Kiến trúc cung đình Huế
  

Được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.

Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên. Như Điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long (Ðông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc). Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.

Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

 Bản in]
Các bài khác