công tác triển khai Đề án 06 tại đơn vị, địa phương (đến cấp thôn) để triển khai thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở.

  - Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và tình hình thực tế trên địa bàn, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06 tỉnh đã tham mưu đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả, nổi bật là: (1) Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 04/4/2023 về đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn. (2) Ban hành 15 Kế hoạch, 248 văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ Đề án 06/CP theo chức năng. Tổ chức 10 cuộc họp được kết nối trực tuyến đến cấp xã để đánh giá, triển khai các nhiệm vụ Đề án 06. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06; nhất là tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (3) Nhằm tạo đột phá và đưa các tiện ích của Đề án 06 đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn, ngày 28/4/2023, UBND tỉnh đã ký kết Kế hoạch phối hợp số 171/KHPH-BCA-UBND với Bộ Công an về triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Ðề án 06. Là tỉnh tiên phong ký kết kế hoạch phối hợp theo từng mô hình ứng dụng các tiện ích Đề án 06. Quá trình triển khai, theo khuyến nghị của Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-BCĐ về phối hợp đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế với 46 mô hình, trong đó tiếp tục thực hiện 26 mô hình (theo Kế hoạch phối hợp 171), bổ sung 17 mô hình (theo Công văn số 4043/CV-TCTTKĐA ngày 13/6/2023 của Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ), đề xuất thêm mới 03 mô hình phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh.

  Đến nay, các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành theo tiến độ đề ra; Tỉnh đã triển khai và từng bước nhân rộng 22 mô hình, trong đó: Cơ bản đã hoàn thành 09 Mô hình; Đang triển khai chưa hoàn thành 13 Mô hình. Một số kết quả nổi bật cụ thể như sau:

  (1) Triển khai đảm bảo điều kiện công dân số tại Mô hình 24: Toàn tỉnh đã thu nhận 1.100.426 hồ sơ cấp CCCD, là một trong 19 địa phương hoàn thành sớm chỉ tiêu cấp CCCD cho công dân đủ điều kiện cư trú trên địa bàn, được Bộ Công an biểu dương; Thu nhận 813.681 hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT (đạt 77% nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên). Thu thập 91.976 địa chỉ số (thông tin về nhà ở gắn định vị GPS, cùng với thông tin công dân trong hộ); Tạo lập 63.022 ví điện tử Hue-S và hơn 700 điểm chấp nhận thanh toán điện tử; Tiếp nhận đăng ký và cấp gần 9.920 chữ ký số công cộng cho người dân.

  (2) Về thực hiện Dịch vụ công (Mô hình 1,2,3): Hoàn thành kết nối các Hệ thống thông tin của tỉnh với Hệ thống CSDLQG về DC, đã khai thác 20 trường thông tin của công dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Đã xác thực, chuẩn hóa tài khoản công dân của tỉnh với Hệ thống Hệ thống CSDLQG về DC và định danh, xác thực điện tử của Bộ Công an. Phối hợp và làm rõ giải pháp tự động hóa Trung tâm hành chính công thông qua tương tác Kiosk và đang tiến hành thử nghiệm.

  (3) Triển khai nền tảng quản lý lưu trú (ASM) tại Mô hình 9, 10, 11: Đã triển khai thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại 119 cơ sở lưu trú và 15 cơ sở khám, chữa bệnh; cập nhật thông tin khách checkin: 45.089 trường hợp.

  (4) Triển khai thiết bị đọc thẻ chip, xác minh di động tại Mô hình 8, 16: Triển khai tại 03 Văn phòng công chứng: Hồ Phi Hùng, Phan Đình Việt, An Phú Gia, xác thực thông tin trên thẻ CCCD hơn 500 trường hợp; 03 Cơ sở cầm đồ: Phú Quý, Quốc Anh 3, Trần Quang Phúc, xác thực danh tính 130 trường hợp.

  (5) Chi trả không dùng tiền mặt tại Mô hình 39: Triển khai chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng thụ hưởng bằng nguồn ngân sách nhà nước tại 137/141 xã, phường, thị trấn, đạt tỉ lệ 97,16%; có 47.090/59.991 người được ủy quyền, người giám hộ được chi trả qua tài khoản, đạt tỉ lệ 78,49%.

  (6) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại Mô hình 27, 28: Thường xuyên đăng tải nội dung truyền thông lên trang thông tin điện tử Trung tâm IOC tỉnh, trên ứng dụng Hue-S (đã gửi tổng cộng 912.013 tin nhắn đến người quan tâm), Fanpage HueIOC (thu hút tổng cộng 583.204 lượt tiếp cận, 32.921 lượt tương tác); trình chiếu các video tuyên truyền về Đề án 06 trên các màn hình điện tử lớn tại các điểm tập trung đông người.

  (7) Rà soát, cập nhật, đồng bộ dữ liệu an sinh xã hội, hội viên vào phần mềm quản lý trên nền tảng CSDLQG về DC. Đã cập nhật 23.489 dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo; 74.375 dữ liệu hội viên Hội Người cao tuổi; 61.689 dữ liệu hội viên Hội Nông dân; 14.783 dữ liệu hội viên Hội Cựu chiến binh; 9.231 dữ liệu Người có công; 6.920 dữ liệu hội viên Hội Chữ thập đỏ.

  2. Khó khăn, vướng mắc

  (1) Một bộ phận người dân không có thiết bị di động thông minh; chưa thành thạo thao tác sử dụng và chưa nắm đầy đủ các quy định, thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công dẫn đến việc ngại thực hiện, còn tâm lý và thói quen đến nộp hồ sơ trực tiếp.

  (2) Để triển khai ứng dụng sâu rộng Đề án 06 đòi hỏi phải đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị. Trong điều kiện tỉnh còn khó khăn về kinh tế nên một số mô hình chưa thể triển khai toàn diện, như: mô hình kiểu mẫu thực hiện Đề án 06 tại các khu chung cư, khu đô thị, các điểm hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến; triển khai Kiosk đăng ký khám bệnh tự động; tự động hóa Trung tâm hành chính công thông qua tương tác Kiosk...

  (3) Một số Bộ, ngành Trung ương chưa hoàn thành việc số hóa, làm sạch và chia sẻ, kết nối dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhất là dữ liệu về nhà ở, đất đai, hộ tịch,... Do vậy, quá trình giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến các loại dữ liệu trên phải mất thời gian xác minh nên chưa đăng ký rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính triệt để.

Câu hỏi của bạn Trung Hiếu, phường Thủy Xuân, thành phố Huế:

Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn được được xác định sẽ hỗ trợ việc triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân. Đây được xem là lực lượng nòng cốt ở cơ sở đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân. Vậy trên địa bàn tỉnh lực lượng này đã phát huy hiệu quả và vai trò của mình chưa, giải pháp nào để cho tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động ngày càng hiệu quả?


Ông Nguyễn Thanh Bình  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Sứ mệnh của Tổ công nghệ số cộng đồng

- Muốn chuyển đổi số thành công thì phải lấy người dân làm trung tâm. Việc hình thành kỹ năng số cho người dân là yếu tố quyết định việc hình thành, phát triển nhanh và bền vững chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Hình thành công dân số trên địa bàn là sứ mệnh vô cùng to lớn của Tổ Công nghệ số cộng đồng. Chính vì vậy Tổ Công nghệ số cộng đồng là "Hạt nhân chuyển đổi"

- Đến nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng (141/141 xã, phường, thị trấn đã ban hành quyết định thành lập tổ công nghệ số cộng đồng với 1.100 tổ và 5.580 thành viên tham gia).

- Để hoạt động của Tổ công nghệ số (CNS) cộng đồng tại các địa phương đi vào thực chất, sát với nhu cầu của người dân, làm cho người dân cảm nhận được giá trị, lợi ích thiết thực mang lại từ chuyển đổi số trong đời sống hằng ngày, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, thuận tiện. Sở Thông tin và Truyền thông đã đã phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tổ chức triển khai tập huấn cho 4.247 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại các huyện, thị xã, thành phố Huế với các nội dung sau:

- Sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi, tránh bị lừa đảo mất tiền, gắn với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Tự bảo vệ mình trên không gian mạng, tránh trường hợp bị lừa đảo trực tuyến, bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.

- Sử dụng các dịch vụ, tiện ích trên nền tảng Hue-S.

Sở Thông tin và Truyền thông đã giao Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh phối hợp Bưu điện tỉnh, các doanh nghiệp Viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng Tổ CNS cộng đồng triển khai tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng cho bà con nhân dân xoay quanh một số nội dung chính sau: Kỹ năng cài đặt, sử dụng, quản lý điện thoại thông minh, Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Đăng ký tài khoản định danh điện tử (VNeID), đăng ký và mở tài khoản thanh toán số để thanh toán không dùng tiền mặt; Mua bán trên sàn thương mại điện tử; Sử dụng một số nền tảng số, ứng dụng số phổ biến của Việt Nam và của tỉnh (nền tảng Hue-S); Kỹ năng sử dụng phần mềm đảm bảo an toàn thông tin mạng cơ bản; Kỹ năng học tập trên nền tảng One Touch.

Thời gian tới, UBND tỉnh giao cho các đơn vị liên quan và các địa phương tham mưu ban hành chính sách bảo đảm hoạt động, công cụ, phương tiện, kinh phí cho Tổ CNS cộng đồng.

Câu hỏi của bạn Huệ Mưa, Facebook:

Xin hỏi tỉnh có chính sách gì để thu hút nguồn lực đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng số của tỉnh, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ để thu hút đầu tư hạ tầng số vào các vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình trả tiền. Trong đó, 03 doanh nghiệp có thị phần lớn đang đầu tư và phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh gồm: VNPT Thừa Thiên Huế, Viettel Thừa Thiên Huế, MobiFone Thừa Thiên Huế. Các doanh nghiệp này đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trên hạ tầng băng rộng cố định và di động.

Để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân vùng cao, khắc phục tình trạng “lõm sóng”, không có sóng, chưa có hạ tầng cung cấp dịch vụ internet băng rộng cố định trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là ở các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh triển khai phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng internet cáp quang truyền dẫn đến các thôn, xây dựng các trạm BTS tại các thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (KH số 257/KH-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế), Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025 (KH số 254/KH-UBND ngày 15/7/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) đồng thời thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập đến các hộ nghèo cận nghèo và các trung tâm y tế, trường hợp thuộc chương trình viễn thông công ích. Ngoài ra, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đầu tư phát triển hạ tầng số tại các thôn, xóm chưa có cáp quang, chưa có sóng dịch vụ 4G nhằm góp phần phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông  đã tăng cường việc đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đa dạng dịch vụ viễn thông, khắc phục tình trạng “lõm sóng”, chưa có dịch vụ internet cố định ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, Mạng di động đã phủ sóng 1.104/1.104 thôn đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 99,8%. Mạng băng rộng cố định đã phủ 1.102/1.104 thôn chiếm 99,82%. 02 thôn chưa có hạ tầng gồm thôn Pârây xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; thôn 1, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy đang được các doanh nghiệp đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành trước 31/12/2023 đảm bảo 100% thôn trên địa bàn tỉnh được phủ băng rộng cố định.

Hạ tầng số là hạ tầng quang trọng được UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ cho chuyển đổi số toàn diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Hồ Nhâm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới:

Hiện nay, theo cảm nhận của cá nhân tôi thì hạ tầng kỹ thuật cho quá trình chuyển đổi số tại địa bàn huyện A Lưới còn gặp khó khăn, nhiều hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ thông tin chưa đồng bộ. Hiện nay sóng điện thoại cũng như mạng internet tại một số vùng còn hạn chế. Chúng ta đưa ra chủ trương chuyển đổi số nhưng những điều kiện cần và đủ để thực hiện chuyển đổi số trong thực tiễn lại chưa đáp ứng với mong muốn đặt ra. Vậy xin lãnh đạo tỉnh cho biết việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn được triển khai như thế nào?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình trả tiền. Trong đó, 03 doanh nghiệp có thị phần lớn đang đầu tư và phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh gồm: VNPT Thừa Thiên Huế, Viettel Thừa Thiên Huế, MobiFone Thừa Thiên Huế. Các doanh nghiệp này đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trên hạ tầng băng rộng cố định và di động.

Để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân vùng cao, khắc phục tình trạng “lõm sóng”, không có sóng, chưa có hạ tầng cung cấp dịch vụ internet băng rộng cố định trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là ở các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh triển khai phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng internet cáp quang truyền dẫn đến các thôn, xây dựng các trạm BTS tại các thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (KH số 257/KH-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế), Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025 (KH số 254/KH-UBND ngày 15/7/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) đồng thời thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập đến các hộ nghèo cận nghèo và các trung tâm y tế, trường hợp thuộc chương trình viễn thông công ích. Ngoài ra, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đầu tư phát triển hạ tầng số tại các thôn, xóm chưa có cáp quang, chưa có sóng dịch vụ 4G nhằm góp phần phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông  đã tăng cường việc đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đa dạng dịch vụ viễn thông, khắc phục tình trạng “lõm sóng”, chưa có dịch vụ internet cố định ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, mạng di động đã phủ sóng 1.104/1.104 thôn đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 99,8%. Mạng băng rộng cố định đã phủ 1.102/1.104 thôn chiếm 99,82%. 02 thôn chưa có hạ tầng gồm thôn Pârây xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; thôn 1, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy đang được các doanh nghiệp đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành trước 31/12/2023 đảm bảo 100% thôn trên địa bàn tỉnh được phủ băng rộng cố định.

Hạ tầng số là hạ tầng quan trọng được UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ cho chuyển đổi số toàn diện của tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu hỏi của bạn Tuấn Hùng, gmail:tuanhung123@gmail.com thành phố Huế: Tỉnh đang xây dựng, truyền thông, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Huế đến với bạn bè quốc tế. Xin ông cho biết, việc xây dựng nền tảng du lịch thông minh, nền tảng địa chỉ số, giao thông thông minh và các nền tảng khác…phục vụ nhằm hỗ trợ người dân, du khách và doanh nghiệp tiếp cận đang được triển khai như thế nào?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh rất nhiều hình thức truyền thông, quảng bá du lịch Huế đến với người dân trong cả nước và bạn bè quốc tế. Trong đó công tác xây dựng các nền tảng số phục vụ hỗ trợ người dân, du khách và doanh nghiệp luôn được quan tâm chú trọng và tập trung hướng người dân và du khách chỉ cần sử dụng 1 nền tảng duy nhất nền tảng Hue-S (nền tảng chuyển đổi số đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế) đem lại sự thuận tiện hiệu quả trong việc khai thác thông tin du lịch trên môi trường số. Công tác xây dựng triển khai đến nay:

Theo số liệu thống kê, đến nay Hue-S đã có hơn 900.000 tài khoản sử dụng với thời gian sử dụng trung bình khoảng 35 phút mỗi người trên một ngày. Thống kê trung bình hằng năm có khoảng 18-20 triệu lượt truy cập/năm sử dụng các chức năng trên Hue-S. Xuất hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng phát sinh tài khoản sử dụng Hue-S.

1. Nền tảng du lịch thông minh

Thừa Thiên-Huế từng bước xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, tạo cơ hội cho ngành du lịch của Thừa Thiên-Huế vươn xa cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực: Hiện nay đã được cung cấp ở Hue-S dành cho vai trò của người dân, khách du lịch đều khai thác được. Với hơn 2.500 địa điểm đã được số hóa quảng bá trên phân hệ dành cho du lịch này. Các địa điểm được số hóa có đầy đủ mô tả vị trí, chỉ đường, các thông tin hình ảnh giới thiệu, âm thanh thuyết minh liên quan…, gần 350 nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, phân hệ du lịch còn cung cấp các giải pháp khám phá, du lịch Huế dựa trên công nghệ thực tế ảo - Virtual Reality. Công nghệ thực tế ảo sử dụng thế giới 3D/360, thông qua du lịch thực tế ảo, du khách có thể du lịch đến bất cứ đâu khi sử dụng các ứng dụng, phần mềm. Các giải pháp giúp lập hành trình chuyến đi, theo dõi chuyến đi tạo sự tiện lợi khi sử dụng các chức năng liên quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp với đơn vị cung cấp tour đăng tải hỗ trợ 45 tour du lịch, số hóa thông tin cơ bản của 2.476 Hướng dẫn viên du lịch cung cấp để phục vụ người dân và du khách.

Mặt khác, Nền tảng Hue-S cũng đã cung cấp chức năng Địa điểm số, chức năng này cho phép người dân và nhất là doanh nghiệp chủ động số hóa quảng bá địa điểm của cá nhân, doanh nghiệp tùy theo phân loại để đăng tải lên Hue-S.

Sắp tới Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các tiện ích dành cho du lịch này đến đông đảo người dân và du khách. Đồng thời mở rộng nhiều kênh quảng bá ngoài các kênh truyền thống như Trang TTĐT, Báo chí, Truyền hình, Mạng xã hội, phối hợp quảng bá du lịch Huế trên VneID…

2. Nền tảng địa chỉ số:

Thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với Cục Cảnh sát QLHCVTTXH (C06) liên quan các mô hình dữ liệu dân cư. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động xây dựng công cụ, tập huấn và đã triển khai và thu thập thông tin địa chỉ số thông qua lực lượng tổ công nghệ số cộng đồng của 3 huyện với hơn 94.000 hộ và hơn 300.000 nhân khẩu.

Mục đích:

- Xác định địa chỉ trên không gian mạng, xây dựng hiện trạng hạ tầng nhà ở trên địa bàn.

- Phát triển thương mại điện tử, dịch vụ trên không gian số về tận thôn/ tổ.

- Hỗ trợ công tác phòng chống, cứu nạn, cứu hộ trong trưởng hợp thiên tại, bão lụt, dịch bệnh.

- Lập bản đồ số hộ nghèo nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững.

- Thu tập thực trạng hạ tầng số nhằm có những gải pháp thúc đẩy hỗ trợ cho chuyển đổi số.

- Thông tin kịp thời đến tận người dân qua Hue-S.

Cụ thể: Huyện Phong Điền: 26.113 hộ, 62.954 nhân khẩu; Huyện Quảng điền: 24.166 hộ, 81.278 nhân khẩu; Huyện Phú Lộc: 42.719 hộ, 156.602 nhân khẩu. Và tiếp tục triển khai các huyện tiếp theo.

Đồng thời ứng dụng Nhà tôi trên Nền tảng Hue-S cũng cho phép cá nhân mỗi người dân đều có thể chủ động số hóa nhà của mình (địa chỉ số nhà) và theo cơ chế phê duyệt của chính quyền địa phương.

3. Giao thông thông minh:

Đến nay Hue-S đã cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ giao thông thông minh như: Đặt xe taxi, theo dõi lộ trình thông tin xích lô thông qua mã QR, các thông tin cơ bản về tuyến xe buýt và sắp tới cập nhật mới nhất ứng dụng liên quan xe buýt, app du lịch, mua vé online thăm quan,…

Đối với camera giao thông: Tổng số camera đã đầu tư và kết nối về trung tâm IOC 563 camera và áp dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo như Nhận diện biển số, vi phạm giao thông (đi vào đường cấm, vi phạm tín hiệu đèn giao thông, đi ngược chiều...), nhận diện khuôn mặt, nhận diện cháy rừng, hỏa hoạn, nhận diện đám đông..., tính từ đầu năm 2019 đến nay, qua hệ thống đã tự động phát hiện hơn 1.900.000 vi phạm và đã chuyển các cơ quan chức năng xử lý 24.866 trường hợp vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở dữ liệu hình ảnh từ hệ thống cảm biến camera, thực hiện xử lý hình ảnh thông minh qua thuật toán nhận diện giúp tìm kiếm các đối tượng nghi vấn, phát hiện và tự động cảnh báo các hành vi, vi phạm pháp luật như là: Tụ tập đám đông, hoạt động gây mất trật tự xã hội và xâm nhập khu vực cấm… nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự và trật tự đô thị. Thông qua hệ thống camera giám sát an ninh đến nay đã phối hợp hỗ trợ các lực lượng chức năng xử lý gần 712 vụ án có biểu hiện yếu tố hình sự.

Ngoài ra tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng các phần mềm quản lý và các cơ sở hạ tầng thiết bị, trung tâm điều hành du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông thông minh như xe điện, hệ thống xe đạp thông minh, hệ thống đỗ xe thông minh hệ thống giao thông thông minh như xe điện, hệ thống xe đạp thông minh, hệ thống đỗ xe thông minh,…

Việc triển khai các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp luôn được tiếp tục chú trọng đầu tư xây dựng và tiếp tục thu nhận mọi góp ý phản ánh của người dân, doanh nghiệp để các nền tảng ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng sự tiện lợi, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng. Ngoài chức năng phản ánh hiện trường đã rất quen thuộc với người dân Thừa Thiên Huế để phản ánh các bất cập trong đời sống thì người dân và doanh nghiệp khi có các thắc mắc cần phản hồi thì có thể sử dụng chức năng Hỏi đáp trong Nền tảng Hue-S để gửi các câu hỏi thắc mắc của người dân hoặc doanh nghiệp đến cơ quan chức năng để được phản hồi.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Xuân Hùng , thành phố Huế:

Được biết tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý toàn tỉnh (GISHue). Dự án bước đầu mang lại thành quả hữu ích trong việc cung cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu địa lý đồng bộ và thống nhất, chia sẻ chung cho các sở ban ngành trong toàn tỉnh. Xin hỏi Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh hiện nay đã có quy định nào về việc cho phép các cá nhân, doanh nghiệp được trao đổi, chia sẻ và tích hợp với hệ thống thông tin địa lý của tỉnh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Ông Nguyễn Dương Anh - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Kính thưa quý anh, chị, có 2 quy định của tỉnh hiện nay quy định về nội dung này liên quan GISHue:

Một là, Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Quyết định Ban hành Quy định thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh.

Quy định này quy định việc thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; Cơ sở dữ liệu quản lý của các ngành, địa phương; Cơ sở dữ liệu hiện trạng Quy hoạch của các ngành, địa phương; Cơ sở dữ liệu GIS nền địa hình và Cơ sở dữ liệu GIS các ngành, địa phương; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh.

Đối với các dữ liệu có xác định địa điểm địa lý như địa chất, khoáng sản, đất đai, thổ nhưỡng, thủy văn, nước ngầm, lớp phủ bề mặt, giao thông, địa giới, ranh giới sử dụng đất, xây dựng, du lịch, quy hoạch, hạ tầng điện và viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, nông lâm nghiệp... bắt buộc áp dụng chuẩn dữ liệu GISHue và chuẩn thông tin địa lý cơ sở GISHue để xây dựng và tích hợp trên nền GISHue theo quy định.

Cụ thể quy định tại Điều 9. Hình thức, thủ tục tích hợp, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung, và Điều 10. Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong việc tích hợp, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung

Hai là Căn cứ Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về hành chính - kỹ thuật cho hệ thống thông tin địa lý tỉnh thừa thiên huế, quy định về hành chính - kỹ thuật cho hệ thống thông tin địa lý tỉnh thừa thiên huế. Quy định này quy định:

a) Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng, cập nhật, nâng cấp; tích hợp, trao đổi, chia sẻ; tiếp cận, sử dụng, khai thác và quản lý các cơ sở dữ liệu địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Bộ chuẩn thông tin và dữ liệu địa lý và chuẩn hóa thông tin và dữ liệu địa lý trong hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế;

c) Điều kiện kỹ thuật về phần cứng, phần mềm khi xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong đó quy định cụ thể tại Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân trong xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu GISHue và Điều 9. Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu GISHue qua cổng thông tin địa lý.

Câu hỏi của bạn Trương Công Lê Hoàng, Facebook:

Hiện tại, theo tôi được biết thì tỉnh đã có những bước đầu trong việc chuyển đổi số về thanh toán nhanh qua mã QR, một số lần được một số cá nhân tổ chức đặt vấn đề về cách thức này tại doanh nghiệp tôi, tuy nhiên sau thời gian đã im ắng và không thấy sự xúc tiến mạnh. Tôi nhận định chuyển đổi số bắt buộc phải thanh toán thông minh không tiền mặt, vậy kế hoạch này có triển khai nữa không, và thời gian tới có phương án giải pháp gì mới không để nhận được sự đồng thuận hưởng ứng sử dụng của người dân Huế?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mã QR là một trong những phương thức thanh toán linh hoạt và tiện dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số. Từ năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đó là tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS trên địa bàn tỉnh; phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); thanh toán qua sử dụng mã QR Code, tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... Đồng thời, đẩy mạnh sự vào cuộc của các doanh nghiệp trung gian (VNPAY-QR, VNPTPAY, Viettel, FPT,...) nhằm phát triển mạng lưới các địa điểm giao dịch chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng mã QR, thanh toán bằng công nghệ NFC, tăng thêm nhiều đại lý dịch vụ để thuận lợi hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng về ứng dụng thanh toán, giải quyết các sự cố phát sinh. 

Thực tế, thời gian qua, tỉnh cũng đã tạo điều kiện để các tổ chức ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán triển khai giải pháp mã QR tại các điểm chấp nhận thanh toán. 

Cuối tháng 10/2022, nền tảng Hue-S cũng đã ra mắt giải pháp ví điện tử được tích hợp trong đó, đơn vị cung cấp dịch vụ đã tích cực triển khai các điểm chấp nhận thanh toán thông qua mã QR. Người dùng ví điện tử trên Hue-S/VNPay có thể quét thanh toán dễ dàng. Thời gian tới, Hue-S sẽ nâng cấp, mở rộng các ứng dụng có thể thanh toán qua mã QR Hue-S theo chuẩn VietQR. 

Quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi có nhu cầu triển khai điểm chấp nhận thanh toán qua Hue-S có thể liên hệ tổng đài 19001075 để được tiếp nhận triển khai.

Câu hỏi của bạn Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, 103 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế:

UBND tỉnh đã có công văn số 4036/UBND-KN2 về việc triển khai áp dụng các phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch điện tử và dịch vụ công. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận, thực hiện các dịch vụ công vẫn còn nhiều hạn chế (nhất là đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích cho người dân như điện, nước, dịch vụ môi trường...). Xin hỏi hiện nay Tỉnh đã có hướng dẫn cụ thể cách thức để các doanh nghiệp kết nối, xác thực thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

I. Cơ quan nào được kết nối, xác thực thông tin với CSDLQG về DC?

Ngày 04/11/2022, Bộ Công an ban hành Thông tư số 46/2022/TT-BCA Quy định về việc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác (Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/12/2022). Theo đó:

(1) Đối tượng áp dụng bao gồm cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021.

(2) Nguyên tắc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo đảm các quy định về bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.

(4) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm điều kiện hạ tầng hệ thống thông tin, mô hình kết nối, cấu trúc dữ liệu, an ninh, an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: Hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Trước khi thực hiện kết nối hoặc sau khi thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức có sự điều chỉnh, thay đổi về thiết kế hệ thống thì phải được kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin. 

Về Quy trình thực hiện kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác được quy định cụ thể như sau:

(1) Cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống thông tin có văn bản đề nghị kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.

Văn bản đề nghị kết nối gồm các nội dung sau: Đơn vị đăng ký; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đề nghị được kết nối, chia sẻ; thông tin cán bộ phụ trách kết nối, chia sẻ và khai thông tin; mục đích, phạm vi, nội dung thông tin, số lượng trường thông tin cần chia sẻ; dịch vụ đăng ký sử dụng trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài liệu mô tả kỹ thuật thành phần hệ thống có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(2) Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an thực hiện:

a) Cung cấp tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối;

b) Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức thực hiện kết nối, điều chỉnh phần mềm và kiểm thử kỹ thuật các dịch vụ chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

c) Phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối.

II. Hình thức khai thác thông tin trong cơ sở DLQG về DC

Dẫn chiếu Điều 8 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân (sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

“Điều 8. Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

(1) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.

(2) Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.

(3) Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

(4) Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin”.

III. Về mức phí khai thác thông tin trong CSDLQG về DC

Thông tư 48/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG) có hiệu lực từ ngày 17/9/2022.

Thông tư nêu rõ, người nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Căn cước công dân có đề nghị khai thác và sử dụng thông tin trong CSDLQG về dân cư và được cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có thẩm quyền cung cấp thông tin trong CSDLQG về dân cư theo quy định pháp luật.

Người nộp phí thực hiện nộp phí khi nhận kết quả thông tin từ cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư.

Thông tư quy định mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin như sau:

TT

Nội dung công việc thu phí

Mức thu (đồng/trường thông tin)

1

Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01)

1.000

2

Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02)

1.000

3

Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03)

1.000

4

Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04)

1.000

5

Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05)

1.000

Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này gồm: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh; Công an cấp huyện và Công an cấp xã. Giảm 50% mức phí đến hết năm 2023. Kể từ ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại bảng trên. Kể từ ngày 01/01/2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại bảng trên.

Một trường thông tin là một thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xác định gồm 18 thông tin cơ bản (18 trường thông tin) theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Khoa Diệu Nhi, huyện Phong Điền: Muốn có xã hội số thì phải có công dân số, để thực hiện mục tiêu xây dựng “công dân số” thành công thì những giải pháp mà tỉnh cần quan tâm là gì?


Ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Chuyển đổi số nói chung và việc hình thành xã hội số nói riêng ngoài các yếu tố như công nghệ, quy trình thì con người là yếu tố tiên quyết. Các hoạt động chuyển đổi số hầu hết đều diễn ra trên không gian số, phương thức kết nối đơn giản và phổ biến nhất đó chính là thông qua điện thoại thông minh, các phần mềm, ứng dụng được cài đặt nhằm định hướng phương thức kết nối giao dịch trên không gian số.

Mục tiêu chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh phải lấy người dân làm trung tâm, chính là phải làm sao để mỗi người dân trưởng thành có điện thoại thông minh, người dân làm chủ được Hue-S, và thụ hưởng được các dịch vụ trên Hue-S. Và Hue-S chính là tính đặc thù trong quá trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, chuyển đổi số người dân làm trung tâm cũng chính là lấy Hue-S làm trọng tâm trong quá trình triển khai.

Trên cơ sở đó những giải pháp tỉnh đang quan tâm triển khai đó là cần trang bị điện thoại thông minh cho người dân không có điều kiện như các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các gia đình chính sách, hướng dẫn, tập huấn cho người dân các kỹ năng số cơ bản như tiếp cận với các thông tin, cảnh báo từ chính quyền qua Hue-S; hỗ trợ kết nối dịch vụ mạng viễn thông, đầu tư các điểm wifi công cộng, triển khai các điểm thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ người dân, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tăng thêm phương thức để cung cấp, tiêu thụ hàng hóa bằng cách đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử

Câu hỏi của bạn Mỹ Duyên, phường Đông Ba, thành phố Huế:

Thời gian gia, ứng dụng Hue-S, một trong những sản phẩm công nghệ số xuất sắc của tỉnh, đã góp phần giúp cho người dân có cuộc sống tốt hơn thông qua việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong đời sống cũng như cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Vậy, Hue-S có định hướng phát triển như thế nào trong thời gian tới.?


Ông Nguyễn Dương Anh Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Với những thành công trong phát triển chính quyền điện tử, năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mạnh dạn thí điểm phát triển dịch vụ đô thị thông minh. Từ đó, Hue-S được xây dựng trên nền tảng di động theo định hướng một ứng dụng duy nhất tích hợp các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng Chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh. Tất cả đều dựa trên quan điểm “lấy người dân làm trung tâm”, người dân chính là chủ thể dẫn dắt chuyển đổi số.

Định hướng phát triển của Hue-S trong thời gian tới vẫn bám sát mục tiêu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng".

Dân biết, đó là thông qua ứng dụng Truyền thông, cảnh báo trên Hue-S để đưa thông tin chính thống, kịp thời đến người dân kèm theo các cảnh báo ... Dân bàn, là thông qua dịch vụ phản ánh hiện trường, người dân hỏi cơ quan nhà nước, tương tác với chính quyền là các ứng dụng trên Hue-S. Thông qua đó, dân có thể kết nối với chính quyền, tương tác với chính quyền. Dân làm, đó là người dân tham gia các dịch vụ số trên Hue-S nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu như: Dịch vụ công, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp và một số dịch vụ khác. Dân kiểm tra, đó là các thông tin, dịch vụ được cung cấp đều công khai kết quả, qua đó dân có thể kiểm tra, đánh giá mức độ hài lòng, chất lượng thông tin, dịch vụ .v.v. Và dân thụ hưởng, thông qua Hue-S, người dân có thể tiếp cận được thông tin chính thông, nâng cao kỹ năng số trong dân cũng như các dịch vụ số, chỉ cần ngồi ở bất cứ nơi đâu có internet, có Hue-S, thì có thể thay thế cho việc đi lại lâu này của người dân đối với các dịch vụ thiết yếu cơ bản.

Với đặc thù riêng có, Hue-S định hướng đảm bảo các yếu tố để hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Nhận thức và kỹ năng số, Công dân số, Chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.

Câu hỏi của bạn Trần Tuấn Khoa, trường Đại học Khoa học Huế:

Chuyển đổi số trong cơ quan hành chính Nhà nước để người dân, DN hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, ông đánh giá như thế nào về công tác chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay?

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

- Công tác Chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh đặt biệt quan tâm và chỉ đạo, cụ thể hóa ở Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 về Thực hiện Nghị quyết số 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay các chỉ tiêu để thực hiện Nghị quyết cơ bản đảm bảo và đạt 100% giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch. Trong đó có những kết quả nổi bật sau:

- Cổng Thông tin điện tử và hệ thống trang thông tin điện tử của tỉnh đã phát huy tốt các chức năng theo yêu cầu, được vận hành ổn định, tin tức thường xuyên cập nhật, có tính thời sự, là kênh cung cấp thông tin thống nhất, tập trung và chính thống của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Đã triển khai hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh cung cấp công cụ cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua môi trường mạng với sự tham gia của 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đến nay đã có hơn 949.284 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng tương đối đầy đủ các thành phần hỗ trợ trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh như: Hệ thống thông tin tài khoản công dân, doanh nghiệp, tổ chức; Hệ thống khảo sát, đánh giá trực tuyến về mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính; Tích hợp dịch vụ ký số từ xa. Ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động và nền tảng thanh toán trực tuyến được xây dựng và tích hợp lên ứng dụng Hue-S.

- Triển khai chiến dịch cấp chữ ký số công cộng miễn phí cho toàn dân để sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đến nay đã cấp 9.750 chữ ký số cấp phát miễn phí cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- 100% Trung tâm phục vụ Hành chính công của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã đưa vào sử dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Tổ chức hoàn thiện mô hình liên thông giải quyết TTHC trên môi trường mạng giữa các cơ quan nhà nước.

- Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc được áp dụng thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh đã được liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo mô hình 04 cấp; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử. Việc sử dụng, trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng hoàn toàn thay văn bản giấy góp phần tiết kiệm lượng lớn kinh phí.

Có thể nói, Thừa Thiên Huế là địa phương kiến tạo nên mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình, lấy người dân làm trung tâm.

Câu hỏi của bạn Hồng Vân, gmail:vanhong2000@gmail.com thành phố Huế:

Việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng trong thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, được biết tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai chiến dịch cấp chữ ký số cộng đồng cho người dân, Vậy xin hỏi kết quả chiến dịch này đã triển như thế nào và hiệu quả mang lại ra sao?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Vào ngày 29/7/2023, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia và Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam cùng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số (Viettel, VNPT, BKAV, MISA, FPT, Nacencomm) tổ chức Lễ phát động chiến dịch cấp chữ ký số công cộng cho người dân.

  Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành công văn số 2052/STTTT-IOC ngày 01/8/2023 về việc triển khai chiến dịch cấp phát chữ ký số toàn dân, theo đó UBND huyện Phú Vang đã hưởng ứng triển khai Chiến dịch vào ngày 10/8/2023, UBND thành phố Huế triển khai vào ngày 15/9/2023, UBND huyện Nam Đông triển khai vào ngày 09/10/2023.

Tỉnh sẽ triển khai chương trình phổ cập chữ ký số cho toàn dân trong vòng 12 tháng với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai 3 tháng kể từ ngày công bố kích hoạt chương trình. Giai đoạn này, các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số cam kết triển khai sẽ đến từng hộ gia đình để hỗ trợ cấp phát chữ ký số cho toàn dân. Giai đoạn 2 được triển khai trong 9 tháng kể từ thời gian kết thúc giai đoạn 1. Giai đoạn người dân chưa được cấp phát sẽ chủ động qua các kênh được công bố để đăng ký cấp phát. Việc đến tận hộ gia đình hỗ trợ tùy thuộc vào chương trình của các doanh nghiệp. 

Trong chiến dịch này tại Thừa Thiên Huế, với sự cam kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dân sẽ được cấp chữ ký số với các chính sách hỗ trợ miễn phí trong vòng 01 năm bao gồm phí khởi tạo chữ ký số và ký số dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ khác sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu theo khung giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số.

Tính hiệu quả mang lại: Thay vì phải in ra giấy và ký tay các hợp đồng, TTHC rồi gửi cho đối tác, sau đó đi nộp cho Một cửa xã/phường/thị trấn, Trung tâm hành chính công cấp huyện/thị xã/thành phố, Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh giờ đây công dân có thể ở nhà làm nhanh gọn qua mạng các thủ tục này. Qua sử dụng chữ ký số, giúp giảm cả về thời gian giao dịch và tiện lợi so với cách ký tay truyền thống.

Đến thời điểm hiện tại đã cung cấp hơn 10.000 chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh. Cùng với định danh điện tử, chữ ký số sẽ giúp người dân thực hiện các giao dịch mà không cần gặp mặt, thúc đẩy kinh tế số, chính quyền điện tử, tiến tới một xã hội không giấy tờ.

Câu hỏi của bạn Jenny Le, Facebook:

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số cho tổ chức, cá nhân là yếu tố rất quan trọng, xin hỏi tỉnh có giải pháp gì nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số tại tỉnh.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Với quan điểm xuyên suốt: Hạ tầng dùng chung, Dữ liệu tập trung, bên cạnh triển khai mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, Thừa Thiên Huế luôn coi công tác đảm bảo an toàn thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, công tác đảm bảo an toàn thông tin đã được triển khai đồng bộ, thường xuyên từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở cho đến việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người dân. Một số nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin được đã được triển khai bao gồm:

- Kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

- Triển khai thường xuyên Công tác phòng – chống phần mềm độc hại

- Thường xuyên tổ chức diễn tập, phối hợp ứng cứu, kiểm tra, đánh giá, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng

- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho cán bộ công chức viên chức, người dân.

Trong thời gian tới, công tác đảm bảo an toàn thông tin tiếp tục được quan tâm triển khai đồng bộ như tiếp tục tổ chức đào tạo chuyên sâu các kỹ năng cho bộ phận cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn thông tin, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn tỉnh, tích cực tham gia các khóa đào tạo vận hành hệ thống, kỹ năng bảo mật và xử lý các sự cố về an toàn, an ninh mạng.

Rà soát, hoàn thiện các yêu cầu tiêu chí số 5 về an toàn thông tin tại bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI cấp tỉnh; các tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); 13 tiêu chí đánh giá an toàn thông tin về hướng dẫn kỹ thuật triển khai đề án 06 cho các hệ thống thông tin của tỉnh.         

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, theo quyết định số 2029/QĐ– BTTTT, ngày 23/10/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, về ban hành “mô hình đánh giá mức độ trưởng thành của đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng số, đáp ứng chương trình chuyển đổi số và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển chính quyền điện tử tỉnh dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; hướng tới hình thành chính quyền số; đáp ứng yêu cầu phát triển các dịch vụ đô thị thông minh.

Câu hỏi của bạn Diễm Phương, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế:

Thưa ông, được biết tuần lễ chuyển đổi số của tỉnh dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 16-17/11/2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”, xin ông cho biết điểm khác biệt của tuần lễ chuyển đổi số năm nay so với tuần lễ chuyển đổi số đã được tổ chức các năm trước và ông có đánh giá gì về hiệu quả đạt được qua mỗi lần tổ chức tuần lễ chuyển đổi số.

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Tiếp nối giá trị và kết quả đạt được của Tuần lễ Chuyển đổi số Huế - 2022, ngày 21/10/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 354/KH-UBND về việc Tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023, theo Kế hoạch tuần lễ CĐS sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 16-17/11/2023, với Chủ đề: Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng; Địa điểm: Nhà hát Sông Hương và các địa điểm hoạt động bên lề khác.

Tuần lễ Chuyển đổi số Huế -2023, với 06 hoạt động, sự kiện dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của: hơn 50 diễn giả, gần 2.000 lượt đại biểu tham dự các phiên Hội nghị; 30 gian hàng triển lãm, khoảng, 3.000  lượt tham quan triển lãm.

Khác biệt Tuần CĐS Huế 2022 và 2023

Tuần lễ CĐS Huế 2022 tập trung thảo luận những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Huế trên cả 03 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.

Trong khi đó, Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 được thể hiện qua các nội dung và điểm nhấn sau:

1. Nâng tầm

- Nâng tầm về chất:

Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023, không chỉ gói gọn trong nội bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Lấy chủ đề: "Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng", Huế mong muốn cùng các Tỉnh, Thành phố trong vùng, trong khu vực cùng tìm cơ chế, xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ trong việc liên kết và khai thác dữ liệu số, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng điểm như Du lịch, Giao thông, Y tế, Giáo dục, Phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Các lãnh đạo Tỉnh, Thành phố, các lãnh đạo các ngành sẽ cùng các chuyên gia tham gia, thảo luận. Những công việc này các tỉnh, thành phố trong vùng vẫn đang hợp tác, tuy nhiên, với việc chuyển đổi số, liên kết dữ liệu số, hiệu quả sẽ được nâng lên một tầm mới

- Nâng tầm về giá trị:

Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, và luôn tự hào nằm trong top các địa phương dẫn đầu về Chuyển đổi số. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những bước đầu tiên trong tiến trình chuyển đổi số - số hoá dữ liệu, quy trình, nghiệp vụ. Tiếp theo, những dữ liệu số cần được liên kết, quy hoạch, phân tích, để tối ưu hóa quy trình, cắt giảm những chỗ thừa, bổ sung những khâu còn thiếu, và quan trọng hơn là dữ liệu cần được khai phá để tạo ra các giải pháp mới quản trị xã hội, bổ sung dịch vụ mới để tạo đột phát phát triển kinh tế. Đây chính là trọng tâm Huế muốn các chuyên gia, doanh nghiệp tham luận, tư vấn & triển khai cho Huế.

- Nâng tầm về lượng:

Tuần lễ Chuyển đổi số Huế - 2023, với 06 hoạt động, sự kiện dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của: hơn 50 diễn giả, gần 2.000 lượt đại biểu tham dự các phiên Hội nghị; 30 gian hàng triển lãm, khoảng, 3.000  lượt tham quan triển lãm.

Bên cạnh đó, Sự kiện năm nay còn có hoạt động Vòng Chung kết và trao Giải thưởng sáng tạo tương lai - VietFuture hướng tới thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học.

2. Thiết thực - Thực chất

- Thực chất cho chính quyền: Tất cả các phiên hội nghị chuyên đề: Văn hóa Du lịch, Y tế, Giáo dục đều đã được các chuyên gia chuyển đổi số và các doanh nghiệp tư vấn cung cấp giải pháp đến tận nơi tìm hiểu thực trạng, khó khăn vướng mắc. Tại hội nghị, các chuyên gia sẽ trực tiếp thảo luận và kết nối để giải các bài toán của từng ngành, từng lĩnh vực một các hiệu quả.

- Thực chất cho doanh nghiệp, khối kinh tế số: phiên chuyên đề thúc đẩy chuyển đổi số được thiết kế hướng tới hướng dẫn, "cầm tay chỉ việc" cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huế về thúc đẩy bán hàng đa kênh đặc biệt kênh nền tảng số, triển khai hệ thống tự động hóa truyền thông, marketing, quản trị khách hàng, hướng trọng tâm đến tăng doanh số cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều thách thức.

- Thực chất cho người dân: bên cạnh được trải nghiệm các dịch vụ số, giải pháp số, dịch vụ công, thành tựu chuyển đổi số Huế, người dân đặt biệt là giới trẻ lứa đoàn viên thanh niên, sinh viên sẽ được lắng nghe chia sẻ về các tương lai công việc, kỹ năng số, năng lực số cần thiết cho người trẻ.

3. Liên kết

Dữ liệu là phải được liên kết, được chia sẻ, và khai phá. Tuần lễ chuyển đổi số Huế sẽ bàn thảo, tìm cơ chế, đối thoại, hợp tác giữa các ngành Thừa Thiên Huế với nhau, giữa Thừa Thiên Huế và Bộ, Ban, Ngành và đặc biệt là liên kết doanh nghiệp với các cơ quan quản lý để kiến tạo và khai phá dữ liệu, tạo đột phá phát triển kinh tế, xã hội của vùng nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đánh giá về hiệu quả đạt được qua mỗi lần tổ chức tuần lễ chuyển đổi số:

Tuần lễ hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, tạo cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển du lịch văn hóa, đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời hỗ trợ quảng bá các tiềm năng, góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng Bắc Trung Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Câu hỏi của bạn Phung Tran, Facebook:

Đường Lê Phụng Hiểu, tái định cư Lịch Đợi, phường Đúc đã có bảng hiệu hơn một năm nhưng đến nay vẩn chưa có trên bản đồ định vị nên khó khăn cho việc tìm nhà và các dịch vụ, xin hỏi lúc nào mới có trên bản đồ định vị để thuận tiện trong việc tìm kiếm?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Đối với nội dung dữ liệu trên bản đồ Google Maps, dữ liệu do Google quản lý và cộng đồng người dùng cập nhật dữ liệu biến động, mọi người đều tham gia cập nhật được biến động và Google duyệt nội dung.
Riêng đối với bản đồ của cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam, đối với Thừa Thiên Huế đang triển khai Kế hoạch phối hợp số 171/KHPH-BCA-UBND ngày 28/4/2023 của Bộ Công an và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" tại Thừa Thiên Huế, trong đó nhiệm vụ tạo lập địa chỉ số (thông tin về nhà ở gắn định vị GPS, cùng với thông tin công dân trong hộ) sử dụng nền tảng bản đồ số của tỉnh theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông đang hỗ trợ các địa phương thông qua tổ công nghệ số cộng đồng để cập nhật dữ liệu.

Câu hỏi của bạn trankhanhmy@gmail.com, trankhanhmy@gmail.com:

Hiện nay tình hình tội phạm trên không gian mạng đang gia tăng; đặc biệt tỉnh Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, bà con mới tiếp cận với công nghệ số rất dễ bị lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vậy cơ quan chức năng có giải pháp nào để bảo vệ bà con tại các khu vực này?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội, tội phạm đã thực hiện rất nhiều các phương thức thủ đoạn để lừa đảo trên không gian mạng. Thời gian qua, một số người dân trên địa bàn tỉnh cũng đã trở thành các nạn nhân bởi các thủ đoạn lừa đảo nên không gian mạng. Các cơ quan chức năng cũng đã thường xuyên tổ chức đấu tranh, xử lý đối với các loại tội phạm này.

Để người dân nắm vững các kỹ năng nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo, Sở Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh thường xuyên triển khai xây dựng và phát các cảnh báo phương thức thủ đoạn lừa đảo và cách thức phòng tránh thông qua chức năng Truyền thông cảnh báo trên ứng dụng Hue-S, các nền tảng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Ngoài ra thường xuyên phát hành cẩm nang An toàn thông tin trong đó tổng hợp các phương thức, thủ đoạn trên không gian mạng để người dân tìm hiểu và phòng tránh.

Đối với đồng bào 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông, để người dân tiếp cận các thông tin cảnh báo đề phòng các thủ đoạn lừa đảo, trước hết thông qua Tổ Công nghệ số Cộng đồng cần tuyên truyền, vận động người dân cài đặt ứng dụng Hue-S để nhận, tiếp cận các thông tin cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng và chủ động phòng tránh; tập trung hướng dẫn cho bà con các kỹ năng gửi “Yêu cầu xác minh” tại dịch vụ “Truyền thông cảnh báo” trên Hue-S. Qua đó, khi nghi ngờ hoặc phát hiện thông tin có dấu hiệu lừa đảo, không chính xác, người dân có thể gửi yêu cầu xác minh thông tin để cơ quan nhà nước hỗ trợ xác minh thông tin.

Ngoài ra, Hue-S cũng tổng hợp các tin giả, tin sai sự thật từ Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam giúp người dân có thể nhận biết các tin không chính xác. Đồng thời, người dân có thể gửi phản ánh nếu phát hiện các tin giả, tin sai sự thật qua mục “Phản ánh tin giả trực tuyến” tại chức năng này.

Câu hỏi của bạn dinhquang@gmai.com, dinhquang@gmai.com:

Việc xây dựng độc lập một trang thương mại điện tử riêng có của tỉnh sẽ góp phấn rất lớn trong việc quảng bá về du lịch; hàng lưu niệm; thủ công mỹ nghệ; đặc sản cố đô. Vậy tỉnh đã triển khai xây dựng sàn thương mại điện tử để hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm riêng có của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như hỗ trợ các sản phẩm đổi mới sáng tạo của các bạn trẻ như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông đang chủ trì, đặt hàng cho Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh xây dựng và triển khai ứng dụng Hue Ecom trên Hue-S. Ứng dụng có chức năng quảng bá sản phẩm và liên kết với các sàn thương mại điện tử thông dụng như postmart, lazada, sendo,... Các tổ chức cá nhân đăng ký sử dụng ứng dụng này để thực hiện giới thiệu quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh của mình, đồng thời tham gia thực hiện bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua trung gian Hue ECom.

Câu hỏi của bạn Cô Chín, Facebook:

Tôi thường hay nghe nói: Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm, vậy thế nào là Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm, kính đề nghị chương trình giải thích rõ hơn khái niệm này?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Trong tọa đàm "Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức" do Hội Tin học Việt Nam đã phối hợp với các hội, hiệp hội trong ngành Công nghệ thông tin tổ chức năm 2020:
“Hồn cốt” của chuyển đổi số, theo Phó Thủ tướng Chính phủ, là tăng cường ứng dụng CNTT vào mọi mặt đời sống. Các nước coi chuyển đổi số quốc gia có tính định hướng chiến lược phát triển. Đề án chuyển đổi số Việt Nam có sự tham gia của Chính phủ, doanh nghiệp, người dân; có những lĩnh vực cần tập trung ưu tiên; phân công rõ ràng.
Chính phủ chuyển đổi số để quản lý và phục vụ nhân dân tốt hơn. Doanh nghiệp chuyển đổi số để phát triển, đưa dịch vụ tốt hơn đến người dân. Người dân cũng cần được khuyến khích tham gia chuyển đổi số vì chính bản thân mình.
“Quan điểm thể hiện xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Vì vậy, những lĩnh vực liên quan đến người dân được xác định ưu tiên trong chuyển đổi số như: Y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, môi trường, văn hoá… Bởi mục đích của cuối cùng của một chính phủ, một chế độ là xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Người dân được chăm sóc cả về vật chất, tinh thần. Người dân được thụ hưởng văn hoá, văn minh, được phát triển giá trị bản thân và quay trở lại cống hiến cho xã hội, không chỉ là quê hương đất nước mà cả nhân loại.
Do vậy, chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Câu hỏi của bạn Phùng Dương, Thành phố Huế:

Công tác chuyển đổi số của tỉnh có bao gồm dịch vụ hành chính công không? Nếu có, vậy đã có những dịch vụ nào đã hoàn tất chuyển đổi và có thể ứng dụng được cho người dân rồi thưa ông ? Nếu đang trong quá trình hoàn tất, người dân có thể theo dõi được tiến trình đó ở đâu?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế trên 3 trụ cột chính: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Trong đó, dịch vụ công trực tuyến được triển khai trên Cổng DVC tỉnh và ứng dụng DVC trực tuyến trên Hue-S phục vụ công dân, doanh nghiệp thuận lợi và có các kênh khác nhau để đăng ký, quản lý, theo dõi hồ sơ. Cổng DVC và ứng dụng DVC trên Hue-S đã tích hợp các công cụ hỗ trợ ký số từ xa và thanh toán trực tuyến, hỗ trợ Công dân/Doanh nghiệp đăng ký xử lý hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí và nhận kết quả trực tuyến mà không phải đến cơ quan. 

Ngoài ra, Thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2023, công bố danh mục DVC toàn trình và dịch vụ công một phần gồm 1.953 dịch vụ công trực tuyến (bao gồm: 787 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (40,3%), 1.072 dịch vụ công trực tuyến một phần (54,9%)) và 94 dịch vụ công không xác định là dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Về với Huế, Facebook: Các mạng Wifi công cộng, Wifi miễn phí đều mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng và góp phần vào đẩy mạnh phát triển chuyển đổi số. Vậy, Tỉnh đã có kế hoạch trang bị các điểm phát sóng Wifi miễn phí tại các điểm công cộng, công viên hay chưa? Và kết quả triển khai như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

UBND thành phố Huế đang triển khai dự án đầu tư “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” theo Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có các nội dung sau, trong đó có Wifi công cộng:

1) Thiết lập trục văn hóa du lịch thông minh thành phố Huế: Xây dựng đề án phát triển Du lịch thành phố Huế và lắp đặt Hệ thống thông tin du lịch thông minh:

2) Dự án thí điểm của trục văn hóa du lịch thông minh: khu văn hóa phức hợp cồn Dã Viên: Phát triển trung tâm du lịch văn hóa đô thị và mở rộng mạng lưới đi bộ đô thị ở Huế

3) Hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc sông Hương: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc theo bờ sông Hương.

- Lập kế hoạch lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh, camera giám sát, hệ thống wifi công cộng.

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh.

- Lắp đặt camera giám sát.

- Lắp đặt hệ thống wifi công cộng.

4) Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực hành chính công trong phát triển du lịch và quản lý đô thị.

Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án lắp đặt 6 điểm wifi tại Đại Nội và 2 điểm ngoài kinh thành Huế. Dự kiến hoàn thành trong quý 1/2024.

Câu hỏi của bạn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Phú Hội, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Facebook:

Theo tôi được biết, một số tỉnh đã có Chương trình hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có công để họ có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận nhanh với CNTT, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; xin hỏi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có chương trình này không? có chính sách sách ưu tiên hỗ trợ, trợ giá gì cho các đối tượng này không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Về chương trình hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo và cận nghèo, gia đình chính sách: Theo Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025; Bộ Thông tin và Truyền thông có Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 Quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 và các chương trình hỗ trợ khác, trong đó có nội dung hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo và cận nghèo.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông  đang rà soát và dự kiến sẽ có thông báo số lượng hỗ trợ trong năm 2024. 

Về phía tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các ngành xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng hộ nghèo và cận nghèo không được hưởng chính sách từ chương trình viễn thông công ích.

Câu hỏi của bạn Hoàng Thu Hương, Phường Thủy Xuân, thành phố Huế:

Xin hỏi, Huế là thành phố du lịch, hiện nay Huế đang có những định hướng gì cho sự phát triển của công nghệ trong phát triển du lịch?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh: 

Hiện nay, tỉnh đang giao cho UBND thành phố Huế triển khai dự án đầu tư “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” theo Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có các nội dung sau:

1) Thiết lập trục văn hóa du lịch thông minh thành phố Huế: Xây dựng đề án phát triển Du lịch thành phố Huế và Lắp đặt Hệ thống thông tin du lịch thông minh:

- Lập kế hoạch hành động du lịch văn hóa thông minh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch văn hóa thông minh.

- Lắp đặt kiot thông tin du lịch thông minh.

- Phát triển Không gian kỹ thuật số (ở cồn Dã Viên).

2) Dự án thí điểm của trục văn hóa du lịch thông minh: khu văn hóa phức hợp cồn Dã Viên: Phát triển trung tâm du lịch văn hóa đô thị và mở rộng mạng lưới đi bộ đô thị ở Huế

- Lập kế hoạch cơ bản phát triển khu văn hóa phức hợp cồn Dã Viên(10,5 ha)

- Thiết kế khu văn hóa phức hợp: (1,1 ha): cải tạo nhà máy nước và tháp nước trở thành cơ sở vật chất bao gồm Không gian số và đài quan sát, xây dựng 1 cầu đi bộ.

- Xây dựng khu văn hóa phức hợp cồn Dã Viên và 01 cầu đi bộ.

3) Hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc sông Hương: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc theo bờ sông Hương.

- Lập kế hoạch lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh, camera giám sát, hệ thống wifi công cộng.

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh.

- Lắp đặt camera giám sát.

- Lắp đặt hệ thống wifi công cộng.

4) Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực hành chính công trong phát triển du lịch và quản lý đô thị.

Nguồn vốn ODA không hoàn lại do Hàn Quốc tại trợ và một phần vốn đối ứng của tỉnh và thành phố

Thời gian thực hiện: 03 năm (2023 - 2025)

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Ngọc Yến, Trường An, thành phố Huế:

Xin hỏi: Hiện nay, có nhiều thủ tục hành chính đã thực hiện hoàn toàn, hoặc một phần trên môi trường mạng, tuy nhiên một bộ phận dân cư già yếu, dân trí thấp khó có thể tiếp cận được. Chính quyền có giải pháp gì cho việc này?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Để hỗ trợ cho bộ phận người dân khó tiếp cận được dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp:

Trong đó, thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

Ngày 10/7/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1637/QĐ-UBND về Công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, Quyết định ban hành danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh có hỗ trợ cho người dân làm hộ thủ tục và vẫn xác định chủ thể của hồ sơ là công dân được làm thay để xác định hồ sơ điện tử của công dân.

Tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức UNDP tại Việt Nam triển khai các giải pháp trên cổng dịch vụ công tỉnh hỗ trợ cho đối tượng yếu thế thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Câu hỏi của bạn Đặng Hương Thảo, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế: Tôi được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xin hỏi mục tiêu triển khai thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là gì?

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Theo Kế hoạch số 270/KH-UBND, ngày 01 tháng 8 năm 2023 của UBND tỉnh:

 Mục tiêu chung: Chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

Mục tiêu cụ thể,

Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu:

- 30% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số do tỉnh quản lý và trong nước).

- 30% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

- 30% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.

- Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 10%.

- 100% các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí hoặc có khoa báo chí cập nhật các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên.

- 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên địa bàn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí.

- 100% cơ quan báo chí điện tử trên địa bàn tỉnh có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu:

- 100% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số do tỉnh quản lý và trong nước).

- 100% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

- 100% cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.

- Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.

- 100% các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí hoặc có khoa báo chí cập nhật các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên.

- 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên địa bàn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí.

- 100% cơ quan báo chí điện tử trên địa bàn có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

Câu hỏi của bạn Tống Bình Minh, Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, TTH: Đề nghị chương trình cho biết Lộ trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Theo Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBND tỉnh thì lộ trình đó như sau:

Giai đoạn 2023-2025:

- Tiếp tục tập trung thu thập, lưu trữ, quản lý dữ liệu khám chữa bệnh theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm Y tế, Quyết định số 130/QĐ-BYT ngày 18/01/2023 của Bộ Y tế về chuẩn dữ liệu đầu ra phục vụ quản lý chi phí khám chữa bệnh. Triển khai, xây dựng ban hành các quy định về mô hình nghiệp vụ để thúc đẩy việc hoàn thiện các nền tảng số Y tế thuộc danh mục các nền tảng số Quốc gia phục vụ Chuyển đổi số, Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

- Thúc đẩy triển khai: Hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; đăng ký và tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; đăng ký lịch khám; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt (Hue-S); nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở y tế để đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số trong từng giai đoạn. Tất cả dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh được kết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thiện số hóa dữ liệu sức khỏe người dân, hình thành kho dữ liệu Y tế về: Hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, ... Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải hoàn thành triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy, chẩn đoán hình ảnh chỉ sử dụng phim số, người dân có thể thực hiện đăng ký khám và đăng ký tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (đặc biệt trên Hue-S) và các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tối thiểu 50% trên tổng giá trị thanh toán viện phí tại các cơ sở Y tế tuyến huyện, tỉnh”.

Câu hỏi của bạn Định Xuân Thu, thành phố Huế: Để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu, nhận thức rõ về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06, nhất là dịch vụ công trực tuyến và định danh điện tử, tỉnh có các phương thức, hình thức thực hiện như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

- Thông qua các loại hình báo chí và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, các Trang báo điện tử của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và các phương tiện, cách thức, phương thức khác phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh. Hình thức thực hiện: xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề; sử dụng hình thức tọa đàm, phóng sự, đối thoại; viết tin, bài… để đăng tải, xuất bản, phát sóng trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên ứng dụng Hue-S về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền.

- Các chuyên trang trên cổng thông tin điện tử: thường xuyên đăng tải những bài viết, thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và việc tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án. Cung cấp thông tin, tiến độ thực hiện các nội dung nhiệm vụ triển khai Đề án; các địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; đăng tải kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân công khai theo đúng quy định pháp luật.

- Biên soạn và phát hành sổ tay, tài liệu các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để tập huấn, hướng dẫn làm cẩm nang cho đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên. Phát hành tờ rơi, áp phích hoặc các hình thức khác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- Tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn và sinh hoạt cộng đồng: Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban, tập huấn để thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn các nội dung Đề án 06, dịch vụ công trực tuyến, định danh điện tử…, tập huấn về nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính, làm việc tại Bộ phận một cửa các cấp.

- Thông qua các cuộc họp chi bộ, tổ dân phố, thôn, đoàn, hội, hình thức văn hóa, văn nghệ quần chúng; tuyên truyền cổ động trực quan thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích, pano…

- Công khai thủ tục hành chính theo hình thức điện tử: Công khai thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan; Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; Bộ phận Một cửa cấp huyện thực hiện công khai thủ tục hành chính theo hình thức điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu thông tin về thủ tục hành chính.

- Thông qua việc lồng ghép giới thiệu tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh: Tuyên truyền cho học sinh THPT cách thức thực hiện; giới thiệu các nhóm thủ tục hành chính đang và sẽ thực hiện bằng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; các địa chỉ Internet để truy cập thực hiện, đường dây nóng hỗ trợ công dân khi sử dụng dịch cụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và cách nhập dữ liệu để các em tuyên truyền, hướng dẫn người thân trong gia đình, cộng đồng về việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng Internet.

- Thông qua các ứng dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook,...) và dịch vụ tin nhắn SMS: Thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và chuyển tải các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

- Tích hợp các hệ thống thông tin một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến để tổ chức và công dân dễ dàng truy cập, khai thác sử dụng.

- Thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn, bản, tổ dân phố, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng có trách nhiệm tuyên truyền các nội dung nhiệm vụ, công việc, mục tiêu cần đạt được của tỉnh trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06.

Câu hỏi của bạn Trịnh Bảo Bình , Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế: Kể từ ngày 01/01/2023, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, theo đó các thủ tục hành chính, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy được thay thế bằng việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú (tức là không sử dụng Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy). Xin hỏi đối với tỉnh ta việc thực hiện nghị định này được triển khai như thế nào và tỉnh có giải pháp gì đề đảm bảo thực hiện thống nhất, hiệu quả các quy định trên?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Thực hiện quy định của Luật Cư trú về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sau ngày 31/12/2022 và quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại địa bàn tỉnh, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chính gồm:

Thứ nhất, chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức rà soát, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi các quy định yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự;

Thứ hai, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc quy định về khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo quy định, nghiêm cấm không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

Thứ ba, tập trung hoàn thành việc kiểm tra, kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai ứng dụng, khai thác thông tin công dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;

Thứ tư, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023 và việc sử dụng các phương thức thay thế trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự để người dân biết, thực hiện, giám sát.

Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện được nghiêm túc, hiệu quả, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra tại các sở, ngành, địa phương. Qua đánh giá, cơ bản các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định, các nhiệm vụ được triển khai theo lộ trình và đến nay có thể khẳng định, không có tình trạng cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính yêu cầu công dân xuất trình, nộp bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Hiện tại, UBND tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung hoàn thiện việc kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin công phục vụ giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các trường thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, đồng thời sẽ công bố, công khai trên các kênh truyền thông để nhân dân biết, thực hiện.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Bằng Lăng, thành phố Huế: Nhằm xây dựng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số thì tỉnh đã có những giải pháp, kế hoạch gì giúp các cơ quan báo chí đáp ứng công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong hoạt động báo chí hiện đại như hiện nay?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Hiện nay tỉnh đang chỉ đạo việc rà soát, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

Tập trung cho việc phát triển các sản phẩm báo chí số. Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau (ưu tiên tạo kênh trên nền tảng Hue-S) để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả.

Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.

Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.

Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí của địa phương đảm bảo phù hợp với hướng dẫn và quy định của Trung ương.

Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) của tỉnh; nền tảng báo chí điện tử (có thể sử dụng nền tảng dùng chung của Bộ, ngành Trung ương đã triển khai).

Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử và quản lý điều hành hành chính nội bộ tại các cơ quan báo chí.

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh và quốc gia.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông và lãnh đạo các cơ quan báo chí về kỹ năng cơ bản, cần thiết trong chuyển đổi số báo chí.

Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ đổi mới sản xuất, phân phối nội dung và giám sát, đánh giá chất lượng thông tin.

Tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm của các địa phương có nền báo chí số phát triển mạnh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Mạnh Đạt, A Lưới, TTH: Chuyển đổi số để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn là một trong những thông điệp của ngành y tế nói nhiều trong thời gian qua. Là một trong những Trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, hiện tỉnh đã triển khai những giải pháp gì cho lộ trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số trong ngành y tế?

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Quan điểm của tỉnh xuyên suốt là luôn Lấy người dân làm trung tâm, lấy nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử là thành phần cốt lõi để thúc đẩy và triển khai các nền tảng số Y tế khác cũng như các hệ thống thông tin, các ứng dụng chuyên ngành Y tế góp phần thúc đẩy Chuyển đổi số ngành Y tế.

Hiện tỉnh đang triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh các nền tảng số Quốc gia về Y tế với vai trò trung tâm là Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, trong đó dữ liệu phải được kết nối liên thông giữa các nền tảng số Y tế và các hệ thống thông tin, các phần mềm ứng dụng ngành Y tế; đồng thời kết nối và cung cấp trên dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh (Hue-S).

Kết nối các phần mềm đăng ký khám bệnh tại các cơ sở y tế với Cổng hỗ trợ đăng ký khám bệnh trực tuyến; triển khai khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh không giấy tờ, thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký số, ... tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.

Triển khai kết nối và xác thực mã định danh công dân của các Nền tảng số Y tế, các hệ thống thông tin chuyên ngành Y tế với CSDL Quốc gia về dân cư.

Xây dựng, cập nhật CSDL Hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh và kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhằm đáp ứng công tác quản lý y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn hóa dữ liệu y tế và kết nối liên thông với các cấp. Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức xây dựng và triển khai bệnh án điện tử, hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế.

Xây dựng và hình thành mạng lưới nhân lực công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy, giám sát triển khai các Nền tảng số Quốc gia Y tế cũng như các hệ thống thông tin chuyên ngành y từ tỉnh đến huyện, xã; bảo đảm nhân lực phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế; thành lập các Tổ công nghệ thông tin đối với các cơ sở y tế có giường bệnh trên địa bàn tỉnh.

Triển khai các chương trình truyền thông về triển khai các nền tảng số Y tế trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, bao gồm: Triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung liên quan khác.

Mục tiêu chung của tỉnh là thúc đẩy việc số hóa thông tin chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thông tin khám bệnh, chữa bệnh để hình thành kho dữ liệu Quốc gia về Y tế và kho dữ liệu về Y tế của tỉnh, phục vụ Chuyển đổi số ngành Y tế.

Thực hiện Chuyển đổi số trong toàn ngành Y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế địa phương hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.

Câu hỏi của bạn Lê Thị Hoài Hương, Quảng Điền, TTH: Theo cá nhân tối thì một trong những lĩnh vực phải cần phải thực hiện và làm tốt công tác chuyển đổi số đó là lĩnh vực văn thư lưu trữ, Xin hỏi tỉnh ta đã triển khai như thế nào và giải pháp trong thời gian tới sẽ ra sao?

Trả lời của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, bước đầu đạt một số kết quả tích cực góp phần quan trọng vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động của cơ quan, tổ chức. Công tác lưu trữ điện tử đang được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh; đã triển khai thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh và một số cơ quan, tổ chức; giảm việc phát hành văn bản giấy, tiến tới hình thành mô hình cơ quan, văn phòng “không giấy tờ” tạo thuận lợi cho quá trình xử lý công việc và môi trường làm việc hiện đại, khoa học, sáng tạo, hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác văn thư, lưu trữ và lưu trữ điện tử trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, địa phương; nguồn nhân lực làm công tác văn thư, lưu trữ còn thiếu và yếu, trình độ về công nghệ thông tin còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ điện tử; việc cập nhật danh mục hồ sơ và lập hồ sơ trên Hệ thống Quản lý văn bản điều hành tại các cơ quan, tổ chức, địa phương chưa được thực hiện đầy đủ. Kinh phí cho công tác văn thư, lưu trữ còn hạn chế; một số cơ quan, tổ chức chưa bố trí được kho lưu trữ cơ quan. Hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế,...

Thời gian tới, để tạo bước chuyển biến tích cực trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động văn thư, lưu trữ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ và công tác văn thư, lưu Tỉnh sẽ tập trung Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các văn bản quy định về công tác văn thư, lưu trữ; tầm quan trọng cũng như những hiệu quả mà việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại cho hoạt động của cơ quan nói chung và các hoạt động về văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức nói riêng. Thường xuyên cập nhật các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và lưu trữ điện tử; thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ và lưu trữ điện tử.

Yêu cầu các đơn vị Bố trí nhân sự đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư; Thông tư số 07/2022/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữlưu trữ điện tử; trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin để làm chủ, phát huy tối đa lợi thế của công nghệ trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu lưu trữ điện tử.

Thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng Kế hoạch thực hiện chỉnh lý tài liệu nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tài liệu lưu trữ tồn đọng của cơ quan, tổ chức; tạo cơ sở cho việc thực hiện số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.

Trang bị hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đảm bảo vận hành Hệ thống Quản lý văn bản điều hành; đáp ứng các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ tạo lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ điện tử.

Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật Danh mục hồ sơ và lập hồ sơ điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản điều hành. Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và lưu trữ điện tử; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế, thiết sót trong quá trình thực hiện.

Rà soát hệ thống kho lưu trữ của cơ quan, tổ chức; cải tạo, bố trí phòng, kho và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ; tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ; thường xuyên vệ sinh kho lưu trữ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo quản tài liệu lưu trữ.

Thực hiện việc bố trí kinh phí cho công tác văn thư, lưu trữ theo quy định tại Điều 39, Luật Lưu trữ và Điều 36 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư đảm bảo thực hiện đầy đủ các hoạt động về văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức.

Nghiêm túc triển khai đến UBND cấp xã về thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ và lưu trữ điện tử. Hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để giao nộp, xác định danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ và quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của HĐND&UBND cấp xã; bố trí kho lưu trữ bảo quản tập trung hồ sơ, tài liệu cấp xã. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và thực hiện thu hồ sơ, tài liệu về kho lưu trữ; bố trí kinh phí chỉnh lý tài liệu lưu trữ, số hóa tài liệu. Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ giấy và điện tử; thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy, nổ; quản lý tài liệu lưu trữ.

Câu hỏi của bạn Trương Hoài Thương, Thành phố Huế: Xin hỏi Tỉnh đã có những giải pháp gì để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh:

Các giải pháp tỉnh đã và đang triển khai là:

- Xây dựng chiến dịch truyền thông về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội, trên các Cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số: Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số; đưa tin, bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, các diễn đàn trực tuyến.

- Xây dựng các chương trình, nội dung thông tin, tuyên truyền: Sản xuất, phát lại các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, tin, bài, ảnh, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình của tỉnh; đăng, phát trên các nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, trưng bày lưu động về sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về chuyển đổi số:

- Tổ chức tuyên truyền trực quan sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin, đồ họa chuyển động, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số

- Tổ chức sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của tỉnh trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh

- Biểu dương, tôn vinh và khen thưởng: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Phát động tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số và Chương trình chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề “Chuyển đổi số - Tăng trưởng bền vững và hội nhập” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước, có gần 40 câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC.

Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên còn rất nhiều câu hỏi được tiếp nhận nhưng chưa thể trả lời trực tiếp đến bạn đọc tại buổi đối thoại; cụ thể là câu hỏi của các bạn: Facebook Phụng Trần, Trần Khánh Mỹ, Đình Quang, Hạnh Nguyên,...BTC đã tổng hợp lại đầy đủ, và tiếp tục trả lời sau kết thúc đối thoại. Kính mời quý vị bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn), hoặc trả lời trực tiếp trong phần bình luận tại buổi livestream trực tiếp trên Fanpage UBND tỉnh.

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trước khi kết thúc buổi đối thoại chắc hẳn ông cũng có đôi điều muốn chia sẻ cùng bạn đọc, xin mời ông:

Phát biểu bế mạc Đối thoại trực tuyến với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ đề “Chuyển đổi số - Tăng trưởng bền vững và hội nhập”

Kính thưa quý vị, qua gần 2 giờ đối thoại trên Cổng thông tin tỉnh, chúng tôi đã nhận và trả lời, giải đáp một cách chu đáo đầy trách nhiệm rất nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến chương trình.

Hy vọng với những thông tin mà chương trình mang lại sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về công tác chuyển đổi số trên địa bàn. Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức thực hiện công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn.

Chúng tôi xác định, Chuyển đổi số là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội và cả hệ thống chính trị; góp phần xây dựng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Để thực hiện được chuyển đổi số hiệu quả, thực chất đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội. Quan điểm xuyên suốt của tỉnh là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ người dân, doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển.

Thông qua buổi đối thoại lần này, lãnh đạo tỉnh phần nào nắm bắt thêm được các tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp các nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của tỉnh trong tương lai.

Tôi tin tưởng rằng, với sự thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm chính trị cao, trên cơ sở những kết quả tích cực bước đầu đạt được về chuyển đổi số của tỉnh, cùng với sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số đề ra theo Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy; góp phần sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin cám ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và trực tiếp tham gia buổi đối thoại hôm nay!