Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
  

(Theo Báo cáo số 491/BC-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh)

I.  Tình hình kinh tế xã hội ước thực hiện năm 2022

Nghị quyết số 41/2021/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra 14 chỉ tiêu, dự ước đến cuối năm 2022 có 14/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:

Stt

Chỉ tiêu chủ yếu

TH năm 2021

KH 2022

Ước TH 2022

Ghi chú

I

Kinh tế

 

 

 

 

1

Tốc độ tăng GRDP (%), trong đó:

4,36

6,5-7,5

8,56

Đạt

 

- Nông Lâm Ngư nghiệp (%)

3,62

 

(3,26)

 

 

- Công nghiệp -Xây dựng (%)

7,74

 

10,02

 

- Dịch vụ (%)

1,60

 

11,03

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP (%)

7,64

 

5,83

2

GRDP bình quân đầu người (USD)

2.191,1

2.350-2.400

2.429

Đạt

 

Năng suất lao động xã hội tăng (%)

6,1

6-8

12,8

 

3

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

Đạt

 

- Nông Lâm Ngư nghiệp (%)

11,69

10,5-11

10,6

 

 

- Công nghiệp -Xây dựng (%)

33,09

34-35

34,6

 

 

- Dịch vụ (%)

46,45

46-47

46,4

 

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP (%)

8,77

8,5-9

8,4

 

4

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

1.077

1.130

1.230

Đạt

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

(Tỷ đồng)

25.545

28.000-28.500

28.000

Đạt

6

Thực hiện thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (Tỷ đồng)

11.339,5

6.861

12.781

Vượt dự toán

II

Xã hội

 

 

 

 

7

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)

66,8

68

68

Đạt

8

Số bác sỹ trên vạn dân

14,1

13-14

14,5

Đạt

 

Số giường bệnh/vạn dân.

59,8

58-60

61,3

Đạt

9

Tỷ lệ tham gia BHYT (%)

99

>98

99,1

Đạt

10

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (%)

(Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025)

4,93

4,13

4,13

Đạt

11

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

4

3-4

4

Đạt

III

Môi trường

 

 

 

 

12

Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch (%)

94

96

96

Đạt

13

Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (%)

29

30-40

50

Vượt

 

Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom toàn tình (%)

91

92-93

92

 

14

Độ che phủ rừng (%)

57,2

57-57,5

57,2

Đạt

1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2022 ước đạt 8,56%, vượt kế hoạch (KH 6,5-7,5%); trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 10,02%; khu vực dịch vụ tăng 11,03%; khu vực nông nghiệp tăng trưởng âm (3,26%); khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,83%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 66.348 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người đến năm 2022 ước đạt 57 triệu đồng, tương đương 2.429 USD, tăng 10,9% so cùng kỳ, vượt 79 USD so với KH (2.350 USD). Thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.781 tỷ đồng, vượt 86,3% dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Chi ngân sách ước đạt 11.791 tỷ đồng, bằng 98,9% dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.230 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ, đạt 109% kế hoạch.

2. Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực

2.1.  Phát triển du lịch, dịch vụ

- Hoạt động du lịch:

Tập trung thực hiện Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ là một trong 06 Chương trình trọng điểm của tỉnh. Kể từ ngày 15/3/2022, tỉnh đã thực hiện việc mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế; cùng với nhiều hoạt động du lịch lễ hội, văn hóa đặc sắc, đặc biệt các hoạt động chuỗi sự kiện, chương trình Festival Huế 2022 tạo điểm nhấn kích cầu, phục hồi phát triển du lịch. Triển khai quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trực tuyến thông qua Không gian ảo 3D, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo du khách trải nghiệm các sản phẩm du lịch thông minh và thân thiện môi trường. Tổ chức đón khách du lịch Thái Lan bằng các chuyến bay thuê nguyên chuyến (charter) đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dự kiến cả năm 2022, tổng lượt khách du lịch ước đạt 2,05 triệu lượt khách, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch ước khoảng 4.500 tỷ đồng (vượt 12,5% KH - theo phương án thấp).

- Hoạt động thương mại:

Tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định ở phần lớn các nhóm hàng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng ước tăng 3,63% so với cùng kỳ.

Ước cả năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 52.442 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ, vượt 16,3% so với kế hoạch năm; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 40.418 tỷ đồng, chiếm 77% tổng số, tăng 11,7%.

- Hoạt động xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1.230 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ, vượt 9% kế hoạch, đã xuất khẩu đến 44 quốc gia, trong đó thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, các nước Châu Âu, … Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 850 triệu USD, tăng 6,3%, vượt 13% kế hoạch năm.

- Hoạt động tín dụng:

Ước thực hiện đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn huy động đạt 62.000 tỷ đồng, tăng 11,47% so với đầu năm; tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn đạt 74.000 tỷ đồng, tăng 16,9%; nợ xấu nội bảng toàn địa bàn 400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,54%. 

- Hoạt động vận tải do địa phương quản lý:

Năm 2022, vận tải hành khách ước đạt 22.287,4 nghìn lượt khách, tăng 47,2% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 18.693,3 nghìn tấn, tăng 17,5%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 3.987,8 tỷ đồng, tăng 24,5%.

- Hoạt động lĩnh vực thông tin truyền thông:

Tiếp tục hoàn thiện chính quyền điện tử 86% dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đã được triển khai với tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến là 54%. Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng mạng lưới, mở rộng mạng 4G và triển khai quy hoạch mạng 5G; đầu tư hạ tầng cống bể hạ ngầm ; xây dựng hệ thống cống bể ,...góp phần làm đẹp đô thị. Tập trung triển khai hỗ trợ dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương sớm được khởi công để đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho 10.000 lao động công nghệ thông tin. Đã đầu tư và kết nối về trung tâm IOC 563 camera và áp dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo như: nhận diện biển số, vi phạm giao thông (đi vào đường cấm, vi phạm tín hiệu đền giao thông, đi ngược chiều...), nhận diện khuôn mặt, nhận diện cháy rừng, hỏa hoạn, nhận diện đám đông.... Doanh thu lĩnh vực thông tin và truyền thông năm 2022 ước đạt 3.500 tỷ đồng.

2.2. Về công nghiệp - xây dựng

- Về công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn ước đạt 42.340 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định và nhờ có một số năng lực mới đưa vào hoạt động như: Nhà máy Nakamoto Việt Nam sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô, nhà máy sản xuất máy biến dòng, Nhà máy gia công thạch anh Chân Mây, Nhà máy gạch men Mikado Huế sản xuất gạch Porcelain, Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina sản xuất tất, Nhà máy may Hương Sơ, hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại Nhà máy xi măng Đồng Lâm,...; đặc biệt sản lượng điện sản xuất tăng mạnh của các dự án thuỷ điện do thời tiết thuận lợi mưa nhiều.

Một số sản phẩm chủ yếu duy trì ở mức tăng khá như: Bia ước đạt 330 triệu lít, tăng 25,3% so với cùng kỳ; sợi các loại 116,3 nghìn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ; quần áo lót 418,6 triệu sản phẩm, tăng 3,8%; men frit ước đạt 295,9 nghìn tấn, tăng 11,1%; điện sản xuất ước đạt 2.019 triệu kWh, tăng 35%;.... Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như: xi măng ước đạt 1.913,5 nghìn tấn, giảm 4,4%; tôm đông lạnh ước đạt 6.044,5 tấn, giảm 0,1%;....

- Về xây dựng:

Hoạt động xây dựng được phục hồi phát triển, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2022 (theo giá so sánh) ước đạt 10.372 tỷ đồng, tăng 12,5%.

Đã hình thành các dự án khu đô thị và nhà ở cao cấp của tổ hợp thương mại, shophouse, chung cư thương mại kết hợp Showroom Toyota; Khu đô thị Phú Mỹ An, Cottana,... thuộc khu đô thị mới An Vân Dương. Hiện có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị với diện tích đất quy hoạch 230,1 ha, dự kiến xây khoảng 7.146 căn; có 04 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai xây dựng, với tổng diện tích đất là 41.113 m2; với tổng số căn hộ là 1.840 căn hộ, tương ứng 119.000 m2 sàn, so với Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt (332.632 m2), đạt tỷ lệ 36%.

2.3. Tình hình hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến tháng 11/2022, trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT,KCN) đã cấp mới 11 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 4.683,3 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch, tăng 48% so cùng kỳ (trong đó, có 03 dự án FDI với tổng vốn 1.382 tỷ đồng).

Luỹ kế đến nay, trên địa bàn KKT, KCN có 172 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 122.230 tỷ đồng[1]; trong đó, có 40 dự án vốn FDI với vốn đăng ký là 70.257 tỷ đồng. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện ước đạt 36.681 tỷ đồng (chiếm 30,3% tổng vốn đăng ký). Hiện nay, có 109 dự án đang hoạt động (chiếm tỷ lệ 64,4%), 45 dự án đang triển khai thực hiện (chiếm tỷ lệ 26,6%), 15 dự án còn lại thuộc diện chậm tiến độ, ngừng triển khai thưc hiện (chiếm tỷ lệ khoảng 0,8%). Ước thực hiện năm 2022, thu hút được 14-15 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 6.000 – 6.500 tỷ đồng[2]. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 2.500 – 3.000 tỷ đồng.

Tình hình sản xuất kinh doanh ước đạt một số kết quả như sau: doanh thu ước đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 18,6 % so cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.300 triệu USD (chiếm 65,7% kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh); thu ngân sách ước đạt 3.500 tỷ đồng (chiếm 30,4% thu ngân sách của tỉnh); giải quyết việc làm khoảng 40.917 lao động, chiếm khoảng 46% lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KKT, KCN chưa đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải các KCN đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút các nhà đầu tư thứ cấp[3]. Tỷ lệ lấp đầy tại các Khu kinh tế, khu công nghiệp đến nay đạt 22,5%; trong đó: Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỷ lệ lấp đầy 3,3%; KCN Phú Bài tỷ lệ lấp đầy 30,6%, trong đó KCN Phú Bài I và II có tỷ lệ lấp đầy là 99%; KCN Phong Điền 31%; KCN La Sơn 40,5%; KCN Phú Đa 24,1%; KCN Tứ Hạ (giai đoạn 1): 33,9%; KCN Quảng Vinh: 23,6%.

2.4. Về nông, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất (giá so sánh) ước thực hiện năm 2022 đạt 7.020 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ.

- Trồng trọt:

Diện tích lúa cả năm ước đạt 52.496 ha, giảm 1.454 ha so với năm 2021; trong đó lúa chất lượng cao đạt trên 19.582 ha, tăng 3.000 ha, đã chuyển 345,6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng khác. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 94%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt khoảng 266,8 nghìn tấn, giảm 76 ngàn tấn, năng suất ước đạt gần 50,5 tạ/ha (giảm 13 tạ/ha) do ảnh hưởng thời tiết không ổn định, mưa lớn trái mùa[4].

Diện tích ngô 1.484 ha (tăng 44ha); sản lượng đạt 5.966 tấn (tăng 166 tấn); sắn khoảng 4.100 ha, diện tích cây lạc khoảng 2.400 ha, tỷ lệ giống lạc cao sản chiếm trên 75% và duy trì diện tích rau các loại 4.700 ha, sen 540 ha. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, tiếp tục mở rộng diện tích cây ăn quả thông qua rà soát chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả, phát triển cây đặc sản bưởi Thanh trà, cam Nam Đông và một số loài cây có giá trị khác như dược liệu và lâm sản ngoài gỗ.

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi đang có bước chuyển dịch từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung theo hướng công nghiệp, trang trại; phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; từng bước tạo ra sản phẩm theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Dịch bệnh trên gia súc, thủy sản xuất hiện rải rác tại một số địa phương; đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch và cơ bản đã khống chế không để lây lan. Tiếp tục thực hiện công tác tiêm phòng vắcxin; tăng cường kiểm tra, quản lý giống, thuốc, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; thực hiện tiêu độc khử trùng tại các ổ dịch, hố chôn gia súc, tại các nơi có nguy cơ cao xảy ra các loại dịch bệnh.

Ước cả năm, tổng đàn lợn 148.544 con, tăng 4,6% so cùng kỳ; đàn trâu 15.121 con, giảm 1,9%; đàn bò 28.584 con, giảm 1,3%; tổng đàn gia cầm 4,7 triệu con, tăng 2,2%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 32,2 ngàn tấn, tăng 4,1%.

- Lâm nghiệp: Ước cả năm, diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh 6.250 ha, tăng 5,02%; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 647,9 nghìn m3, tăng 4,5%. Tính đến nay diện tích trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 10.926 ha; trong đó FSC: 10.074 ha, VFCS/PEFC: 852 ha.

Đã phát hiện và xử lý 50 vụ phá rừng, tổng diện tích 5,4 ha, xử phạt là 107,5 triệu đồng; xử lý 262 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu 118 mgỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 835 triệu đồng.

Công tác phòng cháy và chữa cháy rừng được đặc biệt chú trọng, đã kịp thời phát hiện, chữa cháy kịp thời 14 vụ cháy rừng, diện tích cháy 11,38 ha, diện tích thiệt hại khoảng 7,63 ha[5].

Thực hiện công tác chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 17 công trình, dự án với tổng diện tích hơn 169,73 ha (gồm: 6,34 ha rừng phòng hộ, 263,39 ha rừng sản xuất).

- Thủy sản:

Ước cả năm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 7.820 ha, tăng 1,2%[6]. Sản xuất giống ước đạt 200 triệu con tôm, cua cá các loại, tăng 2,5%. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ước đạt 60,22 nghìn tấn, tăng 2,6%; trong đó, sản lượng khai thác đạt 40,99 nghìn tấn, tăng 1,7%, nuôi trồng 19,23 nghìn tấn, tăng 4,7%.

Tổng số tàu cá đã đăng ký đến nay là 613 chiếc[7], trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15 mét trở lên là 417 chiếc. Đã tổ chức các đợt kiểm tra về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, về hoạt động tàu cá nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản trái pháp luật.[8]

Thực hiện tốt công tác quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tổ chức phát động tái tạo nguồn lợi trên Sông Hương, Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và ngoài biển với số giống thả hơn 4 triệu con giống cá, tôm, cua các loại nhằm bổ sung giống các loài thủy sản đang cạn kiệt, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển cân bằng môi trường sinh thái (tăng 2,7 lần so với năm 2021). Thực hiện các hoạt động bảo trì trụ mốc ranh giới, bảng hiệu, biển báo, pano tại 22 Khu Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP):

Toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao (tỷ lệ 27,3%), 28 sản phẩm đạt 3 sao (tỷ lệ 63,6%) và 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng (tỷ lệ 9,1%). Năm 2022, có 63 sản phẩm của các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP; hiện đang chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm để đánh giá phân hạng (dự kiến tổ chức vào tháng 11/2022); phấn đấu đến cuối năm có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên.

- Các chương trình mục tiêu quốc gia:

HĐND tỉnh đã thông qua tại các Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND, số 10/2022/NQ-HĐND và số 11/2022/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025; Nghị quyết số 63/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 về Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, giao dự toán vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022.

Đã cơ bản hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh triển khai Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và các quy định hiện hành; tiếp tục hoàn thành xây dựng các đề án, các quy định theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, các thủ tục trình HĐND tỉnh thông qua để thực hiện chương trình.

+ Chương trình nông thôn mới:

Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 68%[9]; trong đó, có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Hương Xuân và Hương Lộc - huyện Nam Đông). Dự kiến đến cuối năm 2022, lũy kế số xã đạt chuẩn nông thôn mới 67/94 xã (tỷ lệ 71,2%) đạt kế hoạch đề ra, trong đó có 05 xã đạt chuẩn nâng cao, 02 thôn đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch năm 2022 ước đạt 93%.

Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện các chương trình năm 2022 đã được giao kế hoạch là 293.126 triệu đồng (trong đó: NSTW hỗ trợ là 117.250 triệu đồng, NSĐP đối ứng theo quy định là 175.876 triệu đồng). Vốn sự nghiệp hỗ trợ từ NSTW đã được giao kế hoạch là 24.430 triệu đồng.

            + Chương trình giảm nghèo bền vững:

Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện các chương trình năm 2022 đã được giao kế hoạch là 156.354 triệu đồng (trong đó: NSTW hỗ trợ là 135.960 triệu đồng, NSĐP đối ứng theo quy định là 20.394 triệu đồng). Vốn sự nghiệp hỗ trợ từ NSTW đã được giao kế hoạch là 48.844 triệu đồng.

Bên cạnh việc thực hiện chương trình, cùng với các chính sách giảm nghèo chung tiếp tục triển khai thực hiện nhằm giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục… đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra.

+ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN:

Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện các chương trình năm 2022 đã được giao kế hoạch là 107.582 triệu đồng (trong đó: NSTW hỗ trợ là 93.550 triệu đồng, NSĐP đối ứng theo quy định là 14.032 triệu đồng). Vốn sự nghiệp hỗ trợ từ NSTW đã được giao kế hoạch là 35.630 triệu đồng.

3. Tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp

- Về thu hút, thực hiện đầu tư:

Đến cuối tháng 11/2022, đã cấp phép cho 28 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 14.002 tỷ đồng (gồm 05 dự án FDI[10] vốn đăng ký 231,7 triệu USD, tương đương 5.321,5 tỷ đồng); điều chỉnh tăng/giảm vốn đăng ký với vốn tăng thêm sau điều chỉnh 427,2 tỷ đồng. Ngoài ra, có 8 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 5.500 tỷ đồng[11]. Ước đến cuối năm 2022, toàn tỉnh cấp mới 35 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 20.000 tỷ đồng.  

Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được tập trung đẩy mạnh. Đã tổ chức làm việc với các Tập đoàn lớn[12]; ký kết Biên bản thảo luận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); tổ chức thành công Hội nghị “Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh; tham dự Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc - Khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Trong cuối tháng 7, tỉnh tham gia xúc tiến đầu tư, thương mại trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Séc - Châu Âu tại Cộng hòa Séc và Chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – vùng Kyushu Nhật Bản. Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu Container cảng Chân Mây.

Đã ban hành 110 danh mục dự án làm cơ sở để lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2021-2022 (trong Khu KT, CN 20 dự án, ngoài Khu KT, CN 90 dự án).

Công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường, chú trọng thực hiện. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực có thể tiếp cận đất đai, dự án, tỉnh đã rà soát các dự án chậm tiến độ, tiếp tục xử lý theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh[13], đến nay 15 dự án/79 dự án rà soát, giám sát đã đi vào hoạt động, chiếm 19% tổng dự án rà soát; 08 dự án cần đôn đốc tiến độ thực hiện, chiếm 10%; 20 dự án cần giám sát đặc biệt, chiếm 19%; 03 dự án tiếp tục rà soát thu hồi/thu hồi một phần; 33 dự án đã thu hồi, chiếm 41,7%. Trong 33 dự án bị thu hồi, đến nay đã cấp lại 10 dự án cho các nhà đầu tư để thực hiện dự án[14], 04 dự án không kêu gọi đầu tư, 19 dự án đang được các đơn vị liên quan xây dựng thông tin, tiêu chí kêu gọi lựa chọn nhà đầu tư quan tâm thực hiện.

Tỉnh đã tập trung công tác quản lý, giám sát dự án đầu tư ngoài ngân sách, dự án đầu tư công; xây dựng và vận hành phần các mềm quản lý đầu tư. Đặc biệt, hoạt động của 04 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư do Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc được tập trung triển khai; nhờ đó, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án ngoài ngân sách và giải ngân đầu tư công.

 - Về phát triển doanh nghiệp:

Tính đến 30/11/2022, có 771 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.918,5 tỷ đồng; tăng 36% về lượng và tăng 47% về vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động 503 doanh nghiệp, tăng 14 doanh nghiệp; giải thể 119 doanh nghiệp, tăng 12 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 446 doanh nghiệp, tăng 96 doanh nghiệp. Dự kiến cấp mới cả năm 2022 đạt khoảng 800 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.

Đã thực hiện các chính sách miễn, giảm năm 2022 đến nay đã giảm 722,48 tỷ đồng, cụ thể: (i) đã thực hiện giảm 2% thuế GTGT (từ 10% còn 8% đối với một số hàng hoá, dịch vụ theo quy định) là 327,6 tỷ đồng và giảm 2% VAT trong thuế xuất nhập khẩu: 10,18 tỷ đồng ; (ii) Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 6/7/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: 325,5 tỷ đồng; (iii) Thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 về giảm 50% lệ phí trước bạ từ 01/12/2021: giảm 44,2 tỷ đồng; (iv) Giảm 30% thuế TNDN phải nộp theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021: đã giảm 15 tỷ đồng. Ngoài ra đã gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, tiền sử dụng đất theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 với số thuế được gia hạn 350,159 tỷ đồng, đến nay đã nộp 199,78 tỷ đồng (chiếm 57% số thuế được gia hạn), còn phải nộp 151,081 tỷ đồng. Hiện nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh đã triển khai hóa đơn điện tử, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước thuận lợi thực hiện các chính sách tài khoá.

Đã lập danh sách 1.541 khách hàng với tổng dư nợ 3.847 tỷ đồng thuộc ngành được hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng hồi phục. Trong đó có 711 khách hàng đáp ứng điều kiện với tổng dư nợ 1.441 tỷ đồng. Đến nay 04 khách hàng có dư nợ 23,3 tỷ đồng được hỗ trợ lãi suất với số tiền lãi suất đã hỗ trợ 34 triệu đồng (tính lãi theo kỳ trả nợ đến ngày 15/10); 215 khách hàng đang hoàn thiện hồ sơ.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ với doanh số cho vay đạt 213,58  tỷ đồng, đạt tỷ lệ hoàn thành 82,3% kế hoạch. Trong đó: Cho vay giải quyết việc làm là 100 tỷ đồng, đạt 100% KH; Cho vay nhà ở xã hội là 94,8 tỷ đồng, đạt 82,8% KH; Cho vay đối với HSSV mua máy vi tính và thiết bị phục vụ học tập là 15,42 tỷ đồng, đạt 99,5% KH; Cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập là 480 triệu đồng, đạt 100% KH; Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ 2,88 tỷ đồng, đạt 9,94% KH.

- Phát triển kinh tế tập thể:

Đã thành lập mới 12 HTX[15] và giải thể 05 HTX[16]. Toàn tỉnh hiện có 313 HTX[17]. Phân theo lĩnh vực: 223 HTX nông, lâm, ngư nghiệp (195 HTX nông nghiệp, thủy sản, 28 HTX lâm nghiệp bền vững), 26 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; 29 HTX vận tải, 7 Quỹ tín dụng nhân dân và 28 HTX thuộc lĩnh vực khác. Tổng số thành viên của các HTX ước đạt 171.175 thành viên, trong đó số thành viên mới là 72. Dự kiến đến cuối năm 2022 thành lập mới thêm 01 hợp tác xã, nâng tổng số HTX trên địa bàn tỉnh lên 314 HTX.

Hiện nay, phát triển các hợp tác xã lâm nghiệp là hướng đi mới vừa đảm bảo trồng rừng bền vững, bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao giá trị gỗ rừng trồng phục vụ xuất khẩu[18]. Các thành viên HTX, hộ trồng rừng đã bước đầu thay đổi nhận thức áp dụng phương thức trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ. HTX huy động được vốn của các thành viên, doanh nghiệp chế biến gỗ lớn như Công ty Scansia Pacific, Công ty Minh An, Hoà Nga và ký kết hợp đồng liên kết sản xuất chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ.

4. Quản lý quy hoạch, đô thị, quản lý đầu tư xây dựng

4.1. Về quy hoạch, đô thị

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[19] đến nay đã tổ chức Hội thảo và hoàn thiện báo cáo giữa kỳ; đang tiến hành lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022; đã phê duyệt 19 nhiệm vụ quy hoạch[20].

Triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 (bao gồm Chương trình di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế). Đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Phong Điền và Chương trình phát triển đô thị Phong Điền, hiện nay đang tổ chức lập đề án phân loại đô thị Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đang hoàn thiện hồ sơ Chương trình phát triển đô thị thành phố Huế (sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng) để phê duyệt. Đã phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị các đô thị gồm: thị xã Hương Trà; thị xã Hương Thủy; đô thị Chân Mây - Lăng Cô. Đã phê duyệt Đề cương đề án đề nghị công nhận đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V gồm Đô thị Vinh Hiền, đô thị Lộc Thủy, đô thị Lộc Tiến, đô thị Lộc Vĩnh - huyện Phú Lộc; đô thị Thanh Hà - huyện Quảng Điền.

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu (quy hoạch chi tiết 1/2000) so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt khoảng 62,25%[21]; quy hoạch chi tiết 1/500 toàn tỉnh đạt 15,4%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới 100%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 56%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 96%, trong đó, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 97,83%.

4.2. Về đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2022 ước đạt 28.000 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 9,6%. Trong đó, vốn ngân sách ước đạt 6.715,5, tăng 15,7% so cùng kỳ; vốn tín dụng ước đạt 10.400 tỷ đồng, giảm 3,6%; vốn đầu tư của doanh nghiệp ước đạt 3.280 tỷ đồng, tăng 7,5%; vốn đầu tư của dân ước đạt 4.735 tỷ đồng, tăng 39,3%; vốn viện trợ nước ngoài ước đạt 669,5 tỷ đồng, tăng 18,2%; vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 13,6%.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp như: Đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền - Điền Lộc, Đường Chợ Mai - Tân Mỹ, Đường Phú Mỹ - Thuận An, Phục hồi Điện Kiến Trung - Tử Cấm Thành, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - hợp phần bồi thường, GPMB (Giai đoạn 1: 2019-2022). Các dự án khởi công mới: Tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, Đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa), Hệ thống đê sông Thiệu Hóa,… Các dự án sử dụng vốn ODA: Cải thiện môi trường nước thành phố Huế, Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế. Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án giao thông trọng điểm quốc gia Cam Lộ -La Sơn; Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Giải ngân vốn đầu tư công: Tính đến ngày 30/11/2022, đã giải ngân kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (chưa bao gồm vốn CTMTQG) là 2.781,314 tỷ đồng/4.266,055 tỷ đồng, đạt 65,2% KH (trong đó: vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 1.381,961 tỷ đồng, đạt 64,3% KH; vốn NSTW (vốn trong nước) giải ngân 1.138,865 tỷ đồng, đạt 75,9% KH; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 260,488 tỷ đồng, đạt 42,2% KH). Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân 28,492 tỷ đồng/346,76 tỷ đồng, đạt 8,2% KH.

Ước cả năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% tổng kế hoạch vốn, trong đó, giải ngân hết 100% vốn cân đối ngân sách địa phương và khoảng 96% vốn NSTW được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Nguồn vốn doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các dự án gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động như Dự án sản xuất găng tay y tế - Kanglongda, Dự án sản xuất máy biến dòng, Nhà máy sản xuất men frit, Nhà máy gia công thạch anh Chân Mây, dự án đầu tư Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại Nhà máy xi măng Đồng Lâm, dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex,... Bên cạnh đó, một số dự án thuộc lĩnh vực dệt may, khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp thực hiện đúng tiến độ.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung thực hiện các dự án: Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thủy; Nhà máy sản xuất găng tay y tế - Kanglongda; Khách sạn Huế Square,...; một số dự án đang tập trung làm thủ tục đầu tư, xây dựng để triển khai: Dự án Nhà máy may mặc tại KCN Quảng Vinh, sản xuất máy biến dòng, nhà máy gia công thạch anh Chân Mây, nhà máy chế biến nông sản.

Đã tổ chức lễ khởi động dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ nhằm cụ thể hóa dự án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế, dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm.

5. Về quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường

Tính đến 25/10/2022, đã giao đất 06 trường hợp với tổng diện tích 16,77ha; cho thuê đất 57 trường hợp với diện tích 371,03 ha. Ngoài ra, đã tham mưu tỉnh thu hồi đất 12 trường hợp với diện tích 62,3 ha đất, trong đó: thu hồi đất do hết hạn thuê đất, tự nguyện trả đất, bị giải thể  theo Điều 65 Luật Đất đai. Đã cấp được 246 Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo với diện tích 679,8 ha; lũy kế đến ngày 20/10/2022 đã cấp được 9.826 Giấy chứng nhận tương ứng với diện tích 217.140,45 ha đạt 99.95 % so với tổng diện tích cần cấp Giấy chứng nhận[22]. Cấp lần đầu cho Hộ gia đình, cá nhân được 1.927 Giấy chứng nhận với diện tích 158,44 ha; lũy kế đến ngày 20/10/2022 đã cấp được 647.029 Giấy chứng nhận tương ứng với diện tích 126.589,82 ha đạt 99,0 % so với tổng diện tích cần cấp. Ngoài ra, đã cấp đổi 19.860 Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình cá nhân.

Đã thực hiện các thủ tục đấu giá cho thuê đất các khu đất, gồm: khu đất số 106-114 đường Lê Lợi (Khu B), phường Phú Hội; đang triển khai thuê tư vấn xác định giá đất để tính tiền thuê đất Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex (giai đoạn 1, đợt 2) tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, giá khởi điểm đấu giá thực hiện dự án Khu dân cư tại đường Đào Tấn - Trần Thái Tông, phường Trường An.

Triển khai lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh và phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của 09/09 đơn vị cấp huyện.  Trình HĐND tỉnh thông qua bổ sung danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng sang mục đích khác năm 2022; cập nhật, bổ sung Kế hoạch sử dụng năm 2022 cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn, phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành trong Quý II/2023 và đang thực hiện thủ tục để đầu tư các bãi rác dự phòng. Tiến hành quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 tại 64 điểm không khí, 100 điểm nước mặt, 15 điểm nước thải, 11 điểm nước biển ven bờ, 19 điểm nước dưới đất, 18 điểm quan trắc môi trường đất và 42 điểm quan trắc trầm tích.

Tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số khu vực có phản ánh về ô nhiễm môi trường, tiến hành lấy mẫu quan trắc chất lượng nước liên quan đến hiện tượng cá chết tại thị xã Hương Thủy. Tiếp nhận, lưu giữ, theo dõi, quản lý dữ liệu quan trắc tự động, tín hiệu camera từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được thu gom, xử lý 202.536 tấn/năm (554,90 tấn/ngày), tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý trên địa bàn toàn tỉnh khoảng: 94,05%; khu vực đô thị khoảng 98%.

Phối hợp với Văn phòng Hỗ trợ kỹ thuật - Cơ quan Hợp tác và Phát triển Luxembourg thực hiện dự án Thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế (VIE/433) với nhiệm vụ xây dựng Hệ thống giám sát và đánh giá thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đã cấp 07 Giấy phép hoạt động khoáng sản[23], số tiền đã cấp quyền 10,078 tỷ đồng; phê duyệt 03 Đề án đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản. Đã cấp 15 Giấy phép tài nguyên nước[24]; số tiền đã cấp quyền 2,016 tỷ đồng.

Đã thực hiện 07 cuộc thanh, kiểm tra đối với 10 tổ chức sử dụng đất đai; 06 cuộc kiểm tra khoáng sản, môi trường đối với 06 tổ chức, đơn vị; 07 cuộc thanh, kiểm tra đối với 18 tổ chức và 01 hộ kinh doanh lĩnh vực môi trường. Tổng số tiền đã xử phạt hơn 700 triều đồng.

6. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

6.1. Văn hoá

Đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể thao, tuyên truyền thông tin, cổ động trực quan, tạo khí thế sôi nổi mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022 và kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước[25]. Tuyên truyền về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố văn hóa ASEAN. Thực hiện hơn 100 buổi tuyên truyền lưu động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh. Hoạt động trưng bày, triển lãm, mỹ thuật, nhiếp ảnh trên địa bàn vẫn được duy trì với 13 cuộc trưng bày, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; triển lãm có chuyên môn cao[26]; thu hút hơn 133.656 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, góp phần phát triển hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn. Đặc biệt, đã tổ chức thành công Tuần lễ Festival Huế 2022 (25/6 – 30/6)[27], thu hút hơn 75.000 lượt khán giả thưởng thức. Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng Festival Huế cũng đã thu hút số lượng lớn khán giả tham gia[28].

Hoạt động thư viện, văn hóa đọc được tập trung triển khai hiệu quả, tổ chức thành công Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với nhiều hoạt động; đồng thời tổ chức giới thiệu 02 ấn phẩm mới: “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” và “Ca Huế - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia” trong Tủ sách Huế. Trong 9 tháng, đã cấp 5.227 thẻ bạn đọc, phục vụ 30.402 lượt bạn đọc/115.386 lượt sách, báo luân chuyển. Đã nghiên cứu, triển khai xây dựng một số dự án văn hóa, thể thao.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các di tích đã được phân cấp, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết về đầu tư, tu bổ di tích ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế. Triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Hoàn chỉnh hồ sơ “Nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế và hồ sơ “Ẩm thực Bún bò Huế” đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hoàn thành các thủ tục trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự án: Tu bổ, phục hồi các lăng mộ và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan thuộc quần thể di tích lăng vua Gia Long; dự án Điện chiếu sáng mỹ thuật di tích Ngọ Môn (tầng 1, tầng 2 và sửa chữa thay thế tầng 3); dự án Nạo vét và Kè các hồ Kinh thành, hạng mục: Nạo vét và kè hồ Xã Tắc; dự án đường vào lăng các Chúa Nguyễn; dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngã ba Ràng Bò và Bến cây Đa Đá Bạc, địa điểm Mũi Né, huyện Phú Lộc.

Tiến hành thực hiện dự án thuộc di tích cấp tỉnh và các dự án Tu sửa cấp thiết di tích lịch sử[29]. Triển khai khai quật khảo cổ di tích Núi Bân, lập hồ sơ di tích cấp Quốc gia đặc biệt Núi Bân (phường An Tây, thành phố Huế)…; triển khai các dự án Tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế[30]. Đã cấp phép hoạt động Bảo tàng ngoài công lập: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Triển khai Kế hoạch kiểm kê hiện vật, tài liệu, tác phẩm nghệ thuật tại các di tích đã được xếp hạng và Bảo tàng công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuếTiếp tục triển khai các đề án: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2023; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 - 2022; xây dựng hồ sơ Nghề gốm Phước Tích ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tổng lượng khách tham quan di tích đến ngày 18/10/2022 là 1.101 nghìn lượt, gấp 4,4 lần so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 85 nghìn lượt, gấp 18 lần; khách trong nước 1.016 nghìn lượt, gấp 4,1 lần. Doanh thu đạt 156,2 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Ước cả năm doanh thu đạt 200 tỷ đồng, gấp 9 lần so với cùng kỳ, gần bằng ½ so với năm 2019.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và gia đình: Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.034 khu dân cư được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 93,4%; có 1.147 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 91%; có 298.732/314.440 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 95%, trong đó có 278.002 gia đình được UBND xã, phường, thị trấn công nhận đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 88,41% so với đăng ký.

Công tác xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” được triển khai sâu rộng. Đến thời điểm này trên địa bàn toàn tỉnh đã có 23 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn trên tổng số 141 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 16,2%.

Thể dục thể thao: Tổ chức thành công Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2022 và Giải Việt dã truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XXX năm 2022 với sự tham gia của gần 2.000 người. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 17/3/2022 về việc triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2021 - 2030.

Các VĐV của tỉnh tham gia các giải toàn quốc đạt được 251 huy chương (62 HCV, 66 HCB, 123 HCĐ), trong đó có 07 huy chương quốc tế (03 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ). Tổ chức thành công giải Chạy VN Express Marathon Huế 2022, đây là một sự kiện thể thao rộng lớn thu hút 4.700 vận động viên trong cả nước về tham gia.

Tổ chức thành công Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX năm 2022 với sự tham gia của gần 11.000 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân. Tổ chức các môn Đại hội TDTT cấp tỉnh 16/16 môn bao gồm: Cầu lông, Bóng bàn, Karate, Taekwondo, Vovinam, Vật, Việt dã, Bắn nỏ, Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Bơi, Bóng đá, Đá cầu, Đua ghe, Bóng chuyền. Đến nay, đã có 141/141 xã, phường, thị trấn đã tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở, bình quân số môn thi đấu của các xã, phường thị trấn từ  3 - 8 môn; số lượng người tham gia khai mạc Đại hội mỗi xã, phường, thị trấn từ 1000 - 5.000 người tham gia. Đã có 9/9 đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Đại hội TDTT cấp huyện, thị xã, thành phố.

6.2. Giáo dục - đào tạo

Tập trung xây dựng Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy hiệu quả trong quản lý giáo dục; triển khai các biện pháp đổi mới chương trình lớp 1, lớp 2, lớp 6 và chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 cho năm học 2022 – 2023. Tổ chức đánh giá, kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia theo kế hoạch, đến nay đã có 384 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 67,49%.

Mạng lưới trường lớp mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục được sắp xếp, sáp nhập theo hướng thu gọn đầu mối, đáp ứng nhu cầu và quy mô học sinh của mỗi địa phương. Toàn tỉnh hiện có 204 trường mầm non bao gồm 183 trường công lập và 21 trường tư thục; Cấp tiểu học có 195 trường với với 98.174 học sinh; Cấp THCS có 131 trường[31] với 38.510 học sinh.

Đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục nâng cao về chất lượng và số lượng[32].

Kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia năm học 2021 – 2022, Đội tuyển học sinh giỏi Thừa Thiên Huế đạt 57 giải (03 giải Nhất, 09 giải Nhì, 19 giải Ba và 26 giải Khuyến khích); đội tuyển dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc đạt 02 giải (01 giải Nhì, 01 giải Tư). Tại kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2022 tỉnh Thừa Thiên huế có 01 học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học đạt Huy chương Bạc.

Công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, có số lượng thí sinh dự thi là 13.344 (trong đó có 548 thí sinh tự do), tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 96,76%[33], trong đó giáo dục phổ thông đạt 97,59%, giáo dục thường xuyên đạt 79,27%.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”, hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” trong trường học; tăng cường công tác quản lí thực hiện quy định đạo đức nhà giáo, công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em;…  

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tiếp tục được phát huy nhiều hiệu quả tốt, góp phần tích cực vào đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo.

Đại học Huế: Tập trung xây dựng Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia, Đề án phát triển Trường Đại học Sư phạm thành trường ĐHSP trọng điểm quốc gia; Đề án phát triển Trường Đại học Y Dược (ĐHYD) theo mô hình Trường - Viện cấp quốc gia, hướng tới đạt chuẩn quốc tế.

Chuẩn bị tốt công tác tuyển sinh đại học và sau đại học năm học 2022. Xác định chỉ tiêu và xây dựng Đề án tuyển sinh năm 2022 theo 05 phương thức[34], dự kiến tuyển 14500 chỉ tiêu; cao học: 2673; Tiến sĩ: khoảng 200. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá tuyển sinh; thông báo tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ và dự bị tiến sĩ.

6.3. Dân số, y tế và chăm sóc sức khỏe

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian trước Tết; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực y tế, rà soát lại danh mục và đăng ký lại các dự án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Số giường bệnh/vạn dân: 61,3 (chỉ tiêu giao 58-60); Số bác sỹ/vạn dân: 14,5 (chỉ tiêu giao 13-14), (tính cả Trung ương, ngành trên địa bàn); Mức giảm sinh: 0,2‰ (chỉ tiêu giao 0,2‰); Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 10,6‰ (chỉ tiêu giao dưới 10,6‰).

Phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng ngừa dịch COVID-19. Tiếp tục thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”[35]. Tổ chức Lễ Phát động kêu gọi người dân và cộng đồng hãy nhận thức đúng về lợi ích của các mũi tiêm nhắc lại lần 1, lần 2 (mũi 3, mũi 4) phòng COVID-19, tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa dịch COVID-19.

Về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tính đến ngày 30/11/2022, Bộ Y tế đã phân bổ 3.074.450 liều vắc xin, tỉnh đã triển khai 44 đợt tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và đã thực hiện tiêm 2.942.333 liều vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 5 tuổi trở lên[36]. Bên cạnh đó, đã triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên; Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mùa tựu trường năm học 2022-2023 cho học sinh, sinh viên và Tuần lễ Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho mọi người dân nằm trong độ tuổi tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh.

Lũy kế đến ngày 30/11/2022 toàn tỉnh đã ghi nhận 177.998 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 47.615 ca bệnh có triệu chứng được điều trị, cấp mã và đã có 170 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/số ca mắc: 0,096%). Số ca bệnh được phát hiện nhiều nhất tại thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc; 73,9% F0 được cách ly, điều trị tại nhà, 95,8% F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và 50,6% số ca nhiễm có độ tuổi từ 18-49 tuổi. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát tốt trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đánh giá cấp độ nguy cơ, tỉnh Thừa Thiên Huế đang ở cấp 1 (nguy cơ thấp – tương ứng vùng xanh).

Công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành: Các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa dịch; các dịch bệnh khác như sởi, sốt rét,... ổn định, không ghi nhận ổ dịch tập trung, cụ thể: Tính đến hết ngày 30/11/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.439 ca sốt xuất huyết (trong đó có 116 ca ngoại lai) và 01 ca tử vong. Số ca mắc tăng gần 10 lần (tương đương 1.295 ca) so với của cả năm 2021[37]. Tay chân miệng: đến nay ghi nhận 110 ca bệnh; 07 trường hợp ca xác định nhiễm liên cầu lợn, không có trường hợp tử vong. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, sởi và các bệnh nhiễm trùng khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng: chưa ghi nhận trường hợp nào.

Công tác điều trị, khám chữa bệnh (KCB): Do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động KCB của các cơ sở tập trung vào công tác phòng chống dịch là chủ yếu, cao điểm từ đầu tháng 01 đến tháng 4/2022. Đến hết tháng 10/2022, số lượt KCB chung tại các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế là 1.236.074 lượt, so với cùng kỳ năm 2021 là 1.320.237 lượt (giảm 6,4%). Trong đó lượt KCB ngoại trú 1.171.435 lượt, so với cùng kỳ năm 2021 là 1.263.432 lượt (giảm 7,3%), lượt bệnh nhân điều trị nội trú: 64.639 so cùng kỳ năm 2021 là 56.805 lượt (tăng 13,8%).

Công tác kiểm tra chất lượng bệnh viện: Kết quả tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021 của 20 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, đạt từ 72% đến 91% so với điểm tối đa (250 điểm)[38].

Công tác bảo hiểm y tế: Tổng số người tham gia BHYT 1.145.035 người, độ bao phủ đạt 99,1% so với dân số toàn tỉnh. Đến nay cơ bản đảm bảo 100% các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế kể cả trẻ em và các đối tượng thuộc diện chính sách được khám chữa bệnh theo đúng quy định.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mô hình, chương trình, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới[39]. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm, đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 04 người mắc, không có trường hợp tử vong[40].

Quản lý dược: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hướng tới mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả[41]. Đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập sử dụng năm 2022. Trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp bán buôn thuốc, bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và 932 cơ sở bán lẻ, trong đó có 430 nhà thuốc, 502 quầy thuốc. Hệ thống phân phối thuốc đã bao phủ khắp trên địa bàn đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng phục vụ người dân, kể cả tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới.

6.4. Về phát triển khoa học, công nghệ

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09/8/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình ký kết phối hợp hoạt động KH&CN giữa Tỉnh uỷ với Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chương trình số 3328/CTPH-BKHCN-TTH ngày 22/11/2021 về phối hợp hoạt động KH&CN giữa Tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030,…

Tập trung xây dựng đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế, Chương trình Ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đề án “Phát triển Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Tổ chức chuỗi sự kiện Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022) và Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)[42].

Hoạt động quản lý nhiệm vụ nghiên cứu - thử nghiệm khoa học và công nghệ: Trong 10 tháng đầu năm, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ 04 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Đã tổ chức 18 hội nghị tuyển chọn, giao trực tiếp các đề tài/dự án; tổ chức thẩm định nội dung 18 đề tài/dự án và tổ chức thẩm định dự toán 21 đề tài/dự án. Công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu - thử nghiệm cấp tỉnh được triển khai chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình.

Hoạt động quản lý công nghệ và thị trường công nghệ: Đến thời điểm hiện tại, đã tiếp nhận và giải quyết hỗ trợ cho 91 hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp; trong đó có 05 dự án đổi mới, cải tiến công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia; ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN: Giao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN quản lý và phát triển Sàn giao dịch công nghệ; tổ chức các Hội thảo khoa học cấp tỉnh như “Thúc đẩy đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, “Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu đối với sản phẩm "Sen Huế", thương mại hóa kết quả nghiên cứu đối với sản phẩm "Sâm Cau"….

Hoạt động Sở hữu trí tuệ: Đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Tạo lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ trong phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế” và tổ chức “Triển lãm sản phẩm du lịch” quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ trong du lịch, đặc biệt là các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý. Triển lãm đã thu hút sự tham gia của 23 đơn vị, với nhiều sản phẩm đặc sản, phẩm phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP.… Ban hành Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 về Danh mục các sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc nhóm đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2022-2025 và các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Tiếp tục thực hiện Đề án Cố Đô khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”. Triển khai các sự kiện kết nối cộng đồng khởi nghiệp[43]. Triển lãm sản phẩm KH&CN và đổi mới sáng tạo đã thu hút 82 đơn vị tham gia trưng bày, hơn 300 sản phẩm với hơn 117 gian hàng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tiêu biểu tập trung vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế và 06 tỉnh khu vực miền Trung.

Đã cấp mới 07 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, gia hạn 17 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, đã cấp 10 Chứng chỉ nhân viên bức xạ. Triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân năm 2022, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Hỗ trợ triển khai dự án Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương, đã đầu tư và kết nối về Trung tâm IOC 563 camera và áp dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo. Tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử và nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) của tỉnh. Đưa vào khai thác hệ thống thông tin địa lý (GISHue), tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và ứng dụng công nghệ GIS. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) trở thành thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với sản phẩm “Nền tảng số hoá dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế” tiếp tục được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam, được công nhận Giải thưởng Sao Khuê năm 2022 và giành giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022 ở hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc.

6.5. Lao động việc làm, an sinh xã hội

Lao động, việc làm: Đến tháng 20/11/2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 16.473 người (vượt 101,1% kế hoạch); trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 1.139 người, tập trung tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (đạt 57% kế hoạch). Ước thực hiện năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 17.000 người, vượt 4,3% so với kế hoạch; trong đó đưa lao động đi làm việc nước ngoài 1.500 người, đạt 75% so với kế hoạch. Tổ chức thành công Ngày hội Việc làm - Tư vấn tuyển sinh lần thứ 1 với sự tham gia của trên 20 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trên 4.000 chỉ tiêu; trên 60 doanh nghiệp trong tỉnh, ngoại tỉnh, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, du học tuyển dụng trên 6.500 vị trí việc làm; Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2022; Hội nghị triển khai Kế hoạch đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2022.

Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp: Đã triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 13/5/2022 Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh năm 2022. Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030…

Trong 11 tháng đầu năm 2022, đã tuyển sinh 13.342 người (đạt 89% KH); ước đến cuối năm 2022 tuyển sinh 15.000 người, trong đó: 4.500 học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp THCS, THPT học trình độ cao đẳng, trung cấp và 10.500 người học trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 68%. Số học sinh đã tốt nghiệp 9.336 người (cao đẳng, trung cấp 2.976 người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề khác 6.360 người).

Công tác giảm nghèo: Triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy về Giảm nghèo bền vững, xây dựng đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch Truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Kiện toàn Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo từng năm (đến năm 2025) cho các địa phương.

- Chăm lo chính sách xã hội, người có công: Các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ. Đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đã có 40.438 suất quà trao tặng đến người có công và gia đình người có công với tổng kinh phí hơn 12,1 tỷ đồng. Tổ chức Lễ trao bằng Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt nam anh đối với 6 trường hợp và 02 Huân chương độc lập vào ngày 19/7/2022. Tổ chức đưa thân nhân liệt sĩ đi nhận bằng Tổ quốc ghi công tại tỉnh Nghệ An. Đã tổ chức điều dưỡng 21 đoàn của 9 huyện, thị xã, thành phố Huế, tổng số người điều dưỡng là 975 người 975/1300 người (đạt 75% so với KH)[44]

- Công tác bảo trợ xã hội, trẻ em: Triển khai Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” trên địa bàn tỉnh; Dự án "Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho người khuyết tật giai đoạn 2021-2024” tỉnh Thừa Thiên Huế". Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4/2022. Thực hiện Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, tính đến ngày 15/6/2022, tổng số đối tượng, người được ủy quyền, người giám hộ được chi trả chính sách trợ giúp xã hội qua tài khoản trên địa bàn tỉnh là: 31.708/58.859 đối tượng, chiếm tỷ lệ 54% (tương ứng với 17,028 tỷ đồng).

Công tác bảo vệ trẻ em luôn được chăm lo, đặc biệt chú trọng đến tuyên truyền bảo vệ và ngăn ngừa trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em năm 2022. Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. Đã mua, cấp 218 thẻ BHYT cho trẻ em với kinh phí 194,892 triệu đồng. Các nhà tài trợ hỗ trợ phẫu thuật 08 bệnh nhân tim với tổng chi phí là 136 triệu đồng; hỗ trợ phục hồi chức năng 05 bệnh nhi với tổng chi phí 9,3 triệu đồng. Toàn tỉnh hiện có 4.265 trẻ em thuộc 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó 4.080 trẻ được hưởng trợ cấp xã hội và chăm sóc bằng các hình thức khác nhau (đạt 95,6%).

Công tác bình đẳng giới: Ban hành Quyết định kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban hành kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022. Báo cáo tổng kết 15 năm việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai kế hoạch tập huấn công tác bình đẳng giới năm 2022 cho nữ viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; kế hoạch khảo sát phụ nữ bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

- Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT: Số người tham gia BHXH: 155.646 người, chiếm 29,11% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc: 129.746 người, chiếm 24,27% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHXH tự nguyện: 25.900 người, chiếm 4,84% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.

Công tác hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19 (tính đến tháng 11/2022): Hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg: Tính đến ngày 20/11/2022, toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ: 182.180 lượt đối tượng, với tổng kinh phí: 136,445 tỷ đồng. Hỗ trợ người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), (F1): Tính đến ngày 20/11/2022, đã hỗ trợ tiền ăn đối với F0, F1 cách ly y tế tại nhà: 49.567 người; số tiền: 40,432 tỷ đồng; hỗ trợ thêm đối với trẻ em (dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em), người cao tuổi, người khuyết tật: 20.270 người; số tiền hỗ trợ: 20,270 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg (đến ngày 31/8/2022 đã hoàn thành): Đã hỗ trợ cho 261 đơn vị, với 1.694 lao động, tương ứng 2,308 tỷ đồng.

Triển khai thủ tục thực hiện dự án Cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng mức đầu tư dự kiến là 70.000 triệu đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

7. Cải cách hành chính, nội vụ, đối ngoại:

7.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính quyền điện tử

Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

Toàn tỉnh có 2.129 TTHC được đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông[45], đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; đã tích hợp 964 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.790 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó có 814 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 976 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 367/814 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 45,08%); 154/976 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 15,77%).

Công tác ban hành văn bản Quy phạm pháp luật được quan tâm chỉ đạo, đảm bảo tính kịp thời và nâng cao về chất lượng, nội dung văn bản được ban hành phù hợp với thực tiễn tại địa phương. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 công bố Danh mục văn bản QPPL do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021.

Tập trung hoàn thiện, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng. 100% cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo mô hình 04 cấp; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử. Các đơn vị đã số hóa kết quả giải quyết và trả kết quả trên môi trường mạng qua hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh. Đã liên thông Cổng dịch vụ công quốc gia: Triển khai xác thực tài khoản, tiếp nhận hồ sơ và đồng bộ hồ sơ lên cổng dịch vụ công quốc gia. Cổng dịch vụ công tỉnh đã tích hợp thanh toán trực tuyến trên nền tảng Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện tại, đã tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các chỉ số cải cách hành chính có nhiều tiến bộ: Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp vị thứ nhất toàn quốc; Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp vị thứ 4 toàn quốc; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 8 toàn quốc; Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) xếp vị thứ 2 toàn quốc. Trong các trụ cột chỉ số chuyển đổi số DTI năm 2021 (chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) thì tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ nhất cả nước về hoạt động chính quyền số. Tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh ở hạng mục "Chính phủ số" trong 6 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam vừa xuất sắc giành giải thưởng CNTT của tổ chức Công nghiệp điện toán khu vực Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO).

7.2. Sắp xếp tổ chức bộ máy, nội vụ

Đã tập trung triển khai, chỉ đạo thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, đảm bảo ngày càng hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 18-NQ/TW[46]; Nghị quyết 19-NQ/TW[47]. Chỉ đạo xây dựng phương án tổ chức lại các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo yêu cầu tại các Nghị định 107/2020/NĐ-CP, 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ, cụ thể: quyết định sắp xếp, tổ chức bộ máy, thành lập mới của 11 đơn vị, tổ chức cấp sở và tổ chức bên trong các cơ quan chuyên môn cấp sở[48]; công nhận xếp hạng, xếp lại hạng 09 bệnh viện, Trung tâm Y tế thuộc Sở Y tế và các Trung tâm Y tế cấp huyện[49]; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 35 cơ quan, đơn vị[50]; kiện toàn, sắp xếp tinh gọn bộ máy của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế; thực hiện kế hoạch thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Du lịch; xin chủ trương thực hiện quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở Tư pháp.

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ bổ sung một số nội dung của dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đối với đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận (Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết[51]).

7.3. Công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh tạo sự đồng thuận cao trong xã hội

Đã tập trung thông tin đầy đủ, kịp thời cung cấp cho báo chí hàng tháng tại Văn phòng UBND tỉnh. Hệ thống Trang điều hành đô thị thông minh và Trung tâm hành chính công các cấp đã xử lý kịp thời các phản ánh của người dân và doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin công khai, minh bạch được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ. Tích cực rà soát, ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

7.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng. Tăng cường triển khai trao đổi hợp tác quốc tế theo chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tích cực xúc tiến, triển khai quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ, Nga, Thái Lan, Lào, Hy Lạp, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý...; duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương của Lào, góp phần quan trọng vào việc thắt chặt và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào và giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi bên, bảo đảm an ninh quốc phòng tuyến biên giới tỉnh.

Tỉnh đã đón tiếp, làm việc với 364 đoàn khách quốc tế/1.683 lượt người đến thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư – thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (tăng 290 đoàn/1438 lượt người so với cùng kì năm trước)[52]; kí kết 03 thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài[53];  tổ chức đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh thăm làm việc với các địa phương Nhật Bản và CHDCND Lào có quan hệ hợp tác; phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế và ngoại giao kinh tế[54].

Tiếp nhận 39 khoản viện trợ dự án và phi dự án từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), kêu gọi các tổ chức PCPNN trao tặng phương tiện sinh kế, học tập, quà Tết cho các hộ nghèo… với tổng trị giá 226 triệu đồng. Hiện có 76 tổ chức PCPNN có giấy đăng ký hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế[55]. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại, công tác bảo hộ công dân được thực hiện theo quy định; tỉnh đã cấp Quyết định xuất cảnh cho 37 đoàn/163 lượt người đi công tác nước ngoài (tăng 36 đoàn/133 lượt người so với cùng kì năm trước)[56]. Đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài và công tác đối ngoại nhân dân theo kế hoạch.

8. Quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội

8.1. Quốc phòng, an ninh

Triển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2022 đảm bảo đúng yêu cầu và kiểm soát chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tổ chức thành công Lễ giao nhận quân năm 2022 an toàn với 1.453 thanh niên lên đường nhập ngũ, chất lượng quân cao hơn so với những năm trước. Ban hành Chỉ thị số 132/CT-UBND ngày 20/4/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, cấp huyện gắn với diễn tập Tác chiến chiến lược trên hướng chiến trường Miền Trung; diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã; diễn tập phòng chống bão lụt – tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Tổ chức triển khai thành công công tác diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2022 cho các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy nổ; tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển. Làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.

8.2. Về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiều phương án, đề án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, xã hội lớn củađất nước và của địa phương, trọng tâm là Hội nghị Trung ương 5, 6 (khóa XIII), Kỳ họp thứ 3, 4 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV; các Kỳ họp của HĐND tỉnh; Festival Huế 2022,...

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, số đối tượng cực đoan, chống đối; không để xảy ra bất ngờ, phát sinh điểm nóng, không để xảy ra biểu tình, tuần hành trái pháp luât. Triển khai thực hiện nhiều đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tội phạm về trật tự xã hội giảm sâu so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm chưa xảy ra dịch Covid - 19) và so với cùng kỳ năm 2021, không để hình thành tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”... góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông luôn được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm; cùng với đó, lực lượng chức năng đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liêt, hiệu quả các giải pháp. Từ đầu năm đến ngày 14/10/2022, đã xảy ra 222 vụ tai nạn giao thông, tăng 39 vụ so với cùng kỳ; làm chết 159 người, tăng 45 người; bị thương 122 người, giảm 02 người.

IV. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

Trong những tháng đầu năm 2022, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, cùng với chiến sự Nga-Ucraina kéo dài, ảnh hưởng thời tiết bất thường... Tỉnh Thừa Thiên Huế phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức, tuy nhiên, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, sẵn sàng thích ứng trong tình hình mới; đồng thời triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi phát triển các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử và nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT), đẩy mạnh triển khai chương trình Chuyển đổi số. Xây dựng và triển khai các phương án ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, thiết bị phục vụ sản xuất đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch quảng bá, tiếp cận thị trường; triển khai các gói kích cầu du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,56%, vượt kế hoạch đề ra là 6,5-7,5%. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Kinh tế - xã hội có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại; tuy nhiên, quy mô kinh tế còn nhỏ, ảnh hưởng của dịch Covid-19, thiên tai, giá xăng dầu,… đã tác động lớn đến việc phát triển các ngành lĩnh vực của tỉnh; trong đó một số ngành chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ như: du lịch, dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp, xây dựng.

Các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thiếu ổn định, khung giá đền bù có khoảng cách lớn so với giá cả thị trường, đơn giá đền bù được điều chỉnh hàng năm nên phải thường xuyên bổ sung. Việc bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường GPMB còn chậm, chưa đáp ứng đúng nhu cầu. Chưa quy định cụ thể để xác định giá sàn để kiểm soát giá gói thầu trong đấu thầu đối với ngành y tế; trong một số trường hợp đặc thù không quy định cho phép chỉ định thầu đã gây khó khăn, kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu.

Quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư còn nhiều khó khăn, chồng chéo; chất lượng giám sát đầu tư chưa cao,… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và giải ngân vốn đầu tư. Nhất là các dự án ODA, bàn giao mặt bằng chậm, ảnh hưởng đến việc khởi công công trình[57]; thủ tục điều chỉnh dự án phức tạp, thời gian lấy ý kiến không phản đối của nhà tài trợ khá dài[58]. Đối với các dự án ngoài ngân sách còn nhiều vướng mắc về quy hoạch xây dựng, giải phóng mặt bằng, công tác rà soát thu hồi dự án không có khả năng triển khai còn chậm. Thị trường bất động sản có thời điểm tăng nóng (trong Quý I), còn xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cát xây dựng, đất san lấp; giá cả vật liệu tăng đột biến đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các công trình, dự án. Chất lượng tham mưu trong công tác xúc tiến đầu tư, quản lý giám sát trong xây dựng, đất đai, đầu tư chưa cao đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách. Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, chậm triển khai các quy hoạch phân khu,....

Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đã ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư do phải lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như các dự án công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao,... dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư.

Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành và địa phương còn bị động; công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức; thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện. Công tác phối hợp, tham mưu của một số sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Trình độ, năng lực thực thi công vụ một số cán bộ, công chức có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ. Nhận thức về sự chỉ đạo của các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế, thiếu nguồn lực tài chính và hỗ trợ của Trung ương.

Đối với Các chương trình mục tiêu quốc gia: Văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương chậm ban hành so với kế hoạch nên địa phương lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giao cho địa phương muộn (cuối tháng 5), phải tuân thủ Luật Đầu tư công mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục (thẩm định, phê duyệt dự án) để giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án; vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương được giao muộn (tháng 06/2022 gồm CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tháng 09/2022: CTMTQG xây dựng nông thôn mới), đồng thời các quy định về thực hiện và mức chi vẫn chưa đầy đủ dẫn đến việc triển khai gặp nhiều khó khăn và bị động. Hầu hết, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở các địa phương miền núi (Nam Đông, A Lưới) nên công tác thẩm định và phê duyệt dự án còn chậm. Tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương theo quy định của Trung ương cao, nguồn thu ngân sách tỉnh/huyện/xã còn thấp nên khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư công trung hạn và dự toán chi năm 2022 đã được phân bổ từ đầu thời kỳ trung hạn và đầu năm, trong khi đó vốn NSTW giao muộn nên khó khăn trong việc cân đối dự toán ngân sách địa phương năm 2022 cho các dự án đầu tư.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

I. Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế

Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp; chiến tranh Nga-Ucraina kéo dài,... cùng với cuộc cách mạng 4.0 tiếp tục tác động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thừa Thiên Huế xác định đây là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025;  đặc biệt đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Dự báo nền kinh tế Thừa Thiên Huế sẽ còn tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức từ những hạn chế nội tại như quy mô của nền kinh tế còn nhỏ, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai… Bên cạnh đó, đòi hỏi nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển để đạt mục tiêu sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương rất lớn, nhất là nguồn lực ưu tiên phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và sản xuất nông nghiệp,… trong khi cân đối nguồn lực của địa phương, hỗ trợ từ Trung ương và huy động các nguồn lực khác còn nhiều khó khăn, hạn chế,… sẽ tác động trực tiếp đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

II. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu

1. Mục tiêu

Đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế; tập trung kiểm soát tốt dịch Covid-19; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. Hoàn thành các chương trình, đề án Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023

1. Tốc độ tăng trưởng GRDP: 9-10%.

2. GRDP bình quân đầu người: 2.670 – 2.760 USD; năng suất lao động xã hội tăng 9-10%.

3. Cơ cấu kinh tế: dịch vụ: 46 - 47%; công nghiệp - xây dựng: 34 - 35%; nông nghiệp: 10 - 10,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 8 - 8,5%.

4. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%.

5. Phấn đấu thực hiện thu ngân sách trên địa bàn đạt 13.000 tỷ đồng.

6. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12% trở lên.

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.

8. Có 14 - 15 bác sỹ/vạn dân; 59 - 61 giường bệnh/vạn dân.

9. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,2%

10. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,17% (Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025).

11. Có thêm ít nhất 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm, nâng số xã đã chuẩn ít nhất 73 xã, đạt tỷ lệ từ 77% trở lên.

12. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch: 96-97%.

13. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom toàn tỉnh: 93%

14. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 66,7%; 

15. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 57-57,5%.

3. Dự kiến một số cân đối lớn của nền kinh tế

3.1. Lao động và việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên dự kiến đạt khoảng 636.000 người, tăng 2,0% so với năm 2022, trong đó lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân dự kiến đạt khoảng 566.000 người, tăng 1%.

3.2. Thu, chi ngân sách nhà nước

Dự toán thu ngân sách trên địa bàn: 9.926 tỷ đồng, tăng 44,7% so với dự toán cùng kỳ; phấn đấu thực hiện thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách địa phương 14.522,3 tỷ đồng, tăng 21,8% so với dự toán cùng kỳ.

3.3. Cân đối vốn đầu tư phát triển

Dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng, tăng 10%.

3.4. Cân đối xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 1.378 triệu USD, tăng 12% so với ước thực hiện 2022; nhập khẩu phấn đấu đạt 900 triệu USD; tăng 6%.

3.5. Cân đối về điện

Dự kiến điện sản xuất khoảng 1.800-2.000 triệu kWh; điện thương phẩm khoảng 2.300- 2.500 triệu kWh.

4. Dự kiến các chương trình trọng điểm

 (1) Chương trình phát triển đô thị (bao gồm Chương trình di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh Thành Huế).

(2) Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp.

(3) Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ.

(4) Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.

(5) Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

(6) Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Các chương trình mục tiêu và mục tiêu quốc gia

5.1. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Có thêm ít nhất 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến cuối năm 2023, nâng số xã đạt chuẩn ít nhất 73 xã, đạt tỷ lệ từ 77% trở lên; có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có ít nhất 20% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn.

- Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP:

Có thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên, phấn đấu ít nhất 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao; trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Phát triển 2-3 điểm du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP. Hình thành 1- 2 Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản cấp tỉnh; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…).

5.2. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:

Năm 2023 phấn đấu giảm 0,96%, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,17% (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022-2025) theo Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho người dân.

5.3. Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN:

Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 5% (so với chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2022-2025).

Thu nhập bình quân đầu người đồng bào DTTS từ 30-32 triệu đồng/người.

Tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào vùng DTTS&MN.

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu đi lại của đồng bào vùng DTTS&MN.

III. Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu

1. Tập trung thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ

            Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2025.

Tập trung xây dựng hoàn thành các quy hoạch, đề án: (1) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065[59]; (2) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương; (3) Đề án phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (4) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (5) Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế.

Tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án: Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; Kế hoạch triển khai các Đề án: “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025”, “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, Xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia, Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế và hoàn thành Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế.

Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế

2.1. Phát triển kinh tế

a) Du lịch, dịch vụ:

- Mục tiêu: Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: Huế - điểm đến của 5 di sản thế giới,  Huế - Kinh đô của lễ hội, Huế - Kinh đô ẩm thực và Huế - Kinh đô áo dài. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao. Tập trung triển khai các giải pháp tạo đà, thúc đẩy phát triển ngành du lịch, nhất là giải pháp về công nghệ số, phát triển thị trường, sản phẩm và chiến lược quảng bá du lịch.

- Chỉ tiêu:

Dự ước năm 2023 đón khoảng 3,5 – 4 triệu lượt[60], trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70-80%; tổng thu từ du lịch khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 57.300 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện 2022; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.378 triệu USD, tăng 12%; kim ngạch nhập khẩu đạt 900 triệu USD.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tập trung triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ quan trọng sau:

Tập trung thực hiện các đề án quan trọng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quảng bá: Đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đề án Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác; Đề án Phát triển du lịch nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2022-2030; Đề án “Truyền thông, xúc tiến du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch quảng bá du lịch trực tuyến thông qua Không gian ảo 3D,… Xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm tại Thừa Thiên Huế nhằm phát triển bền vững ngành du lịch và các ngành liên quan; nâng cao đời sống kinh tế của người dân; đồng thời phát huy được giá trị di sản, văn hóa, lịch sử; hoàn thiện. Xây dựng Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Thanh Tân mở rộng. Tập trung xây dựng các chương trình kích cầu du lịch nhằm phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế sớm tăng trưởng trở lại.

Triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong hoạt động du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và hệ thống giám sát du lịch thông minh. Nâng cấp Cổng thông tin du lịch Thừa Thiên Huế và các kênh truyền thông trên mạng xã hội đồng bộ với tên gọi Visit Hue (http://visithue.vn/); xây dựng các sản phẩm du lịch thông minh, các công cụ trực tuyến phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ, thanh toán điện tử; tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu xây dựng và triển khai các dự án chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng kết nối giao thông đồng bộ, gắn với phát triển du lịch, cụ thể: Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; đường Phú Mỹ - Thuận An, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Tố Hữu - sân bay Phú Bài, tyến đường ven biển,... Sớm khởi công một số tuyến đường kết nối các điểm du lịch như Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, điểm di tích, vùng đầm phá,…. Triển khai một số hạng mục dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II như: Đường nối từ Quốc lộ 1A đến điểm du lịch Thiền viện Trúc Lâm - Bạch Mã; đường tránh phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén; nâng cấp các bến thuyền sông Hương và đầm phá; hạ tầng du lịch theo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND tại các địa phương[61]. Đầu tư các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế, các dự án chỉnh trang đô thị cảnh quan hai bờ sông Hương,.... Tiếp tục triển khai tổ chức đón khách du lịch quốc tế thông qua các chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đôn đốc nhà đầu tư tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án du lịch có quy mô lớn: Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô, Laguna Lăng Cô, Khu phức hợp du lịch dịch vụ Đăng Kim Long Thừa Thiên Huế, Khách sạn, dịch vụ Du lịch, Biệt thự Nghỉ dưỡng và Khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp, Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân,... Xúc tiến các nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu về du lịch như Doji, Sunshine để phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp. Kêu gọi đầu tư hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo mô hình tăng trưởng xanh, đặc trưng tại các khu vực sông suối, ao hồ, đầm phá; ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình du lịch bền vững, sinh thái, du lịch biển xứng tầm ở Vườn quốc gia Bạch Mã, dải ven biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Khai thác có hiệu quả các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; “Huế - Thành phố Lễ hội”,  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, du lịch mua sắm, phố đêm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch đầm phá,…. Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh, du lịch gắn với hệ thống nhà vườn Huế với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống; khuyến khích du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) về văn hóa, giáo dục, y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn.

Tiếp tục triển khai Đề án Festival 4 mùa, tăng cường quảng bá xúc tiến kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới; hợp tác với các hãng hàng không, hãng tàu biển; liên kết, hợp tác với các đối tác truyền thông, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị vận chuyển,….

Xúc tiến đầu tư khai thác các đường bay mới từ các thị trường du lịch tiềm năng đi đến tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phát huy tối đa hiệu quả Nhà ga hành khách T2 thuộc Cảng hàng không quốc tế Phú Bài sau đầu tư; đa dạng hóa thị trường nguồn khách và tăng cường thu hút hành khách quốc tế thông qua công tác truyền thông, quảng bá du lịch, kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường truyền thống, thị trường lớn nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế trở lại Thừa Thiên Huế. Trước mắt phục hồi khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế qua đường hàng không, phối hợp với Hãng hàng không Thai Vietjet duy trì thường xuyên các chuyến bay charter Thái Lan, tiếp tục nghiên cứu mở đường bay mới với khách Bắc Á, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ưu tiên phục hồi và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực du lịch chất lượng cao; nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể nhằm giữ chân, thu hút, phục hồi lại lực lượng lao động cho ngành du lịch; đồng thời, quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch để bổ sung cho ngành du lịch.

Tập trung phát triển, các dịch vụ có lợi thế, nâng cao năng lực canh tranh gắn với công nghệ số như: Tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, dịch vụ đô thị thông minh,.... Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng logistics phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Phát triển mạng lưới tổ chức tín dụng, dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử tự động.

Tập trung kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch như: Trung tâm thương mại dịch vụ tại khu A - Đô thị mới An Vân Dương; Siêu thị vật liệu thông minh thuộc khu C - Đô thị mới An Vân Dương; Trung tâm thương mại dịch vụ tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà,... Tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ gắn với xây dựng chợ văn minh thương mại[62].

b) Công nghiệp:

- Mục tiêu: Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, đặc trưng riêng như công nghiệp hỗ trợ dệt may, năng lượng sạch; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu cát; công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm; công nghiệp dược liệu và thiết bị y tế. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Chỉ tiêu:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,5-10,5%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 11% so với ước thực hiện năm 2022.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Bia 340 triệu lít; sợi các loại 120 nghìn tấn; quần áo lót 440 triệu sản phẩm; men frit 310 nghìn tấn; xi măng 2.200 nghìn tấn; tôm đông lạnh 8.000 tấn, điện sản xuất 1.860 triệu KWh.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch về phát triển công nghiệp[63]. Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển công nghiệp[64], trong đó chú trọng đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu tạo đà phát triển sản xuất kinh doanh.

Đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động trong năm tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp như: Nhà máy Kanglongda Huế,  Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao; Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp (Giai đoạn 2); Nhà máy 2-CTCP Sợi Phú Bài 2;.…

Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai các dự án như: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Gilimex; KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền-Viglacera và Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải - KCN Phong Điền; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây. Hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế;....

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn[65] để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển[66]. Tiếp tục xúc tiến, kêu gọi các Tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đảm bảo tính sẵn sàng, thu hút đón làn sóng đầu tư, nhất là đầu tư FDI. Triển khai thực hiện Kế hoạch hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

c) Xây dựng:  Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh 2010) đạt 11.500 tỷ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳ. Đôn đốc hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư với 05 dự án đầu tư khu đô thị có sử dụng đất[67]. Đẩy nhanh tiến độ 02 dự án chung cư nhà ở xã hội[68] với diện tích đất là 110.847 m2, tổng số căn hộ: 3.100 căn, tổng diện tích sàn nhà ở: 384.720 m2 và dự kiến năm 2023 đưa vào sử dụng khoảng 20% số căn hộ các dự án (khoảng 620 căn hộ). Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế[69] theo kế hoạch và tiến độ phân bổ nguồn vốn năm 2023 là 12.180 triệu đồng tương đương với 506 hộ.

d) Nông - lâm - ngư nghiệp:

- Mục tiêu:

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản. Phát triển các mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; phát triển nông nghiệp  gắn với du lịch. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn. Chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

- Chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 3-4%.

- Năng suất lúa bình quân đạt 59 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt trên 319 nghìn tấn; trong đó, lúa 313 nghìn tấn.

- Sản lượng thủy sản đạt trên 60 ngàn tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 41 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 19 ngàn tấn.

- Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch 95%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,17%.

- Có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung: thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để hình thành các cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, thu hoạch, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác xã để làm hạt nhân trong các khâu liên kết.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, VietGAP. Phát triển những sản phẩm đặc sản, có lợi thế của mỗi địa phương thành các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, phục vụ du lịch; gắn phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển du lịch, nhất là ở các địa bàn miền núi, vùng ven biển, đầm phá.

Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ; hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng giải pháp đồng bộ về giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư nhà máy giết mổ, chế biến thịt theo công nghệ mới (thịt mát); dự án nghiên cứu lai tạo sản xuất giống lợn ngoại, bò lai chất lượng cao.

Hình thành các khu nuôi trồng thủy sản tập trung[70] ứng dụng công nghệ cao, nuôi theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Bio-Floc, phát triển cơ sở sản xuất giống, thức ăn,…. đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu. Rà soát cơ cấu nghề, ngư trường đánh bắt để tổ chức đội tàu khai thác hợp lý; cải hoán tàu thuyền, nâng cấp máy móc, trang thiết bị để tăng hiệu quả đánh bắt; phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần đủ mạnh để rút ngắn thời gian bảo quản trên biển, đầu tư công nghệ bảo quản góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ FSC, trồng cây bản địa; phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản và các sản phẩm từ gỗ; phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu tiến tới hình thành vùng nguyên liệu dược quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến dược liệu. Tiếp tục đầu tư phát triển trồng rừng ven biển, đầm phá, rừng ngập ngọt góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai, biến đổi khí hậu.

Triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; rà soát, ứng dụng các công nghệ số phù hợp vào quy trình quản lý theo từng lĩnh vực của ngành và hỗ trợ mạnh mẽ nông dân, doanh nghiệp tham gia vào nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn và chuyển đổi số.

Xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với duy trì thực hiện tốt Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, đẩy mạnh phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”,...; thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn; phân loại rác thải tại chỗ,….

2.2. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

- Chỉ tiêu:

Thu hút dự án đầu tư: thu hút 30-35 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng, trong đó địa bàn KKT, KCN thu hút 13 - 15 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng 5.000-6.000 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp thành lập đạt khoảng 850 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 8000 tỷ đồng; 10-15 hợp tác xã thành lập mới.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp; thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh.

 Tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành; thay đổi phương thức chuẩn bị kêu gọi đầu tư, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch; xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế nhằm tạo môi trường thuận lợi, sẵn sàng cho việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư.

 Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là hệ thống nước thải tập trung; cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng,...; số hoá và nâng tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua môi trường mạng; phát huy vai trò của các loại hình dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp có biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết các thủ tục hành chính.

 Thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung các giải pháp để tiếp cận sớm đất đai, giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn tín dụng, nguồn nhân lực, chính sách OCOP, hỗ trợ đổi mới công nghệ và xây dựng thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh liên kết để có điều kiện đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao để phát huy lợi thế nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp đầu tư.

Tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của tỉnh: công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến sâu và sử dụng sản phẩm chế biến sâu silicat (thạch anh) để sản xuất sản phẩm mới; công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm; công nghiệp dược liệu và thiết bị y tế.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV, doanh nghiệp thành lập mới, hỗ trợ chuyển đổi số, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ; chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

3. Quản lý quy hoạch, đầu tư; phát triển đô thị

3.1. Về quy hoạch, phát triển đô thị

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển đô thị, nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu; gắn công tác quy hoạch đô thị với bố trí nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và chỉnh trang đô thị.

Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo định hướng tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ, Phong An, Điền Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai lập và thực hiện Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tổng thể Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Triển khai dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh). Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, thoát nước, xử lý nước thải,... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại, thông minh.

Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất và quy chuẩn các công trình xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đa chức năng; quy hoạch không gian phát triển (trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước, dưới mặt nước); thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân, nhà khoa học và doanh nghiệp trong quá trình rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch. Xây dựng và quản lý thực hiện tốt các Quy hoạch 1/5.000, 1/2.000 trên địa bàn.

3.2. Về công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Mục tiêu: Tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông đô thị, kết nối liên vùng, có tính động lực, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Nhiệm vụ và giải pháp:

Hỗ trợ đẩy nhanh triển khai thi công dự án Cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài,... tạo động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.          Tập trung đầu tư hệ thống giao thông kết nối giữa các đô thị, tạo động lực và có tính chất lan tỏa: Tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, tuyến kết nối trung tâm thành phố Huế - Phú Đa, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Cầu qua phá Tam Giang nối Phú Đa đi xã Vinh Xuân, Đường vành đai 3, Đường Mỹ An - Thuận An, đường Thuỷ Vân - Phú Đa, đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa), Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, Đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương với Quốc lộ 1, dự án trùng tu di sản, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế,.... Hoàn thành các dự án tái định cư phục vụ di dời các hộ dân khu vực I, kinh thành Huế. Tập trung đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An, Hạ tầng kỹ thuật khung đi qua khu đô thị mới Mỹ Thượng. Đầu tư nâng cấp một số tuyến đường nội thị quan trọng ở thành phố Huế[71]; các tuyến giao thông nội thị: thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An, thị trấn Sịa và trục chính giao thông các huyện Phong Điền, Quảng Điền.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng trong công tác kêu gọi đầu tư để đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, đặc biệt các dự án phục vụ mục tiêu phát triển đô thị, các dự án xã hội hóa.

Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất và quy chuẩn các công trình xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đa chức năng.

4. Về quản lý tài chính ngân sách

- Mục tiêu: Thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phấn đấu đạt 13.000 tỷ đồng. Dự toán thu ngân sách: 9.926 tỷ đồng, tăng 44,7% so với dự toán cùng kỳ. Dự toán chi ngân sách địa phương 14.522,3 tỷ đồng, tăng 21,8% so với dự toán cùng kỳ. Đảm bảo các nguồn phục vụ các dự án trọng điểm, huy động các nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển; thực hiện hiệu quả chính sách thuế.

- Nhiệm vụ và giải pháp:

Thực hiện các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách. Triển khai có hiệu quả thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước tại Nghị quyết 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021. Tăng cường khai thác nguồn thu vãng lai; kinh doanh qua mạng; bán đấu giá quyền sử dụng đất;... Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế; nhất là triển khai hiệu quả Đề án “Chống thất thu trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi kinh tế và dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật.

5. Văn hóa - xã hội

5.1. Văn hóa, thể thao

- Mục tiêu: Tập trung xây dựng môi trường đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với văn hoá. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di sản, di tích xuống cấp. Đẩy mạnh phát triển toàn diện, đồng bộ các hoạt động văn hoá, thể thao; trong đó, chú trọng phát triển thể thao thành tích cao trọng điểm của tỉnh. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, là Thành phố văn hóa ASEAN.

Mục tiêu chủ yếu:

Xây dựng hồ sơ từ 6 - 12 di tích đề nghị các cấp xếp hạng, trong đó có di tích cấp quốc gia đặc biệt; triển khai tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị từ 7 - 12 di tích (ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế).

Đạt 450 - 500 huy chương các loại tại các giải thi đấu quốc gia và quốc tế, trong đó có từ 15 - 20 huy chương quốc tế.

Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 24/05/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn  2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tập trung triển khai các Đề án nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề truyền thống, di sản văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số; khôi phục và phát huy giá trị các phố cổ, làng cổ, nhà vườn. Tiếp tục lựa chọn những di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh tiêu biểu có giá trị nổi bật toàn cầu để làm hồ sơ trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới. Tập trung xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa và thể thao, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở,… Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, huy động nguồn lực xã hội đóng góp, hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Nghiên cứu xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ứng dụng công nghệ hiện đại; hình thành các sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ phát triển du lịch, gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Triển khai và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Đề án Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, đầm phá, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác gia đình; gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp có tính đặc thù của vùng văn hóa Huế.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục - thể thao. Phát triển các bộ môn thể thao giải trí phục vụ phát triển du lịch. Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc đặc trưng ở các địa phương, các hình thức và phương pháp rèn luyện sức khoẻ cổ truyền. 

Triển khai thực hiện chiến lược phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2025, tập trung xây dựng và phát triển một số môn thể thao là thế mạnh của Thừa Thiên Huế.

5.2. Giáo dục và đào tạo

- Mục tiêu: Phát triển giáo dục theo hướng đạt chuẩn, chất lượng và tiếp tục hướng đến hình thành mô hình trường kiểu mẫu với các tiêu chí: xanh, an toàn, thông minh và hạnh phúc; tập trung chuyển đổi số trong ngành giáo dục; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

- Chỉ tiêu:

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 80,8% (Mầm non 68%; Tiểu học 94,8%; THCS 87%; THPT 59%); thực hiện hiệu quả, chất lượng chương trình phổ thông mới.

Tỷ lệ huy động vào nhà trẻ đạt tỷ lệ 34,9%, Mẫu giáo tỷ lệ 92,4%, Tiểu học 99,3%, THCS 93,0%, THPT 62,8%.

Tỷ lệ trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, ở bậc Mầm non 98,1%; Tiểu học 95,3%; THCS 100%; THPT 97,4%.

Tỷ lệ giáo viên Mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 98,6%, Tiểu học 89,2%, Trung học cơ sở 97,0%, Trung học phổ thông 100% (áp dụng chuẩn theo Luật Giáo dục 2019).

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/05/2021 của Tỉnh ủy về xây  dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả: Đề án trường học kiểu mẫu, Đề án về giáo dục đạo đức, lịch sử văn hóa truyền thống Huế,  Đề án phát triển giáo dục 2 huyện miền núi Nam Đồng, A Lưới và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện tốt công tác huy động học sinh. Tập trung các nguồn lực để chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Thực hiện các quy trình lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo chất lượng, chặt chẽ, khoa học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đầu tư và hiện đại hoá cơ sở vật chất cho các cấp học, đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, kịp tiến độ xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025. Xây dựng Trường THPT Chuyên Quốc học Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới về căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam; Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường kiểu mẫu, chất lượng cao của toàn quốc.

Duy trì tốt nề nếp, giáo dục gìn giữ các yếu tố văn hóa truyền thống và đạo đức ứng xử văn hóa cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Chú trọng động viên khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực làm việc cho thầy cô giáo và học tập của học sinh. Xây dựng nền giáo dục “Trí tuệ, đạo đức và nghị lực”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tập trung thực hiện công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục; thực hiện tốt 4 dự án thuộc Đề án "Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025" thực sự tạo thành hệ sinh thái giáo dục thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số trong giáo dục.

Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 theo lộ trình phù hợp.

Hình thành hệ thống giáo dục ngoài công lập chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và khắc phục hạn chế trong huy động nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu và các vấn đề xã hội trong giáo dục như tư vấn du học, dạy thêm, học thêm,... Tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Đại học Huế: Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xứng tầm Đại học quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; liên kết chặt chẽ với địa phương, doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh; triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo cấp quốc gia, quốc tế. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án đền bù, giải phóng mặt bằng khu đô thị Đại học Huế tại Trường Bia; Dự án Nhà làm việc và thư viện Đại học Huế; Dự án Đại học Huế giai đoạn III; thực hiện các bước tiếp theo Dự án Viện Công nghệ sinh học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và công tác truyền thông.

5.3. Y tế, dân số

- Mục tiêu: Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, khống chế cơ bản dịch lớn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng dân số. Nâng cao chất lượng y tế dự phòng và dịch vụ khám, chữa bệnh. Xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

- Chỉ tiêu:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,6%o; giảm tỷ suất sinh 0,2%o; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 13,7%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng 6,5%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo chiều cao 9%.

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 99,18%.

- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU ngày 09/08/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;  “Đề án phát triển Y tế thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”.

Tiếp tục triển khai hoạt động khám chữa bệnh vừa sẵn sàng ứng phó, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục tiêm chủng phòng Covid-19 theo số lượng được phân bổ của Bộ Y tế. Thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực y tế.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở: Các trạm y tế xã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe ban đầu; tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y tế. Thường xuyên hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn, gắn kết chặt chẽ hoạt động của các Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Duy trì công tác theo dõi quản lý hồ sơ điện tử sức khỏe cá nhân của từng người dân.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 

Chủ động giám sát, dự báo, phát hiện sớm, khống chế dập tắt kịp thời các ổ dịch nhỏ, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do các bệnh dịch.

Tăng cường nâng cao chất lượng công tác an toàn thực phẩm. Đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng thuốc; tiếp tục thực hiện các giải pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Phát huy tiềm lực của các cơ sở y tế ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hoá thúc đẩy phát triển ngành y tế, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Phát triển nguồn nhân lực y tế và về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao,...

Chuẩn bị, triển khai đầu tư các dự án nâng cấp, sửa chữa các cơ sở khám chữa bệnh: Xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm; Dự án Mở rộng Bệnh viện Mắt Huế; Viện Thái y Huế (trên cơ sở Bệnh viện YHCT); các Bệnh viện: Răng Hàm Mặt, Phục hồi chức năng,...

5.4. Khoa học, công nghệ và Công nghệ thông tin

- Mục tiêu: Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo để tạo bức phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ năng lực nghiên cứu; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN.

Chỉ tiêu:

Tỷ lệ đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế có hiệu quả đạt 70%.

Các nhiệm vụ và giải pháp:

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TU của Tỉnh ủy ngày xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học, công nghệ lớn của cả nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Xây dựng và hoàn thiện Khung chính sách thử nghiệm đối với một số chính sách chưa được pháp luật quy định áp dụng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Xây dựng và triển khai thành công “Chương trình Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,..

Hoàn thiện đề án thành lập Khu Công nghệ cao đủ điều kiện để Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt. Phấn đấu thành lập Khu công nghệ cao quốc gia tại Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện thuận lợi gắn kết đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao.

Kêu gọi, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung; Trung tâm OCOP miền Trung tại Huế; hình thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, định hướng phát triển thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia – Chi nhánh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ KHCN thuộc Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế;

Đầu tư, nâng cao năng lực cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ thông qua các dự án: (1) “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”; (2) “Xây dựng tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học”; (3) Hoàn chỉnh Đề án tổng thể "Phát triển Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"; đồng thời triển khai dự án thành phần “Khu trung tâm thuộc dự án xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung”. Tiếp tục triển khai Đề án Thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2025); Xây dựng đề án Phát triển Bảo tàng TNDH Miền Trung đến năm 2030, làm cơ sở đầu tư phát triển bảo tàng trở thành thiết chế KH&CN của khu vực.

Xây dựng thành công mô hình “Trường-Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược phát triển năng lực, tiềm lực KH&CN phấn đấu để trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu. Triển khai Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030  và Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ. Triển khai Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

5.5. Lao động việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội

- Mục tiêu: Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt các chính sách pháp luật lao động; nâng cao đời sống cho người có công, người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu:

Giải quyết việc làm cho 17.000 lao động, trong đó đưa 2.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.

Tỷ lệ tham gia BHXH đạt 30,56%. Trong đó: Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc chiếm 24,69% so với lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi; tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện chiếm 5,87% so với LLLĐ trong độ tuổi.

Tuyển sinh, đào tạo nghề cho 16.000 học viên ở các cấp trình độ. Trong đó cao đẳng 2.700 sinh viên (chiếm tỷ lệ 17%), trung cấp 1.800 người (chiếm tỷ lệ 11%), sơ cấp và dưới 3 tháng 11.500 người (chiếm tỷ lệ 72%).

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,2%; Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,17% (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022-2025).

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh về chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 13/05/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thực hiện tốt công tác dự báo, thông tin thị trường lao động.

Triển khai Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục triển khai các dự án đầu tư trường nghề trọng điểm; ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm[72]; triển khai đề án Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Thừa Thiên Huế. Đẩy mạnh phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học theo chương trình 9+.

Triển khai Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 03/11/2021 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quy định hiện hành.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, nâng cao đời sống người có công. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách trợ cấp, trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.

Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, giảm hại đối với tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền phòng chống mua bán người với phòng chống mại dâm nhằm thay đổi hành vi tại cộng đồng.

Phấn đấu vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 5 tỷ đồng, không còn hộ chính sách nghèo trên địa bàn tỉnh; xây dựng và sửa chữa khoảng 40 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng từ nguồn vận động; hoàn thành cơ bản công tác xác nhận hồ sơ Người có công với cách mạng tồn đọng trên địa bàn tỉnh; tổ chức điều dưỡng đối tượng Người có công đi điều dưỡng tập trung ngoài tỉnh và tại gia đình; nâng cấp sữa chữa các nghĩa trang liệt sĩ trong Tỉnh.

Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ, tạo điều kiện để trẻ em có cơ hội phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, nhân cách và trí tuệ với môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.

6. Về quản lý tài nguyên và môi trường, thích nghi biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế. Tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp/cơ sở đã cam kết đầu tư hệ thống xử lý chất thải trong Báo cáo ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường, Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định và đảm bảo các hệ thống xử lý, đưa vào hoạt động đạt yêu cầu theo Quy chuẩn Việt Nam.

Mở rộng hoạt động quan trắc tài nguyên môi trường (tăng số lượng điểm, tần suất và thông số quan trắc) đáp ứng kịp thời công tác quản lý, ứng phó sự cố môi trường. Hoàn thiện phần mềm tiếp nhận và quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dữ liệu tự động liên tục.

Tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường; thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin khu vực, thông tin quốc gia để dự báo, đề xuất kịp thời và hữu hiệu khắc phục những diễn biến bất lợi của môi trường đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

 Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải theo hướng công nghệ hiện đại. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác thải.

Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, “xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch”; “Ngày Chủ nhật xanh” và phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”,…

7. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Thực hiện tốt quy định về tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng thời gian, quy định, không để tồn đọng kéo dài và khiếu kiện vượt cấp. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

8. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng chính quyền, công tác thanh niên, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng, tôn giáo; tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng tổ chức vững mạnh. Tập trung xây dựng, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp và hiệu quả.

Chỉ tiêu:

Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đạt 100% hộ gia đình; số thuê bao băng rộng di động đạt tỷ lệ 80/100 dân; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 80%.

100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Duy trì và nâng hạng các chỉ số: Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công (PAPI); Chỉ số CCHC (PAR Index);  Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT) của tỉnh trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc vào “Nhóm tốt”. Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) của tỉnh xếp ổn định trong nhóm địa phương nhất, nhì cả nước.

- Các nhiệm vụ và giải pháp:

Triển khai hiệu quả các kế hoạch nâng cao các chỉ số hành chính về PAR-Index; PAPI-Index, PCI, ICT.

Đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Thường xuyên rà soát các TTHC để chuẩn hóa theo quy trình ISO 9001:2015, tăng cường tiếp nhận, giao trả trực tuyến TTHC mức độ 3, mức độ 4, tạo lập hồ sơ, tài khoản trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách, kiểm soát TTHC một cách hiệu quả và toàn diện bám sát các mục tiêu, yêu cầu cải cách của Chính phủ.

Đổi mới phương thức chỉ đạo, nâng cao chất lượng điều hành bằng những việc làm cụ thể, có tính đột phá để đạt được hiệu quả thực chất hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại và hiệu quả, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số theo phương châm "4 không 1 có": "Làm việc không giấy tờ - Hội họp không tập trung - Dịch vụ công không gặp mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt" và 1 có "Dữ liệu hồ sơ có số hóa".

9. Tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển

9.1. Công tác đối ngoại

- Mục tiêu: Phát triển, nâng cao hiệu quả đối ngoại và quan hệ hợp tác quốc tế trên cả ba lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Công tác đối ngoại phục vụ có hiệu quả hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các nhiệm vụ và giải pháp:

Tiếp tục bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại và hội nhập quốc tế; triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại theo kế hoạch; tăng cường hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Duy trì, đưa vào chiều sâu quan hệ hợp tác cấp địa phương với các đối tác truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, một số vùng của Pháp và các nước Châu Âu; đẩy mạnh quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện với nước bạn Lào; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới trên các lĩnh vực ưu tiên của địa phương.

Tăng cường trao đổi, phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; thực hiện đồng bộ công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Trong công tác ngoại giao kinh tế, chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương tới các đối tác. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai kết nối trực tiếp và trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tăng cường công tác phối hợp nhằm thúc đẩy hợp tác địa phương trên các lĩnh vực hợp tác, nhất là kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa, lao động… Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua các nguồn vốn ODA, FDI, NGO nhằm tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, tri thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế JETRO, KOTRA, KCCI, Hiệp hội Đầu tư nước ngoài... tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức PCPNN thông qua các nguồn vốn ODA, FDI, NGO. Đổi mới công tác xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào các Khu Kinh tế, Khu công nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý biên giới góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân và thông tin đối ngoại; tăng cường quảng bá mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế về hình ảnh của Huế, của Việt Nam gắn liền với những đặc trưng về văn hóa, lịch sử, du lịch, có môi trường trong sạch, an toàn, con người thân thiện.

Xây dựng, kiện toàn bộ máy làm công tác ngoại vụ địa phương theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và công tác hội nhập quốc tế.

9.2. Quốc phòng, an ninh

- Mục tiêu: Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Nâng cao chất lượng xây dựng nền biên phòng toàn dân, xây dựng lực lượng biên phòng tỉnh vững mạnh, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, phát triển.

Tiếp tục củng cố xây dựng thế trận khu vực phòng thủ tỉnh. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình trong căn cứ chiến đấu, trong khu vực phòng thủ tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu trên giao, tổ chức nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng, đặc biệt là lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. Tổ chức diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ năm 2023.

Chủ động làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động nắm chắc và xử lý tốt các vụ việc về an ninh, trật tự từ cơ sở ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò của công an xã chính quy.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, đánh bạc qua mạng, tín dụng đen,… Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí.



[1] 57 dự án đầu tư tại KKT Chân Mây – Lăng Cô, vốn đăng ký 87.124 tỷ đồng, 115 dự án đầu tư tại các khu công nghiệp với vốn đăng ký 35.106 tỷ đồng

[2] Trong đó dự kiến  từ nay đến cuối năm sẽ cấp thêm 1-2 dự án, với vốn đăng ký khoảng 1.000 – 1.500 tỷ đồng.

[3] Hiện nay, KCN Phú Bài giai đoạn I, II đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 6.500m3/ngày.đêm; KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 2 xây dựng NM XL nước thải tập trung công suất 7.600m3/ngày.đêm; KKT Chân Mây – Lăng Cô đã có NM XL nước thải Lăng Cô công suất 5.000 m3/ngày đêm và NM XL nước thải số 2, công suất 4.900 m3/ngày đêm; KCN Phong Điền đang triển khai xây dựng NM XL nước thải tập trung giai đoạn 1 với công suất 4.500m3/ngày.đêm

[4] đặc biệt đã có giống lốc và mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng trong đầu tháng 4, mức thiệt hại khoảng 936 tỷ đồng

[5]  Trong đó: 1,73 ha là rừng trồng sản xuất và 5,9 ha là rừng ngoài quy hoạch.

[6] trong đó nuôi nước lợ 5.860 ha, tăng 1,9% (nuôi tôm đạt 3.450 ha, tăng 2,1%, riêng nuôi tôm sú 2.675 ha, tăng 1,7%, tôm thẻ chân trắng 595 ha, tăng 3,5%), nuôi nước ngọt 1.960 ha, giảm 0,8%

[7] Năm 2022, đã thực hiện đăng ký 73 tàu cá (mua ngoại tỉnh 09 chiếc, mua bán trong tỉnh: 18 chiếc, Cải hoán 40 chiếc, đăng ký lại 5 chiếc)

[8] Đã thực hiện 21 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; trong đó: 11 đợt tuần tra trên biển; 10 đợt tuần tra đầm phá, nội đồng. Kiểm tra khoảng 327 lượt tàu cá/1.800 thuyền viên hoạt động khai thác trên biển, tàu rời cảng và cập Cảng cá; lập 17 biên bản vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 16 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt là 46.800.000 đồng; tịch thu 02 bộ công cụ kích điện; Việc thi hành Quyết định xử phạt đạt 100%, các  quyết định xử lý vi phạm hành chính không bị thu hồi, không bị khiếu nại, tố cáo.

[9] Trong đó: 61 xã đã có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn, 03 xã của năm 2021 hiện đang hoàn thiện hồ sơ theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025 trình thẩm định gồm: Phong Xuân, Phong Bình, Điền Hương

[10] Dự án: NM SX trang phục lót và hàng thể thao của Cty Scavi Huế 25 triệu USD (575 tỷ đồng); NM may JA VN của Cty TNHH JAVN Hong Kong Limited 34,5 triệu USD (773,3 tỷ đồng); XD nhà xưởng để cho thuê của Công ty CP Hello Quốc tế VN 1,5 triệu USD (34,5 tỷ đồng); TT TM AEON MALL Huế 169,67 triệu USD (3.916 tỷ đồng); DA XD trạm bơm và đường ống cấp nước SX NM xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn 999.493 USD (22,7 tỷ đồng).

[11] Tr.đó: DA Khu nghỉ dưỡng sinh thái ven biển tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế 2.080 tỷ đồng; Dự án Trung tâm logistics Chân Mây 1.514 tỷ đồng

[12] Sovico, Sunshine, Hòa Phát, Tân Á Đại Thành, KMH (Hàn Quốc), AGR SermSang, Tập đoàn Itochu, Tập đoàn Yoshida Kaiun (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Western Pacific,…

[13] có 79 dự án, trong đó 24 dự án cần rà soát xem xét thu hồi, 29 dự án cần giám sát đặc biệt và 26 dự án đôn đốc tiến độ thực hiện

[14] dự án Khu nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô đã cấp cho Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Viễn bổ sung diện tích dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô; dự án Nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây đã cấp cho Công ty TNHH America Quartz Technology thực hiện dự án nhà máy gia công thạch anh Chân Mây; dự án Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và các thực phẩm chức năng, đã cấp phép cho Công ty CP Gilimex đầu tư dự án hạ tầng KCN;...;

[15] HTX NN Hữu cơ Nam Đông, HTX NN Hương Xuân, HTX DV Tổng Hợp Fumart - Nam Đông, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Hương Hữu-Nam Đông; HTX dịch vụ vận tải Bảo Tín-thành phố Huế; HTX dịch vụ môi trường Lộc Sơn-Phú Lộc; HTX chế biến gỗ Hồng Vân-A Lưới; HTX Dược liệu An Phát-Phong Điền, HTX sản xuất, chế biến dầu tràm Thanh Vui - Phong Điền; HTX chăn nuôi hữu cơ Hương Xuân-Hương Trà; HTX sản xuất và chế biến nông sản Quảng Phú, HTX dịch vụ Thiên Phát- Quảng Điền.

[16] HTX Tân Xuân, Phong Xuân, HTX Cát Sạn Phong Sơn - Phong Điền; HX Phú Vinh và HTX DVNN A Lưới - A Lưới và HTX DVTH Vinh Hưng - Phú Lộc

[17] Số HTX là thành viên của Liên minh HTX tỉnh là 209 HTX (chiếm 65,5% tổng số HTX trên địa bàn).

[18] Đã có các chính sách hỗ trợ phát triển HTX lâm nghiệp: Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 20/3/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển HTX Lâm nghiệp bền vững tỉnh TT-Huế giai đoạn 2021-2030 và QĐ số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

[19]đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 646/QĐ-TTg, ngày 15/5/2020

[20] Điều chỉnh Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu quần thể sân golf - Làng du lịch sinh thái phong cảnh Việt Nam; Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu du lịch sinh thái Ngũ Hồ, huyện Phong Điền; Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội XH1 thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương;…  

[21] trong đó, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu tại các đô thị trung tâm[21] như: thành phố Huế đạt 96,26%; thị xã Hương Trà đạt 19,24%; thị xã Hương Thủy đạt 18,83%

[22] Trong đó: Đất cơ sở tôn giáo: 193,14 ha; ANQP: 2.850,06 ha; Trụ sở,cơ quan: 164,19 ha; Đất thương mại dịch vụ: 403,83 ha; Đất ở tại  đô thị: 62,97 ha; Đất ở tại nông thôn: 33,64 ha; Đất phi nông nghiệp khác: 213.435,62 ha.

[23] trong đó: 02 Giấy phép thăm dò khoáng sản; 04 Giấy phép khai thác khoáng sản; Gia hạn, điều chỉnh 02 Giấy phép khai thác khoáng sản;

[24] trong đó: 09 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 06 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

[25] Cụ thể: 47 năm Ngày GP tỉnh TT-Huế; kỷ niệm 47 năm GPMN thống nhất đất nước 30/4; tuần phim kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam; Lễ hội Đền Huyền Trân Xuân Nhâm Dần, Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực, Lễ tế Xã Tắc, Festival thơ Huế,…

[26] Triễn lãm chuyên đề "Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người"; "Những tấm gương bình dị và cao quý"; “Về nơi lưu dấu chân người”; triển lãm "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử"; triển lãm các bộ sưu tập Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị; triển lãm chủ đề “Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa”; Triển lãm “Ningyo - Nghệ thuật và vẻ đẹp của Búp bê Nhật Bản”,….

[27] với chuỗi 8 chương trình chính, 34 buổi biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu đầy màu sắc và hơn 30 hoạt động hưởng ứng, đồng hành, trưng bày, triển lãm đã diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm tại 11 sân khấu và điểm biểu diễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

[28] như: Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế 2022, Trang phục truyền thống các nước ASEAN, “Chế độ Y quan triều Nguyễn” khoảng 8.000 lượt; Lễ hội Ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với bốn phương” 45.000 lượt; Lễ hội “100 món ăn đường phố” khoảng 30.000 lượt; Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”, với hàng ngàn khán giả đến xem trong đó có 1600 lượt khách bay treo, 75 lượt khách bay tự do; Lễ hội “Chợ quê ngày hội” có khoảng 170.000 lượt; Hội chợ Thương mại Festival Huế 2022 với trên 70.000 lượt; Đêm nhạc EDM có 1.500 lượt tham gia

[29] lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, huyện Q.Điền; dự án Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích đình Kim Long

[30] như: di tích Trụ sở Tòa soạn báo Tiếng Dân, DA Bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên, DA di dời và nâng cấp Bảo tàng lịch sử tại 268 Điện Biên Phủ; Địa điểm dốc Ba Trục, xã Phong Xuân, Phong Điền; di tích Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Tri Phương, xã Phong Chương, Phong Điền; di tích Miếu thờ Đặng Tất, xã Phú Mậu, thành phố Huế.

[31] trong đó có 110 trường THCS,  21 trường TH&THCS) với 68.420 học sinh; cấp THPT có 38 trường (THPT: 35 trường, THCS& THPT: 02 trường; TH, THCS &THPT: 01 trường

[32] Cụ thể: có 100%  xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ II; 100% xã, phường, thị trấn tiếp tục đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ III; 100%  xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ II

[33] Năm 2021 đạt 97,39%

[34] Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (điểm học bạ); Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (điểm thi TN THPT) năm 2022; Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiêp THPT năm 2022 hoặc dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu (đối với các ngành năng khiếu); Phương thức 4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành; Phương thức 5: Xét tuyển theo phương thức riêng của các đơn vị đào tạo trong Đại học Huế.

[35] theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 và Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chỉnh phủ và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BCĐ PCD COVID-19 Quốc gia, Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + Vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.

[36] trong đó: Triển khai công tác tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, đến nay có 108.857 trẻ tiêm mũi 1 (chiếm 83%), mũi 2 cho 75.776 trẻ (chiếm 57,7%). Tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho 62.483 trẻ từ 12-17 tuổi (chiếm 60,6%); Người ≥18 tuổi trở lên: tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho 502.437 người (chiếm 64,4%), tiêm mũi nhắc lại lần 2 cho 133.354 người (chiếm 90,1%).

[37] Ca bệnh tập trung chủ yếu tại thành phố Huế (622 ca), Phú Lộc (197 ca), Quảng Điền (152 ca).

[38] Các đơn vị có điểm cao BV Hương Thủy 186 điểm (91%); BV Phú Vang 184 điểm (90%); BV Mắt 182 điểm (89%). Các đơn vị có điểm thấp nhất BV Giao thông vận tải Huế 156 điểm (76%); BVĐK Bình Điền 155 điểm (75%); BVĐK Hoàng Viết Thắng 147 điểm (72%).

[39] Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của HĐND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 9/3/2021 về việc tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên” giai đoạn 2021-2025.

[40] Vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thôn Quang Điền, xã Hương Bình, thị xã Hương Trà; đã tiến hành điều tra, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang theo qui định.

[41] như: Tăng cường tập huấn, tuyên truyền cộng đồng v/v sử dụng thuốc; thanh, kiểm tra, giám sát việc kê đơn và bán thuốc theo đơn, triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc

[42] Trong đó có các hoạt động nổi bật như Khai trương Cổng kết nối cơ sở dữ liệu KH&CN Quốc gia tại Huế; Khai trương Sàn Giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung cầu công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế; Khai trương Phòng Truyền thống ngành KH&CN và công bố công trình “Lịch sử ngành KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế (1977-2022)”; Tổ chức “Tọa đàm Kỷ niệm 45 năm Xây dựng và Phát triển ngành KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế” và nhận Cờ thi đua của Chính phủ.

[43] gồm các hoạt động: (1) Tổ chức ngày hội Cố đô khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022; (2) Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuân và phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

[44] Đã điều chỉnh, bổ sung kịp thời đối với các trường hợp đề nghị thay đổi hình thức điều dưỡng đối với 6 huyện, thành phố, trong đó có 281 trường hợp điều chỉnh từ điều dưỡng tập trung sang điều dưỡng tại nhà, 106 người từ điều dưỡng tại nhà sang điều dưỡng tập trung, bổ sung điều dưỡng tại gia đình 02 người.

[45] Tr.đó: 1.664 TTHC tại cấp tỉnh; 347 TTHC tại UBND cấp huyện; 118 TTHC tại UBND cấp xã (không bao gồm TTHC của ngành dọc). 100% TTHC đủ điều kiện được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa các cấp.

[46] ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

[47] ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

[48] Sắp xếp lại Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ; hợp nhất BQL dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh và BQL khu vực phát triển đô thị tỉnh; thành lập Trường THPT chuyên Khoa học Huế trực thuộc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế trên cơ sở nâng cấp Khối THPT chuyên thuộc Trường Đại học Khoa học; xin ý kiến thành lập 08 Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&PTNT.

[49] Bệnh viện Y học cổ truyền; Trung tâm Y tế thành phố Huế; Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền; Trung tâm Y tế huyện Phong Điền; Trung tâm Y tế huyện Nam Đông; Trung tâm Vận chuyển cấp cứu, Sở Y tế; Bệnh viện Phục hồi chức năng, Sở Y tế.

[50] Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo, Ban Thi đua - Khen thưởng, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Giám định Y khoa - Pháp y tỉnh, Trung tâm Lưu trữ, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung, Bệnh viện đa khoa Bình Điền, Bệnh viện Phong - Da liễu, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Mắt Huế, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện A Lưới, Trung tâm Y tế huyện Nam Đông, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền, Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, Trung tâm Thể thao tỉnh, Thư viện Tổng hợp tỉnh, Đoàn Bóng đá tỉnh, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế.

[51] Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban TVQH về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

[52] Số liệu BC KTXH 10 tháng đầu năm 2022

[53] (1) Biên bản trao đổi giữa KOICA và UBND tỉnh về dự án Làng Hòa bình Việt Nam – Hàn Quốc; (2) Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh với AMCHAM; (3) Bản ghi nhớ giữa tỉnh TTHuế và ADB

[54] Tham gia: (1) Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2022” KV miền Trung-Tây Nguyên; (2) Sự kiện trao chủ trương chấp thuận Công ty TNHH AeonMall Việt Nam thực hiện dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tại tỉnh trong khuôn khổ chương trình làm việc giữa Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản; (3) Hội thảo trực tuyến “Eurocham gặp gỡ các tỉnh KV miền Trung”; (4) Chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – vùng Kyushu tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản); (5) Hội nghị xúc tiến, thu hút đầu tư các hãng tàu làm hàng container tổ chức tại tỉnh TTHuế; (6) Hoạt động tiếp xúc trong khuôn khổ chương trình khảo sát tại Thái Lan trong chuyến bay Charter Huế - Bangkok - Huế; (7) Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2022; (8) Hội nghị chính quyền địa phương Đông Á tại Indonesia (dự kiến 23-25/11/2022)

[55] Chỉ tính số tổ chức có Giấy đăng kí còn hiệu lực tại  thời điểm báo cáo

[56] Số liệu BC KTXH 10 tháng đầu năm 2022

[57] Các dự án: “Chương trình phát triển các đô thị loại 2- đô thị xanh”, dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng- giai đoạn 2”, dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương”…

[58] dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh”, “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”.

[59] đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022

[60] Dự báo tổng lượt khách du lịch chỉ bằng 75-85% năm 2019

[61] tại các địa phương Nam Đông, Quảng Điền và Hương Trà

[62] Giai đoạn 2021-2025 hoàn thành chuyển đổi ít nhất 19 chợ của các địa phương theo Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh.

[63] Chương trình PTHT kinh tế - kỹ thuật và PTCN giai đoạn năm 2021-2025; Đề án Khảo sát, đánh giá thực trạng CCN và định hướng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030.

[64] Chính sách hỗ trợ di dời các các CS CN, TTCN vào CCN; Chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển CNHT; …

[65] Chương trình Khuyến công, XTTM; Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển CN nông thôn tỉnh đến năm 2025­,....

[66] Như: CN thời trang, CNHT dệt may; phát triển ngành năng lượng sạch; sản xuất, lắp ráp ô tô; CNCB sâu từ cát silicat (thạch anh); CN công nghệ thông tin và CN phần mềm; CN dược liệu và thiết bị y tế,...

[67] cụ thể: Khu đô thị phía Nam sông Như Ý, thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương (1); Khu ở - Thương mại OTM3 và Khu công viên vui chơi giải trí CX3, thuộc Khu A - Đô thị mới An Vân Dương (2); Khu đô thị hai bên đường Chợ Mai - Tân Mỹ, thuộc Khu C - Đô thị mới An Vân Dương (3); Khu đô thị phía Bắc sông Như Ý, thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương (4); Khu dân cư Thủy Vân, thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương (5).

[68] đã được chấp thuận đầu tư giai đoạn 2020 - 2021

[69] theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phát sinh sau ngày 31/5/2017 (giai đoạn 3)

[70] Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá nước lợ

[71] như: Nâng cấp mở rộng đường Bà Triệu, Chỉnh trang đường Hai Bà Trưng, các dự án chỉnh trang thuộc Khu A, Khu B đô thị An Vân Dương, Tuyến đường dọc sông Hương (phía Nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công Chúa...

[72]Theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]