Nguyễn Phúc Nguyên
  

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Phúc Nguyên nằm trên địa bàn xã Hương Long, về phía Tây Kinh thành Huế

Điểm đầu: từ đường Kim Long (tiếp giáp ngã ba đường Nguyễn Hoàng), qua ngã ba đường Sư Vạn Hạnh, qua trước chùa Thiên Mụ

Điểm cuối: giáp địa phận xã Hương Hồ

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Phúc Nguyên (Quý Hợi 1563 - ất Hợi 1635) Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa thứ 2 nhà Nguyễn, con thứ sáu của chúa Nguyễn Hoàng, quê gốc ở Gia Miêu, Ngoại Trang, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người lấy chữ Phúc đặt làm tên lót, từ đó có nhánh họ Nguyễn Phúc. Tuổi nhỏ, ông đã theo cha lập được nhiều chiến công, được phong tước Quận Công. Năm 1585, ông chỉ huy đánh diệt thuyền nước ngoài quấy phá ở Cửa Việt. Năm 1602, ông được bổ làm Trấn thủ dinh Quảng Nam. Năm 1614, ông lên ngôi chúa kế nghiệp cha, vua Lê phong ông làm Trấn thủ hai xứ Thuận - Quảng, hàm Thái bảo, tước Quận Công. Từ đó ông lo việc phòng thủ, sửa sang chính trị, đắp đường sá quan ải, xa gần được nhân dân mến phục gọi ông là Chúa Phật hoặc Sãi Vương. Đời ông, nhân dân Đàng Trong ấm no, bầy tôi đông đảo người tài như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Đào Duy Từ, và ông đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp để lấy đất Mô Xoài (gần Bà Rịa). Năm 1626, ông dời dinh từ Quảng Trị vào làng Phước Yên, Quảng Điền, sai Đào Duy Từ đắp luỹ Trường Dục. Năm 1631, ông lại gả công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Pôrômê để ổn định Đàng Trong, mở mang bờ cõi. Ông đã nhiều lần đánh thắng âm mưu của chúa Trịnh Đàng Ngoài.

Ông mất năm 1635, ở ngôi 22 năm, thọ 73 tuổi ta. Lăng mộ táng tại Quảng Điền, sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, tên lăng là Trường Diễn.

Đình cổ làng Xuân Hoà, Vườn An Hiên nổi tiếng, Chùa Từ Ân, Chùa Vĩnh Hoà, Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên Huế, Chùa Thiên Mụ, và rất nhiều phủ đệ, nhà vườn sinh thái nằm trên đường này.

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh