KHTV là nhân tố thiên nhiên có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác, luôn biến đổi theo thời gian. Đánh giá, xác định quy luật biến đổi của các yếu tố KTTV cần phải có số liệu quan trắc, đo đạc trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, với chuỗi số liệu quan trắc, đo đạc trong thời đoạn nào cũng chỉ có thể cho chúng ta đánh giá quy luật biến đổi trong thời gian đó. Chính vì vậy, hầu hết các trạm quan trắc yếu tố KTTV ở nước ta cũng như trên toàn thế giới thường hoạt động liên tục từ khi hệ thống quan trắc được thiết lập. Song song với nhiệm vụ quan trắc thì công tác nghiên cứu, đánh giá quy luật của các yếu tố này cũng được tiến hành thường xuyên, nắm bắt kịp thời quy luật biến đổi khách quan trong năm và từ năm này qua năm khác, nhằm mục đích phục vụ cho sự xây dựng phát triển bền vững kinh tế xã hội - khai thác những mặt thuận lợi và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực do KHTV mang lại.

Nước ta nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có địa hình khá phức tạp, chịu chi phối bởi nhiều hệ thống thời tiết nên nền KHTV giữa các vùng miền có sự khác biệt nhau khá lớn. Vì vậy, để có thể đánh giá được chế độ KHTV cho một nơi nào thì nơi đó phải có trạm quan trắc trong một thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới trạm quan trắc chỉ mới bố trí tại một số vị trí mang tính đại diện cho vùng nên gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết cho các khu vực nhỏ không có trạm đo. Các phương pháp nghiên cứu, đánh giá cho các khu vực không có trạm đo dựa trên quy luật chung về sự biến đổi theo không gian được đánh giá qua dữ liệu của các trạm quan trắc vùng lân cận. Để có thể đánh giá khách quan, chính xác hơn, thông thường các khu vực không có trạm đo thường xuyên thì phải xây dựng trạm quan trắc điều tra, đo đạc trong một thời gian tuỳ thuộc vào các điều kiện liên quan đến vấn đề xây dựng, vận hành trạm đo. Dữ liệu từ các trạm này là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, kiểm chứng các kết quả tính toán, nghiên cứu.

Với những đặc tính của yếu tố KHTV và điều kiện thực tế về địa lý, mạng lưới trạm KTTV hiện có trên địa bàn của tỉnh và vùng ph cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng bao gồm:

1. Phương pháp khảo sát, đo đạc tại hiện trường

Đo đạc các yếu tố KTTV là điều kiện quan trọng đầu tiên cho nhiệm vụ nghiên cứu. Phân bố mạng lưới quan trắc, thời gian quan trắc như thế nào phụ thuộc vào phạm vi, mục tiêu nghiên cứu. Hiện nay, do mạng lưới quan trắc KTTV cơ bản trên hầu hết các địa phương chưa đầy đủ, nhiều lưu vực sông chưa có trạm quan trắc nên cần phải tiến hành lập trạm quan trắc bổ sung. Ngoài ra, khảo sát thu thập các dữ liệu về các hiện tượng KHTV đã xảy ra trong quá khứ cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đây là nguồn dữ liệu hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá khách quan về chế dộ KHTV tại khu vực nghiên cứu.

2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu theo quy trình, quy phạm của ngành KTTV

Số liệu từ các trạm quan trắc KTTV là cơ sở chính để xác định diễn biến, quy luật của các hiện tượng KHTV. Dữ liệu đo đạc hàng năm sẽ được kiểm soát, chỉnh biên theo quy trình, quy phạm, sau đó đưa vào lưu trữ để ph c v các nghiệm v nghiên cứu, đánh giá diễn biến theo thời gian (trong ngày, trong tháng, trong năm và từ năm này qua năm khác); diễn biến theo không gian.

Các phương pháp thống kê tham gia nhiều trong tính toán, phân tích KHTV. Hầu như toán thống kê có mặt và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khâu xử lý số liệu, tạo nguồn dữ liệu đầu vào cho các bài toán KHTV.

Bài toán thống kê thường gặp trong tính toán KHTV là kiểm tra tính đồng nhất, tính phù hợp của số liệu qua việc lựa chọn các chỉ tiêu, trên cơ sở phân tích ý nghĩa vật lý của hiện tượng; dạng đường cong phân bố của chuỗi và các tham số đặc trưng của nó. Khi sử dụng các mô hình thì việc xác định các tham số, các thành phần cũng thường xuyên áp dụng các lời giải từ phép toán thống kê. Nhìn chung, phương pháp thống kê được sử dụng rộng rãi trong tính toán, phân tích KHTV.

3. Ứng dụng mô hình để tính toán, xác lập các đặc trưng khí hậu, thủy văn

Mô hình toán học là mô hình sử dụng ngôn ngữ toán để mô tả về một hệ thống. Mô hình toán được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học tự nhiên nói chung và ngành KTTV nói riêng.

Ngày nay, trong lĩnh vực thủy văn, mô hình toán ngày càng phát triển, được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khoa học KHTV cũng đã có những bước tiến dài. Con người ngày càng hiểu biết sâu hơn về quá trình khí quyển, quá trình hình thành dòng chảy, các cơ chế tác động và từ đó thiết lập các mô hình mô phỏng chúng. Tuy nhiên, trên thực tế các hiện tượng KTTV vô cùng phức tạp, chúng ta cũng chưa hiểu biết được hoàn toàn để đưa ra lý thuyết hoàn chỉnh mô tả tất cả các quá trình xảy ra trong tự nhiên. Mặc dù vậy, với những khả năng hiểu biết của con người về thiên nhiên hiện nay, các mô hình mô tả quá trình vận động của các nhân tố KTTV vẫn được thiết lập, nhằm hỗ trợ giải pháp trong nghiên cứu quy luật trong quá khứ, hiện tại và dự báo cho tương lai.

Đối với lĩnh vực thủy văn, các mô hình thường đơn giản hơn, dựa trên các khái niệm tương ứng với một phần của vòng tuần hoàn nước. Chúng chủ yếu được sử dụng để dự báo thủy văn và để giải thích về các tiến trình thủy văn.

4. Phương pháp chuyên gia

Khi vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, sẽ vượt quá năng lực chuyên môn của nhóm thực hiện. Chính vì vậy, sự tham vấn ý kiến từ các nhà quản lý, các nhà khoa học khác là giải pháp quan trọng giúp cho công trình nghiên cứu đạt được kết quả tối ưu theo mong muốn.

(Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh)