Vùng sinh thái phân bố thực vật đồng bằng duyên hải (gọi tắt là vùng đồng bằng duyên hải) chiếm diện tích hơn 55.000 ha và phân bố ở độ cao từ 10 - 15 m (ranh giới với vùng gò đồi) trở xuống. Nói chung, đồng bằng duyên hải phân bố giữa vùng gò đồi ở phía Tây và trảng cát nội đồng, cồn đụn cát ven biển và đầm phá về phía Đông.
Về khí hậu, ở đồng bằng nhiệt độ trung bình năm dao động từ 20 - 290C, thấp nhất 9 - 100C, cao nhất 40 - 410C; lượng mưa trung bình năm 2.600 - 3.400mm/năm; độ ẩm tương đối của không khí 73 - 89%, giảm xuống 30 - 50% lúc có gió Tây Nam; số tháng thiếu ẩm đến 6 tháng; tổng giờ nắng lên tới 2.000giờ/năm.
Thảm thực vật ở đây ít đa dạng và phong phú so với vùng núi rừng. Trước hết, là cây lương thực, thực phẩm, sau đó là cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh. Thực vật thân gỗ khác có tre, đặc biệt là keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn...
Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên
(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)