I. DÂN SỐ - LAO ĐỘNG (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Dân số

Tính đến năm 2021, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.153.795 người, trong đó:

- Nam: 571.245 người

- Nữ: 582.550 người

- Mật độ dân số là 233,2 người/km2.

- Sống ở thành thị: 609.377 người.

- Sống ở vùng nông thôn: 544.418 người.

2. Lao động

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên 623.728 người

- Nam: 324.215 người

- Nữ: 299.513 người

- Phân theo thành thị: 327.874 người.

- Phân theo vùng nông thôn: 295.854 người.

3. Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư

- Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều: 3,05%

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng: 3.473,9 nghìn đồng

- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 99,99 %

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 97,71%.

- Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh: 96,01%.

- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 4,29%.

II. NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt:

- Diện tích: 55.398 ha

+ Lúa: 54.952 ha

+ Ngô: 1.440 ha

- Sản lượng: 348.324 tấn

+ Lúa: 342.520 tấn

+ Ngô: 5.786 tấn

2. Diện tích, sản lượng một số cây hàng năm:

- Diện tích:

+ Mía: 138 ha

+ Thuốc lá, thuốc lào: 57 ha

+ Cây lấy sợi: 7 ha

+ Cây có hạt chứa dầu: 2.648 ha

+ Rau, đậu các loại: 6.400 ha

+ Hoa, cây cảnh: 206 ha

+ Cây hàng năm: 898 ha

- Sản lượng:

+ Mía: 3.526 tấn

+ Thuốc lá, thuốc lào: 182 tấn

+ Cây lấy sợi: 41 tấn

+ Cây có hạt chứa dầu: 5.791 tấn

+ Rau, đậu các loại: 48.640 tấn

3. Diện tích cây trồng lâu năm:

a. Diện tích (ha)

Cây ăn quả

Cây công nghiệp lâu năm

- Xoài: 79

- Cam, quýt, bưởi: 1.284

- Táo: 2

- Nhãn: 73

- Vải, chôm chôm: 30

- Dừa: 65

- Hồ tiêu: 200

- Cao su: 5.870

- Chè: 3

b. Sản lượng (tấn):

Cây ăn quả

Cây công nghiệp lâu năm

- Xoài: 413

- Cam, quýt, bưởi: 11.836

- Táo: 6

- Nhãn: 532

- Vải, chôm chôm: 151

- Dừa: 818

- Hồ tiêu: 272

- Cao su: 7.365

- Chè: 12

4. Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Số lượng:

- Đàn trâu có 14.225 con

- Đàn bò có 28.356 con

- Đàn lợn 104.010 con

- Đàn dê: 9.585 con

- Đàn gia cầm 4.454,2 nghìn con

Sản lượng:

- Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng: 946,0 tấn

- Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng: 1.214,0 tấn

- Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng: 13.805,0 tấn

- Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán: 15.008,0 tấn

5. Diện tích rừng:

- Diện tích rừng trồng mới tập trung: 7.208 ha. Trong đó:

+ Rừng sản xuất: 6.746 ha

+ Rừng phòng hộ: 337 ha

+ Rừng đặc dụng: 125 ha

- Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

+ Gỗ: 596 (đơn vị: 1000 m3). Trong đó: Gỗ rừng trồng: 596 (đơn vị: 1000 m3).

+ Tre: 562 ngàn cây

+ Song mây: 931 tấn

+ Nhựa thông: 898 tấn

+ Lá cọ: 277 ngàn lá

+ Măng tươi: 39 tấn

+ Mộc nhĩ: 1.000 kg

6. Thủy sản:

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 7.726 ha, trong đó:

+ Diện tích nước lợ: 5.751 ha

+ Diện tích nước mặn: 0 ha

+ Diện tích nước ngọt: 1.975 ha

- Sản lượng thủy sản: 58.675 tấn, trong đó:

+ Diện tích nước lợ: 13.070 tấn

+ Diện tích nước mặn: 36.398 tấn

+ Diện tích nước ngọt: 9.207 tấn

- Số lượng tàu, thuyền có động cơ khai thắc thủy sản biển: 2.226 chiếc. Trong đó, phân theo nhóm công suất:

+ Dưới 20 CV: 1.317 chiếc

+ Từ 20 CV đến dưới 50 CV: 511 chiếc

+ Từ 50 CV đến dưới 90 CV: 36 chiếc

+ Từ 90 CV đến dưới 250 CV: 117 chiếc

+ Từ 250 CV đến dưới 400 CV: 46 chiếc

+ Từ 400 CV trở lên: 199 chiếc

III. CÔNG NGHIỆP (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp: 106,05%. Trong đó:

+ Khai khoáng: 100,41%

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: 105,98%

2. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

+ Đá hộc, đá vôi nguyên liệu: 1.468 nghìn m3

+ Đá xây dựng khác: 1.453 nghìn m3

+ Thủy hải sản xuất khẩu: 6.964 tấn

+ Nước mắm: 802 nghìn lít

+ Bánh kẹo các loại: 3.741 tấn

+ Bia các loại: 264 triệu lít

+ Sợi toàn bộ: 105 nghìn tấn

+ Hàng thêu xuất khẩu: 7.842 bộ

+ Quần áo may sẵn: 59 triệu cái

+ Quần áo lót: 415 triệu cái

+ Gạch nung: 173 triệu viên

+ Xi măng các loại: 2.000 nghìn tấn

+ Nông cụ cầm tay: 202 nghìn cái

+ Nước máy: 56 triệu m3

+ Men Frit: 266 nghìn tấn

+ Điện sản xuất: 1.498 triệu Kwh

+ Trang in các loại: 910 triệu trang

+ Thuốc viên: 117 triệu viên

IV. THƯƠNG MẠI - DU LỊCH (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành: 30.897,9 tỷ đồng

2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: 38.037,0 tỷ đồng. Trong đó:

+ Bán lẻ hàng hóa: 30.897,9 tỷ đồng

+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống: 4.098,1 tỷ đồng

+ Du lịch lữ hành: 35,0 tỷ đồng

+ Dịch vụ khác: 3.006,0 tỷ đồng

3. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá hiện hành: 4.098,1 tỷ đồng. Trong đó:

+  Doanh thu dịch vụ lưu trú: 271,7 tỷ đồng.

+ Doanh thu dịch vụ ăn uống: 3.826,4 tỷ đồng.

4. Doanh thu của các cơ sở lưu trú: 271.680 triệu đồng.

5. Doanh thu của các cơ sở lữ hành:  34.970 triệu đồng.

6. Số lượt khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ:

+ Khách du lịch nghỉ qua đêm do các cơ sở lưu trú phục vụ: 313.632 lượt người (trong đó khách quốc tế là 13.988)

+ Khách du lịch trong ngày do các cơ sở lưu trú phục vụ: 191.278 lượt người.

+ Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ: 504.910 lượt người.

+ Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ: 10.971 lượt người.

V. VẬN TẢI, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải: 2.809 tỷ đồng. Trong đó:

- Vận tải đường bộ: 2.308 tỷ đồng

- Vận tải đường thủy: 14 tỷ đồng

- Kho bãi: 182 tỷ đồng

- Hoạt động khác: 305 tỷ đồng

2. Số lượt hành khách vận chuyển: 15.143 nghìn lượt người

- Đường bộ: 14.672 nghìn lượt người

- Đường sông: 471 nghìn lượt người

- Đường biển:

3. Số lượt hành khách luân chuyển: 762.580 nghìn người/km

- Đường bộ: 760.433 nghìn người/km

- Đường sông: 2.147 nghìn người/km

- Đường biển:

4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển: 12.504 nghìn tấn

- Đường bộ: 12.442 nghìn tấn

- Đường sông:

- Đường biển: 62 nghìn tấn

5. Khối lượng hàng hóa luân chuyển: 1.059.114 nghìn tấn/km

- Đường bộ: 991.483 nghìn tấn/km

- Đường sông:

- Đường biển: 67.631 nghìn tấn/km

6. Số thuê bao điện thoại: 977.968 thuê bao. Trong đó:

- Di động: 959.368 thuê bao

- Cố định: 18.600 thuê bao

7. Số thuê bao internet cố định: 213.032 thuê bao

VI. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Năm học 2021-2022- Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Giáo dục mẫu giáo

- Số trường: 204 (công lập 183, ngoài công lập: 21)

- Số lớp học: 2.419

- Số giáo viên: 5.084

- Số học sinh: 55.959

2. Trường phổ thông 

- Số trường:

+ Tiểu học: 195

+ Trung học cơ sở: 112

+ Trung học phổ thông: 36

+ Phổ thông cơ sở: 20

+ Trung học: 02

- Số lớp học:

+ Tiểu học: 3.486

+ Trung học cơ sở: 1.905

+ Trung học phổ thông: 996  

- Số giáo viên:

+ Tiểu học: 5.278

+ Trung học cơ sở: 4.003

+ Trung học phổ thông: 2.364

- Số học sinh:

+ Tiểu học: 106.357

+ Trung học cơ sở: 65.931

+ Trung học phổ thông: 38.146

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông: 97%

3. Trung cấp chuyên nghiệp 

- Số trường: 01 (Công lập)

- Số giáo viên: 52 (trình độ chuyên môn trên đại học: 22, đại học và cao đẳng: 30)

- Số học sinh: 130

4. Cao đẳng

- Số trường: 08

- Số giảng viên: 753 (trình độ chuyên môn trên đại học: 472, đại học và cao đẳng: 243, trình độ khác: 38)

- Số sinh viên: 9.861

5. Đại học 

- Số trường: 10

- Số giảng viên: 1.880 (trình độ chuyên môn trên đại học: 1.682, đại học: 198, trình độ khác: 0)

- Số sinh viên trực thuộc Đại học Huế: 41.617

VII. Y TẾ (Theo niên giám thống kê năm 2021)

1. Tổng số cơ ở y tế trên toàn tỉnh: 172, trong đó:

- 21 bệnh viện

- 01 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

- 01 Bệnh viện da liễu

- 04 phòng khám đa khoa khu vực

- 141 trạm y tế xã phường

- 04 cơ sở y tế khác

2. Tổng số giường bệnh: 7.645, trong đó:

- Bệnh viện: 7.463 giường

- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: 120 giường

- Bệnh viện da liễu: 62 giường

3. Nhân lực ngành y: 5.382 người, trong đó:

- Bác sỹ: 1.715 người

- Y sỹ: 337 người

- Điều dưỡng: 2.220 người

- Hộ sinh: 660 người

- Kỹ thuật viên y: 450 người

4. Nhân lực ngành dược: 417 người, trong đó:

- Dược sỹ: 234 người

- Dược sỹ trung cấp: 181 người

- Dược tá: 2 người

5. Chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe

- Số bác sỹ bình quân 1 vạn dân (người): 15

- Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân (giường): 60

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắcxin: 98,50%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi: 6,6%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi: 9,0%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao: 5,8%

VIII. GIAO THÔNG

1. Đường bộ

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.

Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào.

Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

2. Đường biển và đường thủy

Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An  5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số  hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên  nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.

3. Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.

4. Đường hàng không

Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay quốc tế Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay cất hạ cánh an toàn.

IX. HẠ TẦNG CÔNG NGHIỆP

(Theo Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

Với những lợi thế vốn có, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển khá toàn diện. Hiện, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định  phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy các dự án tại các Khu kinh tế – Khu công nghiệp – Cụm Công nghiệp trên địa bàn.

a). Khu kinh tế:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt để kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Trong đó:

- Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô: đầu tư phát triển khu công nghiệp và khu dịch vụ hậu cần cảng quy mô 540ha và khu công nghệ cao trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô quy mô 400 ha; bố trí các nhà máy sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao, với mục tiêu thu hút các dự án công nghiệp trọng điểm, đầu tàu động lực phát triển công nghiệp của tỉnh. Sau năm 2020, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phấn đấu trở thành vùng công nghiệp lõi của tỉnh.

- Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt: phát triển KCN Hương Lâm với quy mô 140ha, tập trung các ngành nghề chế biến nông lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may – da giày và các loại hình công nghiệp khác; gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực và cửa ngõ giao thương quốc tế với Lào.

b) Khu công nghiệp:

Hình thành các khu công nghiệp chức năng, ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu vào các KCN theo đúng chức năng chính của các khu công nghiệp như sau:

- Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 1, 2, 3 và 4: đầu tư các ngành Kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, nước giải khát; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may,...

- KCN Tứ Hạ: ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với khu vực lân cận đô thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- KCN Phong Điền: ưu tiên các ngành gắn với vùng nguyên liệu silicat; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may. Riêng Khu B và khu B mở rộng (147ha) giành riêng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến cát thạch anh, silicat.

- KCN La Sơn: các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản (ti tan, zircon,...), lâm sản (các sản phẩm chế biến từ gỗ), cơ khí chế tạo, điện tử,...

- KCN Quảng Vinh: Các ngành chế biến thủy sản, nông sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp dệt may; sản xuất nông ngư cụ.

- KCN Phú Đa: chế biến thức ăn nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến thủy hải sản, nông sản; may mặc, công nghiệp điện tử, sản phẩm điện gia dụng và các ngành công nghiệp khác

c) Cụm công nghiệp:

Phát triển cụm công nghiệp chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư và các dự án đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và các dự án có quy mô nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động của địa phương.