Quảng Điền Lãnh đạo huyện kiểm tra các công trình thoát lũ
  
Cập nhật:21/11/2024 2:10:04 CH
Sáng ngày 21/11 đoàn công tác của Huyện do đồng chí Nguyễn Thanh Minh - Bí thư Huyện ủy dẫn đầu đến kiểm tra các công trình thoát lũ trên địa bàn huyện. Cùng đi có đồng chí Phạm Lượng – UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh – UVTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến – Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban chức năng của huyện, các xã, thị trấn.
Cơ quan chức năng báo cáo quá trình vận hành thoát lũ trên địa bàn huyện
Cơ quan chức năng báo cáo quá trình vận hành thoát lũ trên địa bàn huyện

Đoàn đã đến thăm cống Mai Dương xã Quảng Phước, điểm nghẽn tại thôn Quán Hoà xã Quảng Thành, cống Phú Lương A – Đông Hồ xã Quảng An, các đoạn qua sông Diên Hồng bao gồm các vị trí chia nước sông Phú Lương, cống ông Khuynh, cống Bàu Khe, cống xóm Khe, Hói chợ Nan, Hói Nam Thanh Đông vị trí cống Nam Dương qua làng Thanh cần xã Quảng Vinh.


Các đồng chí lãnh đạo huyện kiểm tra tình hình thoát lũ tại cống Phú Lương A xã Quảng Thành

Tại các điểm kiểm tra, sau khi nghe báo cáo của cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương về đặc điểm tình hình của các điểm trọng yếu thoát lũ trên địa bàn huyện, đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Minh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các địa phương trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các tuyến đê, kè, công trình thoát lũ trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay một số vị trí đê đập có hiện tượng bị sụt lún, một số con sông, cống không đủ khẩu độ để thoát lũ về mùa mưa lũ, đồng chí Bí thư Huyện ủy yêu cầu các ngành chức năng cần căn cứ vào quy hoạch chung của tỉnh, của huyện để tiến hành nạo vét dòng sông, mở rộng khẩu độ của các cống, các địa phương cần chuẩn bị tốt các phương án ứng phó với mưa bão; trong đó lấy phòng, tránh là chính. Trước mắt, các địa phương cần tập trung huy động các nguồn lực tu bổ, sửa chữa đê, kè, cống; tăng cường quản lý, bảo vệ công trình chống lũ, chống úng. Thường xuyên bám sát cơ sở và sẵn sàng ứng trực, xử lý khi có thiên tai; chuẩn bị đầy đủ phương án hộ đê toàn tuyến, phương án di dời dân vùng bối, phương án chống úng bảo vệ sản xuất, phương án cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng vận hành khi có tình huống thiên tai xảy ra. Kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết, thông tin diễn biến của mưa, bão, lũ để chỉ đạo, xử lý hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Tập trung chỉ đạo hoàn thiện các phương án PCTT&TKCN theo tình hình thực tiễn, phù hợp với điều kiện của địa phương. 

 Bản in]