Đông Sơn
  

1. Vị trí con đường

Thuộc Phường Thuận An

Điểm đầu: Đường nội thị 4

Điểm cuối: Đường vào phòng khám Đa khoa (đường Luy Lâu)

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Đông Sơn, tên vùng đất cổ, địa danh văn hóa, một địa chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam, nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam nên các trống đồng được tìm thấy ở đây được gọi là trống đồng Đông Sơn. Nền Văn hóa Đông Sơn được xác định tồn tại trong khoảng từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I - II sau Công. Văn hóa Đông Sơn lấy tên làng Đông Sơn thuộc huyện Thọ Hàng, phủ Đông Sơn ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Nền văn hóa Đông Sơn từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Qua hàng trăm di tích cùng với khối di vật đồ sộ đã được phát hiện và nghiên cứu, là minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa, sự phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun), đến đỉnh cao văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt, văn hóa Đông Sơn chính là cơ sở vật chất và là sự thể hiện sinh động “hình ảnh” của nhà nước đầu tiên trong lịch sử: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, và là nền tảng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam.

Nghề luyện kim, đúc đồng ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn chiếm tới gần 90% trong tổng số hiện vật được tìm thấy, với hàng vạn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống của cư dân Đông Sơn, từ trống đồng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức. Minh chứng tiêu biểu nhất khẳng định kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt tới trình độ cao là việc chế tạo những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hình dáng cân đối, hoa văn trang trí hoàn hảo, sắc nét đến từng chi tiết... Cho tới nay, hàng trăm chiếc trống đồng đã được tìm thấy trong phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn. Đồng thời, một số trống đồng Đông Sơn điển hình cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Nhưng những chiếc trống đẹp nhất, hoàn hảo nhất đều được phát hiện tại Việt Nam, như trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, trống đồng Sông Đà, trống đồng Cổ Loa...

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối