Tại Huế, trong các lăng Minh Mạng, Đồng Khánh, Tự Đức có một loại di vật đặc sắc là tranh kính, về phong cách có thể chia làm ba loại:
1. Trong lăng Tự Đức, ở điện Xung Khiêm có 12 bức tranh kính, trên góc tranh có bài thơ “Ngự chế” với niên hiệu “Thiệu Trị Ất Tị” (tức 1845). Bên điện Lương Khiêm cũng có một số tranh loại này. Tất cả đều được đóng khung chạm rất cầu kỳ, chi li đến mức tinh tế và thếp vàng rực rỡ. Mỗi tranh vẽ một cảnh sinh hoạt thuộc tầng lớp trên, từ tất cả đề tài cụ thể đã toát lên chủ đề ca ngợi triều đình phong kiến. Hầu hết những này thiên về bảng màu lạnh, bố cục dựa trên viễn cận xã hội theo tâm lý ngược với nhìn tự nhiên. Theo một số người ở Huế cho biết và Thái Văn Kiểm trong cuốn Cố đô Huế, thì những bức này do học sĩ Trung Quốc thể hiện theo yêu cầu của vua chúa nhà Nguyễn.
2. Ở điện Lương Khiêm còn một số tranh không có thơ, có ghi tên tranh thuộc tích chuyện lịch sử Trung Quốc, phần lớn thuộc thời Hán. Tuy vẽ không cầu kỳ bằng lối vẽ những bức tranh có thơ, nhưng cũng tìm tòi tỉ mỉ, thiên về dùng màu đỏ ấm. nhưng do pha chế không kỹ nên nhiều mảng bị ố. Có thể nghĩ những bức tranh loại này do Trung Quốc vẽ sẵn, bày bán ở các chợ, được sứ bộ nhà Nguyễn sang nhà Thanh mua trên đường về.
3. Loại tranh kính thứ 3 có ba bức ở điện Sùng Ân trong lăng Minh Mạng và 10 bức ở điện Ngưng Hy trong lăng Đồng Khánh. Những tranh này nhỏ hơn hai đoạn tranh trên một chút, được lồng trong cái khung gỗ lòng máng trang trí điểm lá soid hay cuốn thư có hình rồng. Về đề tài, tất cả đều thuộc loại tranh tĩnh vật các lễ vật trên “tam sơn” như một bàn thờ (kiểu tranh Chủ dân gian Đông Hồ).
|
Lăng Minh Mạng |
Nhìn chung những tranh kính loại 3 này có đề tài đơn giản, kỹ thật vẽ còn thô vụng, nghệ thuật hòa sắc còn tùy tiện, mới chỉ ở bước thể nghiệm cho một loại tranh bắt chước tự phát hàng nhập Trung Quốc. Có thể tin chắc những tranh kính này do người Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ kiến thức nghề nghiệp, vẽ ra ở cuối thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này.