Tản Đà
  

1. Vị trí con đường

Đường Tản Đà nằm trên địa bàn xã Hương Sơ, về phía Bắc Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Tăng Bạt Hổ (đối diện cửa Chính Bắc), chạy qua cầu Bạch Yến (tên trước là cầu Huyền Hạc), qua đường Đặng Tất đến đường Nguyễn Văn Linh, dài 512m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này chỉ chiếm một đoạn ngắn của đường làng Lệ Khê, được hình thành từ thế kỷ 17, cùng thời với việc lập làng. Nguyên xưa là con đường đất nhỏ, đầu thế kỷ 19 khi xây dựng Kinh thành Huế, vua Nguyễn đã cho mở rộng để làm đường chính ra Bắc. Trước đây, đường này còn thuộc huyện Hương Trà, đến tháng 9/1981, mới sát nhập vào thành phố, đường được mở rộng thêm và đổ nhựa. Tháng 6/1996, UBND thành phố Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Tản Đà.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Tản Đà (Kỷ Sửu 1889 - Kỷ Mão 1939) là nhà thơ, nhà báo tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, lấy bút danh Tản Đà, sau bút danh này được xem như tên thường dùng. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, cha là Cử nhân Nguyễn Danh Kế, làm quan đến chức án sát. Mẹ là một nữ sĩ thời danh lấy lẽ quan án sát nên còn gọi là Bà Ba Phủ. Vì thế nên ông thường được gọi là ấm Hiếu. Ông là người thông minh nhưng thi Hương hai lần: 1909 và 1912 không đỗ, chán đường khoa cử ông quay sang con đường lập ngôn sáng tác văn chương làm thơ, viết kịch, viết báo, xuất bản sách nghiên cứu Phật học, đi dạy, xem bói toán, gây được tiếng vang trong cả nước. Ông là người lận đận của thời thế lại nghèo khó nên phải làm rất nhiều việc kiếm sống giữa hai thế kỷ, là cái gạch nối giữa hai nền văn học cổ điển và hiện đại của nước ta. Ông mất ở tuổi 50, khi tài năng đang ở vào độ chín nhất. Tác phẩm của ông để lại khá phong phú: Khối tình con I, II Giấc mộng con I, II Giấc mộng lớn Thề non nước Đài gương kim Đài gương truyện Thần tiên Trần ai tri kỷ Tản Đà xuân sắc Tản Đà trùng văn Quốc sử huấn mông Lên sáu Lên tám Vương Thuý Kiều giải tân truyện Kinh thi Đại học (dịch) Liêu trai chí dị (dịch). Riêng kỷ niệm với Huế, Tản Đà có bài thơ "Chơi Huế" để lại ấn tượng thăm Huế lần đầu, vào cuối 1919 sang 1920 với ông Bùi Huy Tín chủ nhà in Đắc Lập: "Từ Bất Bạt qua Việt Trì, Còn năm Kỷ Vị, còn vào tiết Đông. Cảnh thăm ăn tết Thăng Long Sang mùng bốn vào trong Trung Kỳ. Chơi xuân ta nghĩ cũng kỳ Dịp đâu may mắn cũng vì có ai" Cuối đường Tản Đà tiếp giáp làng Lệ Khê có ruộng tốt (nhất đẳng điền) nguyên xưa là ruộng của Tuy Lý Vương Miên Trinh, thường gọi là ruộng Ông Hoàng, Lăng Trường Cơ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, trước năm ở núi Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, sau triều đình di dời vào táng ở núi Lệ Khê thuộc làng này.

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh