Lễ hội áo dài Huế 2017 sẽ được tổ chức vào hồi 20h00, ngày 30-4-2017 tại cầu Trường Tiền, là một trong những hoạt động chủ chốt của Festival Nghề truyền thống Huế 2017 (28-4 đến 2-5-2017).
Áo dài từ lâu luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt ở Huế, trải qua nhiều thời kì, áo dài đã được phụ nữ sử dụng như một trang phục thường xuyên, chính vì thế, áo dài đã vẽ lên vẻ đẹp riêng có cho người con gái Huế.
NKT Duy Đạt
Đối với các kì Festival Huế, lễ hội Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn đặc sắc và luôn được công chúng đón nhận, thưởng ngoạn trong sự hào hứng. Lễ hội áo dài đầu tiên được tổ chức tại Huế vào năm 2002 diễn ra tại cầu Trường Tiền, có thể nói, đây là chương trình tôn vinh áo dài được tổ chức đầu tiên của Việt Nam.
Khánh Shyna
Lễ hội áo dài Huế trải qua nhiều kì và mỗi kì đều gắn với nhiều chủ đề: Màu thời gian; dấu xưa; vọng thiên niên; hoa sen trong hội họa; thế giới trong tà áo dài,… và năm nay, sau 15 năm, một lần nữa những tà áo dài thướt tha sẽ trở lại không gian lãng mạn của cầu Trường Tiền với chủ đề “Hội họa Huế trong tà áo dài”.
Hội họa Huế qua một thời gian dài và có rất nhiều tên tuổi không chỉ làm rạng danh cho mảnh đất Huế mà còn góp thành tựu lớn cho mỹ thuật đất nước.
Dòng chảy mỹ thuật Huế đang lưu chuyển, tất cả đều mong muốn thể hiện và tìm kiếm cái độc đáo trong sáng tạo để cống hiến cho mỹ thuật đất nước nói chung và Huế nói riêng. Có thể nói, hội họa Huế là tinh hoa của văn hóa Huế.
Hoa hậu Ngọc Hân
Giá trị văn hóa đặc sắc Huế luôn có sự góp mặt của mỹ thuật Huế, chính vì vậy, sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa, không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà con mang giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam
Chủ đề Hội Họa trong tà áo Dài thực sự là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của áo dài và hội họa Huế. Người xem có thể nhìn ngắm tranh của các họa sỹ trên áo dài của các NT.
Có thể nhận thấy, với tình cảm và sự trân trọng các tác phẩm hội họa, NTK đã dành nhiều công sức cho bộ sưu tập áo dài lần này, họ đã chọn kỹ thuật gia công cầu kỳ và các chất liệu truyền thống, cao cấp và độc đáo để thể hiện các tác phẩm hội họa.
Nhà thiết kế Xuân Hảo
NTK Minh Hạnh với vợ họa sĩ Bửu Chỉ
Các họa sỹ rất ủng hộ và cam kết cùng đồng hành với các NTK để thực hiện được những bộ sưu tập áo dài độc đáo. Những tác phẩm hội họa được sáng tạo và trưng bày thông qua chất liệu, vật liệu cụ thể nhưng bản thân chúng đồng thời là văn hóa, tinh thần của thời đại, khi nó có giá trị đi vào lịch sử mỹ thuật sẽ trở thành di sản văn hóa vật thể.
Với lực lượng đông đảo của các thế hệ họa sỹ tài năng ở Huế, thì chương trình lần này là bước khời đầu cho những chương trình kết hợp nhằm giới thiệu vẻ đẹp của hội họa Huế trên tà áo dài truyền thống trong những lần sau.