Hoàng Châu Ký
  

1. Vị trí con đường

Thuộc phường Gia Hội

Điểm đầu: Đường Tôn Thất Đào

Điểm cuối: Đường Thế Lại 1

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Hoàng Châu Ký (1921 - 2008), quê tại xã Cẩm Kim, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1942, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1944, ông bị chính quyền Nhật bắt rồi giam ở Hoả Lò, sau đó ông vượt ngục về Quảng Nam. Năm 1945, ông Trưởng ban bạo động cướp chính quyền tại khu mỏ Nông Sơn. Sau đó ông làm bí thư các huyện Quế Sơn, Tiên Phước, đặc khu Hoàng Văn Thụ...         Năm 1952, ông được giao nhiệm vụ thành lập Đoàn tuồng liên khu V. Đoàn đã quy tụ nhiều nghệ sĩ tài hoa như Đội Tảo (Nguyễn Nho Túy), Phó Sơn, Sáu Lai, Ngô Thị Liễu... Từ công tác chính trị, ông đã trở thành nhà nghiên cứu tuồng.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm Trưởng phòng văn hóa quần chúng của Bộ Văn hoá, sau đó ông cùng Thế Lữ phụ trách Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu. Năm 1957, ông trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1959, ông xây dựng Trường nghệ thuật sân khấu và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Ông đã sáng tác hơn 20 vở tuồng như Ông Ích Khiêm, Nguyễn Huệ, Quang Trung, Vua Duy Tân, Trưng Nữ vương, Nguyễn Duy Hiệu, Cao Doãn, Thái tử Câu La Na, Trần Quý Cáp, cải biên, chỉnh lý nhiều vở tuồng cổ như Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Ngọn lửa Hồng Sơn, Sơn Hậu. Ông còn xuất bản nhiều sách nghiên cứu về tuồng trong đó có cuốn Sơ khảo lịch sử nghệ thuật tuồng (1973).

Hoàng Châu Ký là tác giả của hơn 20 kịch bản tuồng, cải biên và đồng cải biên của gần 10 tuồng kinh điển. Ông còn là tác giả của khoảng 10 tác phẩm nghiên cứu có giá trị về tuồng, và cùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, ông là đồng tác giả bộ Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam - một công cụ rất quan trọng cho giới làm nghề. Giáo sư Hoàng Châu Ký, người sáng lập và tổ chức hoạt động bộ môn nghệ thuật Tuồng cách mạng trong kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V và trong kháng chiến chống Mỹ ở thủ đô Hà Nội.


thuathienhue.gov.vn
 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh