Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương Thủy đến năm 2020
  

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển đô thị Hương Thủy phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và đề án xây dựng Thừa Thiên Huế thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Xây dựng Hương Thủy có kinh tế tăng trưởng nhanh và vững chắc, trở thành một trong những đô thị phát triển năng động, trung tâm kinh tế động lực của Thừa Thiên Huế. Tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả kinh tế trên cơ sở phát huy cao độ các tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

3. Phát triển kinh tế đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phát triển công nghiệp &ndash tiểu thủ công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ sạch, hàm lượng kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm. Phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Xây dựng nền nông nghiệp ven đô hiện đại, hiệu quả cao.

4. Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị: Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường... theo hướng đồng bộ, hiện đại. Xây dựng nông thôn mới đi đôi với đô thị hóa. Hình thành nếp sống văn minh đô thị.

5. Coi trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu phát triển mới và hội nhập kinh tế thế giới.

6. Phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội.

7. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử và phong tục, truyền thống tốt đẹp, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài.

8. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh, ổn định chính trị.

9. Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

            II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Hương Thủy trở thành một trong những đô thị hiện đại, giàu đẹp, văn minh một trong những trung tâm kinh tế động lực, có tăng trưởng kinh tế cao, chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại đời sống nhân dân được nâng cao.

2. Mục tiêu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 1994) thời kỳ 2011 - 2015 phấn đấu đạt 18%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 phấn đấu đạt 19%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015, công nghiệp &ndash xây dựng chiếm tỷ trọng 76,9%, dịch vụ chiếm 18,3%, nông nghiệp giảm còn 4,8% đến năm 2020, tỷ trọng các ngành tương ứng là 67,2% - 30% - 2,8%.

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người (giá hiện hành): Năm 2015 phấn đấu đạt 62 triệu đồng, năm 2020 phấn đấu đạt 170 triệu đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu: Đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2015 và trên 600 triệu USD vào năm 2020.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng 18%/năm.

3. Mục tiêu xã hội

- Tỷ suất sinh tự nhiên tăng 1,0%/năm thời kỳ 2011 - 2015 tăng 0,8-0,85%/ năm thời kỳ 2016 - 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 5%, năm 2020 xuống dưới 3% (theo tiêu chí mới).

- Đến năm 2015, 80% thanh thiếu niên có trình độ học vấn trung học, năm 2020 đạt 90 - 95%. Đến năm 2015, có 50% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức 1 trở lên năm 2020, các trường học phổ thông đạt chỉ tiêu trên.

 - Đến năm 2015 lao động qua đào tạo đạt 60% đến năm 2020, đạt 65 - 70%. Hằng năm tạo việc làm cho 1.200 - 1.500 lao động.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 còn 9%, năm 2020 còn 5 - 6%.

- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9% trong đó, số hộ dùng nước máy đạt trên 85% năm 2020 cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước máy trên địa bàn.

4. Mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị

Hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng đô thị hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại III. Xây dựng đô thị trên cơ sở cải tạo, chỉnh trang các khu đô thị cũ kết hợp với xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, tiện nghi, đa dịch vụ. Phát triển đô thị trong sự gắn kết với thành phố Huế và các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương

5. Mục tiêu về môi trường

- Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác, nước thải tại các đô thị và khu dân cư tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, 95% các khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải 100% cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thu gom và xử lý chất thải rắn 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn 80% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý chất thải tại vùng gò đồi Phú Sơn. Đến năm 2020, thu gom, xử lý 100% chất thải các khu dân cư đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.

- ng dụng công nghệ sạch trong sản xuất kinh doanh. Bảo vệ môi trường sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Tích cực trồng rừng, cây phân tán, cây xanh đường phố đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 58%, năm 2020 đạt 60% trở lên.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Lựa chọn các trọng điểm đột phá

Trọng điểm 1: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại coi trọng kiến trúc cảnh quan đô thị. Quy hoạch mới khu trung tâm Thị xã xây dựng khu hành chính tập trung, một số trung tâm văn hóa - kinh tế - kỹ thuật, các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng.

Trọng điểm 2: Tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ, nhất là du lịch, giao thông vận tải, tài chính, dịch vụ đô thị,... chú trọng các loại hình dịch vụ chất lượng cao. Khai thác các điểm du lịch trên địa bàn như Lăng Khải Định, Lăng Thiệu Trị, cầu Ngói Thanh Toàn hình thành phát triển các dự án Khu du lịch sinh thái tổng hợp, nghỉ dưỡng cao cấp

Trọng điểm 3: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp &ndash tiểu thủ công nghiệp gắn với đô thị hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Khai thác hiệu quả đầu tư của khu công nghiệp Phú Bài tăng cường liên kết với khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Trọng điểm 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành phát triển kinh tế tri thức tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước của chính quyền đô thị.

2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

a) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Đẩy nhanh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục mở rộng quy mô khu công nghiệp Phú Bài. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề Thủy Phương.

- Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường, phát triển bền vững. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp có tiềm năng về nguồn lao động, nguyên liệu, thị trường như chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống chế biến lâm sản cơ khí sửa chữa dệt may công nghiệp điện, điện tử..

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề làng nghề truyền thống.

- Khuyến khích đổi mới công nghệ, kỹ thuật, mô hình tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Gắn phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa, chú trọng các vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý chất thải.

- Các ngành công nghiệp &ndash tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm mới cho lao động ở địa phương từ 300 - 500 người/năm.

b) Lĩnh vực dịch vụ:

- Phương hướng, mục tiêu phát triển chung: Phát huy các tiềm năng, thế mạnh phát triển dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước phát triển đột phá. Phối hợp tốt, gắn kết với thành phố Huế để phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của toàn tỉnh và vùng miền Trung.

- Thương mại: Xây dựng Hương Thuỷ trở thành trung tâm thương mại phía Nam của Thừa Thiên Huế với hạt nhân là phường Phú Bài và khu vực nội thị giáp thành phố Huế. Quy hoạch, xây dựng một số cụm thương mại, dịch vụ mới dọc tuyến đường phía Tây thành phố Huế, đường Phú Bài - Phú Thứ, Thủy Dương - Tự Đức, dọc tuyến đường Dương - Phương, Quang Trung phát triển các cụm dịch vụ ở trung tâm các xã Thủy Thanh, Thủy Bằng... Khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống chợ, siêu thị theo hướng hiện đại, văn minh. Cải tạo và xây mới các cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch phát triển đô thị. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm 24-26%/năm.

- Các ngành dịch vụ: Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ chất lượng cao. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, trình độ chuyên môn hóa. Ưu tiên phát triển một số loại hình dịch vụ có lợi thế như dịch vụ vui chơi giải trí, lưu trú du lịch, văn phòng cho thuê, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp Phú Bài, dịch vụ đô thị. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải... phát triển các dịch vụ mới như bảo hiểm, tư vấn pháp luật, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao&hellip

- Du lịch: Phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, tham quan, ngh dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch mua sắm, du lịch đồng quê, lễ hội, ẩm thực&hellip Gắn phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, giữ gìn các truyền thống văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu doanh thu du lịch đạt tăng trưởng 18 - 20%/năm số lượt khách du lịch tăng 15 - 16%/năm.

Tập trung đầu tư phát triển một số cụm du lịch, dịch vụ trọng điểm:

- Phối kết hợp với các ngành chức năng của tỉnh bảo vệ, tôn tạo và tổ chức khai thác tốt các điểm du lịch như Lăng Khải Định, Lăng Thiệu Trị, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn (Khu chiến tích Dương Hoà, Cầu ngói Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Đình làng Vân Thê...).

- Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh, khu vui chơi giải trí, dịch vụ tổng hợp, ở Thủy Bằng, Bầu Họ (Thủy Phù), khu vực hồ Tả Trạch, du lịch đồng quê Thủy Thanh và những nơi có điều kiện. Xây dựng khu công viên cây xanh hồ Ba Cửa, Độn Sầm (Thủy Dương)&hellip

- Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, khuyến khích xây dựng các khách sạn cao cấp, cơ sở lưu trú du lịch tiện nghi, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế (3 sao trở lên) ở các phường nội thị, vùng ven thành phố Huế phát triển các nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:

- Phát triển kinh tế nông nghiệp ven đô gắn với đô thị hóa. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, thâm canh cung cấp nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trên địa bàn, thành phố Huế, khu công nghiệp Phú Bài, các khu du lịch, khu đô thị mới và hướng tới xuất khẩu. Phấn đấu giá trị sản xuất (GO) nông, lâm, thủy sản tăng bình quân từ 3,2 - 3,7%/năm

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sử dụng các giống mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương. Quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh tập trung, mô hình sản xuất hiện đại. Tăng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Nông nghiệp: Giảm dần và tiến tới duy trì diện tích đất trồng lúa chủ động tưới tiêu, có điều kiện thâm canh cao khoảng 3.000 - 3.200 ha trong đó, diện tích lúa chất lượng cao từ 2.000 - 2.500 ha. Chuyển đổi mạnh những vùng lúa kém hiệu quả, vùng thấp trũng sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, thủy cầm.

Mở rộng diện tích gieo trồng cây thực phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh tại các xã ven thành phố Huế và dọc tuyến Quốc lộ 1A. Cải tạo và trồng mới vườn đồi, vườn rừng, hình thành các tiểu vùng cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hoá đến năm 2020 diện tích cây ăn quả đạt 350 - 400 ha. Phát triển mô hình trồng hoa - cây cảnh, mô hình nhà - vườn kết hợp khai thác du lịch sinh thái.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, an toàn dịch bệnh, thực phẩm sạch, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 38 - 40% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Thủy sản: Phát triển thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị và hiệu quả trên 1 ha đất canh tác. Chuyển đổi ruộng trũng, mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt lên khoảng 1.000 ha vào năm 2020, trong đó nuôi ruộng trũng khoảng 400 - 600 ha. Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, quy mô trang trại. Nghiên cứu đưa vào nuôi nhiều loại cá, thủy sản thích hợp, có giá trị kinh tế cao.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp thành ngành kinh tế quan trọng ở các xã vùng gò đồi. Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tăng cường khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng. Chuyển đổi mạnh cơ cấu rừng trồng theo quy hoạch. Tiếp tục giao đất, giao rừng cho dân và các thành phần kinh tế quản lý, phát triển trồng rừng kinh tế.

d) Dân số, lao động, việc làm và  đời sống dân cư:

Dự báo đến năm 2015, dân số trung bình toàn Thị xã có khoảng 108 nghìn người, năm 2020 tăng lên 120 nghìn người, bình quân tăng 1,9 - 2,1%/năm.

Số người trong độ tuổi lao động đến năm 2015 có khoảng 57,8 nghìn người năm 2020 có 64,6 nghìn người, chiếm khoảng 53,5 - 53,8% tổng dân số. Phấn đấu mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 1.200 - 1.500 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,6% vào năm 2020. Đến năm 2015, lao động qua đào tạo đạt 60%, đến năm 2020 đạt từ 65-70% trở lên. Thực hiện tốt và kịp thời các chính sách xã hội. Vận động toàn xã hội quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thương binh, gia đình liệt sỹ, có công với nước các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Lồng ghép các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở hai xã miền núi Dương Hòa, Phú Sơn.

đ) Giáo dục và đào tạo:

- Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí chung và chất lượng nguồn nhân lực. Tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục - đào tạo theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, tiếp cận với trình độ phát triển tiên tiến trong nước, quốc tế.

- Đến năm 2015, huy động các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 30 - 35%, trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi đạt 80 - 85% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98% trở lên năm 2020 huy động 50% số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi đạt 90 - 95% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98 - 100%.

 - Đến năm 2015 phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi đạt 100%. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học.

- Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học. Tỷ lệ phổ cập bậc trung học trong thanh thiếu niên đạt 80% vào năm 2015, đạt 90 - 95% vào năm 2020.

- Xây dựng các trường theo chuẩn Quốc gia, đến năm 2015, có 50% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức 1 trở lên đến năm 2020 có 100% số trường đạt chỉ tiêu trên. Năm 2015 có trường chất lượng cao cho 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở.

- Hoàn thành kiên cố hóa các lớp học, tầng hóa các trường phổ thông. Đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng, thiết bị dạy học, xây dựng các phòng thí nghiệm, thư viện, phòng truyền thống, hoàn chỉnh hệ thống sân chơi, bãi tập, nước sạch, vệ sinh trong các nhà trường.

Quy hoạch mở rộng, xây dựng mạng lưới các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm học tập cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.

e) Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế từ Thị xã đến các phường, xã. Nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Phấn đấu để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt hơn, có điều kiện sử dụng và tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao tuổi thọ.

Phấn đấu giảm tỉ suất sinh tự nhiên hàng năm khoảng 0,03 - 0,04%/năm, tiến tới ổn định mức sinh thay thế khoảng 0,8 - 0,85%/năm vào năm 2020. Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 9%, năm 2020 còn 5 - 6%. Đến năm 2015, có 10 bác sỹ, 45 giường bệnh trên 1 vạn dân năm 2020 có 15 bác sỹ, 48 - 50 giường bệnh trên 1 vạn dân (kể cả y tế tư nhân). Năm 2015, có 100% trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

Đảm bảo cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% các đối tượng chính sách, người nghèo, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Xây dựng trung tâm y tế dự phòng Thị xã, hình thành bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh nâng cấp Bệnh viện đa khoa Hương Thủy theo hướng hiện đại, trở thành bệnh viện khu vực của tỉnh phục vụ khu công nghiệp Phú Bài, sân bay, vùng lân cận.

g) Văn hóa, thể thao:

Phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương. Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, cơ quan, xã văn hóa. Phấn đấu đến năm 2015, có 97% số làng, 100% số cơ quan, 85% số xã, phường, 94% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đến năm 2020, nâng các tỷ lệ trên đạt 100% và tiếp tục duy trì chất lượng.

Phát triển phong trào thể dục, thể thao đến cơ sở. Khuyến khích quần chúng chủ động tham gia luyện tập thể thao, rèn luyện thân thể, nhất là trong trường học và lớp trẻ. Duy trì hoạt động của các bộ môn, các câu lạc bộ hiện có. Phát triển thêm các bộ môn mới phù hợp với điều kiện của địa phương. Đầu tư phát triển những môn thể thao có thế mạnh, thể thao quần chúng. Đồng thời tiếp cận nền thể thao tiên tiến, xây dựng đội tuyển thể thao thành tích cao của Thị xã.

h) Khoa học công nghệ:

Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng các chương trình khoa học công nghệ mới, tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sạch&hellip vào quá trình sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường. Khuyến khích áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và các tiêu chuẩn quốc tế khác.

Đầu tư ứng dụng công nghệ sạch, tiên tiến trong các ngành công nghiệp thế mạnh, tạo sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu như chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm dệt may, mỹ nghệ xuất khẩu, vật liệu xây dựng cao cấp... nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

i) Tài nguyên và môi trư­ờng:

Quản lý việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Xử lý nghiêm việc khai thác cạn kiệt, xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm hủy hoại các nguồn tài nguyên. Quản lý khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất. Khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng, đặc biệt là vùng gò đồi phía Tây phục vụ phát triển các ngành kinh tế và đời sống dân sinh.tài nguyên đất. Hoàn thành đo bản đồ địa chính và quản lý hồ sơ địa chính ở các phường, xã trên nền công nghệ số.

Kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải gắn với xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ môi trường. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và khả năng ứng phó các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.

k) Quốc phòng - an ninh:

Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân. Tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, chú trọng an ninh tư tưởng, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn. Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn đô thị, giảm thiểu tai nạn giao thông...

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Định hướng phát triển không gian đô thị

a) Không gian cảnh quan kiến trúc đô thị:

Quy hoạch phát triển đô thị Hương Thủy cần hướng tới mục tiêu góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trong đó, Hương Thuỷ trở thành khu vực nội thị của thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai.

Không gian phát triển của đô thị Hương Thủy sẽ mở rộng chủ yếu về hướng vùng gò đồi, phía Tây Nam Quốc lộ 1A (hướng về phía đường Tây Huế và tuyến giao thông cao tốc Bắc - Nam), đồng thời gắn kết chặt chẽ với thành phố Huế.

Đến năm 2020, định hướng phát triển cảnh quan đô thị một số khu vực sau:

- Khu vực nội thị (đô thị hiện có nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A): Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại. Chỉnh trang các tuyến giao thông trục chính gồm đường Quang Trung, đường Quốc lộ 1A, đường Sóng Hồng.

- Khu vực đô thị mới (nằm phía Tây Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam): Xây dựng các khu đô thị mới với các kiến trúc cao tầng, tiện nghi, hiện đại.

   - Hình thành các dải không gian xanh kết nối hệ thống các hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa, các sông suối phía Tây, hình thành các lâm viên cây xanh vùng gò đồi...

   - Tiếp tục khai thác quỹ đất vùng gò đồi phía Tây của Thị xã để quy hoạch bố trí thêm các khu chức năng, khu đô thị mới, hướng tới xây dựng, phát triển đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III.

 b) Phân khu chức năng đô thị:

* Khu trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ:

- Trung tâm hành chính: Khu trung tâm hành chính mới của thị xã Hương Thuỷ sẽ được đầu tư xây dựng tại Châu Sơn thuộc phường Thủy Châu.

- Các trung tâm thương mại - dịch vụ được bố trí tập trung trên các tuyến giao thông trục chính của như đường Nguyễn Tất Thành, đường 2/9, Sóng Hồng, Thuận Hoá, Nguyễn Khoa Văn, Quang Trung, đường Dương - Phương... Hình thành phát triển một số khu trung tâm dịch vụ tổng hợp bao gồm các khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, trung tâm thương mại theo quy hoạch.

* Khu công nghiệp:

- Phát triển mở rộng khu công nghiệp Phú Bài lên 818,5 ha. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp và khu vực lân cận, thu hút phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm, đảm bảo môi trường đô thị. Quy hoạch xây dựng các khu nhà ở, phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của chuyên gia, công nhân, người lao động làm việc trong Khu công nghiệp.

- Mở rộng Khu dịch vụ cảng hàng không Quốc tế Phú Bài. Xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và các kho bãi phục vụ chuyên chở hàng hóa cho cảng hàng không, ga đường sắt Bắc &ndash Nam...

* Các khu, điểm  du lịch :

Trên cơ sở điều kiện và tiềm năng của mỗi khu quy hoạch, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư hình thành một số khu, điểm du lịch trọng điểm sau:

- Khu vực 1: Là khu vực hai bên sông Vực, hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa, Độn Sầm (Thủy Dương) với loại hình du lịch sinh thái ven sông, hồ.

- Khu vực 2: Là khu vực di tích Cầu Ngói Thanh Toàn. Đây là trung tâm du lịch đặc trưng của Thị xã và của Tỉnh.

- Khu vực 3: Phía Tây Nam Thị xã, sau khi hồ Tả Trạch hoàn thành sẽ ưu tiên đầu tư hình thành Khu du lịch tổng hợp hồ Tả Trạch.

c) Phát triển các tiểu vùng, lãnh thổ:

- Vùng nội thị - vùng công nghiệp và đô thị:  Chủ yếu dọc hai bên Quốc lộ 1A, bao gồm các phường nội thị, trọng tâm là các phường Phú Bài, Thuỷ Châu và một phần Thuỷ Phương, Thuỷ Lương.

Vùng đồng bằng - trọng điểm nông nghiệp: Nằm về phía Đông Quốc lộ 1A giáp với các xã của huyện Phú Vang. Có các thế mạnh về trồng lúa, cây thực phẩm, nuôi thủy sản, phát triển làng nghề trong nông nghiệp.

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây - khu hành chính, đô thị mới: Bao gồm hầu hết diện tích đất phía Tây đường phía Tây Huế và một phần các xã Thuỷ Phù, Thuỷ Bằng. Định hướng quy hoạch xây dựng khu hành chính mới của Thị xã, hình thành các khu đô thị mới, xây dựng các công trình văn hóa, xã hội, đô thị quan trọng.

2. Xây dựng đô thị và kết cấu hạ tầng  

Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, đa năng, hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại III. Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông đô thị, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh&hellip đầu tư hạ tầng khu vực trung tâm Thị xã hình thành các khu đô thị mới, bố trí lại các khu dân cư&hellip

a) Xây dựng nhà ở:

- Chỉnh trang, cải tạo các khu dân cư, đô thị cũ: Cải tạo, nâng cấp, thông tuyến một số đường giao thông trong khu vực dân cư, giải quyết về cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường. Quy hoạch, sắp xếp lại một số khu dân cư cũ thành các khu dân cư tập trung mang hình thái đô thị, quy hoạch theo khuôn viên.

- Xây dựng các khu đô thị mới: Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới tạo điểm nhấn cho quá trình phát triển mở rộng không gian đô thị. Quy hoạch và xây dựng khu hành chính tập trung của Thị xã và khu trung tâm của các phường, xã.

- Nhà ở cho người lao động: Xây dựng các chung cư đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các cán bộ, công nhân, người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Quy hoạch và xây dựng nhà ở cho các hộ dân thuộc diện tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các công trình đầu tư xây dựng

b) Quản lý đô thị: Thực hiện tốt công tác quản lý đô thị theo quy hoạch. Hướng dẫn nhân dân, các cơ quan thực hiện theo quy hoạch, nhất là trong việc xây dựng dân dụng, các khu nhà ở, khu chung cư cao tầng, khu tái định cư.

c) Giao thông:

Phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, đảm bảo lưu thông liên hoàn và từng bước hiện đại hoá, liên hệ thuận lợi với mạng lưới giao thông Quốc gia.

* Đường bộ:

- Nội thị: Xây dựng mạng lưới, các tuyến như sau:

Nâng cấp Quốc lộ 1A (cũ) đoạn qua Thị xã trở thành đường trục chính đô thị. Đoạn Quốc lộ mới (đường phía Tây thành phố Huế), đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan qua Thị xã (theo đường 15) được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Hoàn thành đường Thủy Dương - Thuận An kết nối Hương Thủy - Thuận An và thành phố Huế. Nâng cấp, mở rộng hệ thống đường Tỉnh lộ trên địa bàn đạt tiêu chuẩn cấp IV trở lên

- Giao thông nội thị, đường đến các khu chức năng, điểm dân cư tập trung: Nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường hiện có, xây dựng mới các tuyến đấu nối với hệ thống giao thông đối ngoại tạo một mạng lưới giao thông liên hoàn. Quy hoạch giao thông trong các khu vực đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng, đảm bảo mỹ quan đô thị và các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật&hellip

-  Giao thông ngoại thị: Hoàn thành bê tông hóa hệ thống giao thông nông thôn. Nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng, chú trọng các khu vực trũng như Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Lương, Thủy Thanh.

- Bến xe, bãi đỗ: Quy hoạch các bến xe khách, bãi đỗ, trạm nghỉ dừng xe. Quy hoạch mạng lưới bến xe buýt nội thị, đi các xã và khu vực lân cận. Xây dựng bến xe đối ngoại, các bãi đỗ xe tập trung tại các trung tâm công cộng, khu văn phòng, khu công nghiệp, khu công viên v.v.

* Hàng không: Sân bay quốc tế Phú Bài được quy hoạch thành cảng hàng không cấp 4E lượng khách thông qua sân bay là 5 triệu hành khách/năm.

d) Hệ thống điện: Phát triển điện lực trên toàn địa bàn theo quy hoạch. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp điện đến các khu dân cư, khu đô thị mới. Hoàn thiện mạng lưới điện của các xã. Cải tạo, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng, lắp đặt đầy đủ đèn tín hiệu giao thông tại các đảo giao thông. Quy hoạch mạng lưới chiếu sáng các đường quy hoạch mới. Thực hiện xã hội hóa điện chiếu sáng đô thị.

đ) Hạ tầng bưu chính, viễn thông:

- Phát triển mạng l­ưới bư­u chính - viễn thông theo hướng hiện đại, nâng cao chất l­ượng phục vụ. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng kịp thời thông tin liên lạc trong nư­ớc và quốc tế.

- Về bưu chính: Xây dựng mạng bưu cục, đại lý bưu chính, điểm bưu điện - văn hoá xã rộng khắp toàn thị xã.

- Về viễn thông: Quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông ngầm. Phấn đấu đến năm 2015, mật độ máy điện thoại đạt 40 - 45 máy/100 dân, mật độ thuê bao internet 8 - 10 máy/100 dân nâng tỷ lệ số hộ sử dụng internet lên 40%, 20% hộ gia đình sử dụng truyền hình kỹ thuật số, dịch vụ truyền hình chất lượng cao.

- Công nghệ thông tin: Đến năm 2015, phấn đấu làm việc trực tuyến trên mạng 100% đối với các đơn vị hành chính thuộc thị xã.

e) Cấp nước: Cải tạo, bổ sung mạng lưới cấp nước hiện có, đến năm 2015 đảm bảo 99,9% dân số được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó, số hộ dùng nước máy đạt trên 85%. Tiếp tục đầu tư nâng công suất và xây dựng thêm một số công trình sản xuất nước sạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đến năm 2020 đáp ứng cung cấp nước sạch cho 100% dân số, bình quân 150 lít/người ngày đêm.

g) Thủy lợi, phòng chống lũ lụt:

- Thủy lợi: Tiếp tục kiên cố hoá hệ thống đê sông, bê tông hoá hệ thống kênh mương. Duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có để khai thác tốt công suất thiết kế. Xây dựng thêm hồ chứa, đập dâng vừa và nhỏ và các trạm bơm tưới ở vùng gò đồi. Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo tưới tiêu chủ động 95% diện tích lúa.

- Phòng chống lũ lụt: Duy tu bảo dưỡng, củng cố, nâng cao khả năng phòng chống lụt của hệ thống đê sông Lợi Nông, Đại Giang, Như Ý&hellip Nâng cấp, củng cố các hồ chứa nước đảm bảo an toàn trong mùa lũ lụt.

h) Vệ sinh môi trường: Cải tạo hệ thống thoát nước, đầu tư đồng bộ các tuyến thoát nước trên các tuyến đường quy hoạch mới, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. Tổ chức tốt mạng lưới thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp và chất thải y tế tại khu vực xã Phú Sơn. Quan tâm đầu tư giữ gìn vệ sinh môi trường các vùng nông thôn. Thực hiện di dời, xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường đô thị.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Một số chương trình phát triển chủ yếu

- Chương trình chỉnh trang, xây dựng và phát triển đô thị.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới và an sinh xã hội.

- Chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Chương trình xây dựng và phát triển khu hành chính tập trung và các khu đô thị mới.

- Chương trình bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Chương trình cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý đô thị.

- Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển dịch vụ, du lịch, chương trình phát triển công nghiệp &ndash tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai 2011 - 2020: (có danh mục kèm theo).

VI. CÁC GIÁI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực theo quy hoạch đề ra, dự kiến tổng nhu cầu nguồn vốn là rất lớn so với khả năng của thị xã, hỗ trợ của Tỉnh và Trung ương. Vì vậy, cần tập trung vào một số giải pháp huy động vốn chủ yếu sau:

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng.

- Huy động tối đa nguồn lực nội tại, thu hút vốn trong nước, đặc biệt là của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cơ chế thông thoáng, phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI vào khu công nghiệp tập trung Phú Bài, các dự án du lịch, dịch vụ trọng điểm. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn ODA, ADB&hellip

- Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội&hellip 

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ Thị xã đến cơ sở về mọi mặt nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, khả năng tổ chức, điều hành nền kinh tế, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tập trung xây dựng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý chất lượng cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế và hội nhập quốc tế.

3. Giải pháp khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng các giống mới cho năng suất cao áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Trong công nghiệp, có chính sách khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại, công nghệ vi sinh, không gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, trong các ngành công nghiệp then chốt, mũi nhọn.

Mở rộng phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực  sản xuất, kinh doanh, quản lý, trong các ngành văn hoá - xã hội. Xây dựng các cơ sở thông tin dữ liệu kinh tế phục vụ tốt cho công tác xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

4. Phát triển các thành phần kinh tế

Tổ chức thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã... tạo cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng thuận lợi, môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

5. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý đô thị

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đây là bước đột phá quan trọng tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, thông thoáng để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh.

6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.

Thông báo công khai, quán triệt nội dung quy hoạch đến tất cả các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân nhằm tạo sự đồng thuận, huy động mọi nguồn lực, trí tuệ, năng lực toàn xã hội tham gia thực hiện các định hướng và mục tiêu quy hoạch. Bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế và đón bắt các cơ hội mới.
Quyết định số 280/QĐ-UBND
 Bản in]