Sư Vạn Hạnh
  

1. Vị trí con đường

Đường Sư Vạn Hạnh nằm trên địa bàn xã Hương Long, về phía Tây Kinh thành Huế

Điểm đầu: từ đường Kim Long 

Điểm cuối: giáp xã Hương Hồ 

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Sư Vạn Hạnh (? - Mậu Ngọ 1018) Sư Vạn Hạnh, thiền sư đời Tiền Lê, họ Nguyễn, không rõ tên thật, Vạn Hạnh là pháp danh. Quê ở làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, nay là Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh, được nhân dân tôn gọi là Sư Vạn Hạnh. Ông là người tinh thông Tam giáo, sùng đạo Phật. Năm 21 tuổi, ông vào tu ở chùa Lục Tổ, Bắc Ninh. Là bậc tu hành, nhưng ông vẫn quan tâm đến biến cố chính trị, quân sự trong thời ấy. Vua Lê Đại Hành quí trọng xem ông như cố vấn tối cao, thường lắng nghe ý kiến đóng góp của ông trong việc chống ngoại xâm. Là người nhận thấy sự suy vong của nhà Tiền Lê qua tay Lê Ngọa Triều nên ông đã ủng hộ Lý Công Uẩn giúp nhà Tiền Lê dựng nên nhà Lý. Do vậy, khi Lý Công Uẩn lên ngôi, ông càng được trọng đãi, phong làm Quốc sư. Ông đóng góp cho triều đình nhà Lý và Phật giáo giai đoạn ấy những ý kiến tâm huyết để phát triển đất nước. Chính ông đã nối truyền tâm ấn, trở thành thế hệ thứ mười hai, dòng thiền Nam Phương.

Tương truyền ông là tác giả nhiều bài sấm ký thời ấy, và có bài kệ lưu lại, qua bản dịch của Ngô Tất Tố như sau: "Thân như bóng chớp có rồi không. Cây cối xuân tươi, thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông". Nhà thờ chi nhất họ Nguyễn làng Xuân Hòa, Lăng mộ Thỉ tổ họ Mai làng Xuân Hòa và Chùa Phước Duyên nằm cạnh đường này.

Ông mất năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018).

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối