Festival Huế 2010 chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" đã nói lời giã bạn đêm 13/6 vừa qua sau chín ngày đêm diễn ra tưng bừng và hấp dẫn (từ 5 - 13/6). Các lễ hội chính, hàng loạt các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ, trải đều khắp các địa phương của xứ Thần kinh đã làm mãn nhãn và hài lòng người dân Huế cũng như du khách trong và ngoài nước.
Hội
đã tan rồi, chia tay bên dòng Hương...
Lễ bế mạc Festival Huế 2010 lần đầu tiên đã diễn ra tại
sân khấu nổi trên sông Hương đoạn gần cầu Trường Tiền - Huế đêm 13/6, sau 9 ngày
đêm tưng bừng lễ hội. Hàng vạn người dân xứ Huế cùng đông đảo du khách trong và
ngoài nước tham dự. Cảm giác "thèm thuồng" và có phần tiếc nuối hiện rõ trên
gương mặt nhiều du khách. Dường như thời gian 9 ngày là quá ít cho một lễ hội
mang tính đại chúng nhiều hơn mục đích hướng tới cộng đồng (!?)
 Hành trình mở cõi, một chương trình
hấp dẫn khách du lịch. |
Tại đêm bế mạc, hàng chục tiết mục nghệ thuật mang đậm
dấu ấn văn hóa Việt được tuyển chọn từ các chương trình của festival do những
nghệ sĩ còn rất trẻ biểu diễn bên cạnh những ca khúc, tiết mục múa hiện đại biểu
diễn trên nền pháo hoa nghệ thuật rực sáng... Chưa bao giờ người dân Huế và du
khách được mãn nhãn khi thưởng thức một "đại tiệc" âm thanh, ánh sáng hoành
tráng như vậy. Dòng Hương đẹp huyền ảo hơn trong đêm hoa đăng. Cầu Trường Tiền
cũng trở nên lộng lẫy...
Có thể nói, đêm bế mạc Festival Huế 2010 đã khép lại nhẹ
nhàng trong lưu luyến, đầy ấn tượng để lại trong lòng du khách sự luyến tiếc khi
lời giã bạn vang lên. Hơn 50 chương trình nghệ thuật của hàng trăm nghệ sĩ
chuyên nghiệp, 15 lễ hội lớn nhỏ, hơn 40 cuộc triển lãm và hàng chục hoạt động
hưởng ứng của các họa sĩ, sinh viên, nghệ nhân, dân chúng đã diễn ra khắp phố
thị đến làng quê suốt 9 ngày festival đúng là một đại tiệc văn hóa đầy ắp "của
ngon vật lạ" hấp dẫn người dân xứ Huế cũng như du khách trong và ngoài nước.
Đành chờ đến lần sau, hẹn gặp lại Festival Huế 2012 cũng kéo dài trong 9 ngày
bắt đầu từ 7/4/2012 cùng chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển".
Nhìn lại để đi tới
Trong khuôn khổ 9 ngày diễn ra Festival Huế 2010, hàng
loạt lễ hội mang "thương hiệu" Festival Huế từ các kỳ festival trước như Lễ tế
Nam Giao, Đêm Hoàng Cung, Huyền thoại sông Hương, Lễ hội Áo dài... được tổ chức
thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, các chương trình nghệ thuật cũng đã được làm mới,
trẻ trung và hấp dẫn hơn. Nhiều du khách nhận xét, các chương trình nghệ thuật
do các nghệ sĩ trong nước và quốc tế biểu diễn đã được kết hợp với những sáng
tạo mới lạ rất hiện đại nhưng đã không làm mất đi yếu tố truyền thống đậm đà bản
sắc dân tộc. Đặc biệt, không ít chương trình mới như ÐĐêm hội hành trình mở cõi,
Đêm phương ÐĐông, Vẻ đẹp Việt hơi thở của nước, Cuộc thao diễn thủy binh thời
chúa Nguyễn... đã thực sự lôi cuốn và hấp dẫn du khách.
Nhưng với phần lớn người dân xứ Thần kinh và không ít du
khách, những lễ hội và các chương trình nghệ thuật kể trên vẫn còn mang nặng
phần "lễ". Điều thực sự cuốn hút họ lại là những lễ hội đường phố, các chương
trình biểu diễn của một số nghệ sĩ trẻ trong nước và quốc tế mang tính ngẫu hứng
nhiều hơn. Dù đã góp mặt ở kỳ Festival 2008, nhưng đoàn nghệ thuật cà kheo của
Vương quốc Bỉ xuất hiện ngộ nghĩnh trên đường phố Huế vẫn thu hút sự chú ý của
khán giả và du khách. Hay chương trình của các nghệ sĩ đường phố Pháp rong ruổi
qua các điểm diễn trên những chiếc xe do máy cày kéo đã làm người dân Huế vô
cùng thích thú. Đặc biệt, khán giả Huế dù rụt rè đến mấy vẫn không thể kìm nổi
nhịp chân trước tiếng đàn guitar của nghệ sĩ Paco Renteria (Pháp), hay không thể
bỏ qua các tiết mục của đoàn múa Odissi (Ấn Độ), đoàn Jedliniok (Ba Lan), ban
nhạc jazz Kimotion Vs2 (Mỹ), vũ đoàn Raduga Divertisment - Flamingo (Nga), đoàn
múa rối TOF (Bỉ)... Bên cạnh đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật của các
nghệ sĩ trong nước như Phó A My với sự kết hợp độc đáo giữa piano và nghệ thuật
tuồng hay giọng hát trong trẻo trong tiếng guitar đầy triển vọng của Lê Cát
Trọng Lý mà đêm diễn nào cũng chật cứng khán giả đến thưởng thức...
 Tái hiện cuộc thao diễn thủy binh
thời Nguyễn trên sông Hương. |
Ngoài ra, điểm đáng ghi nhận về sự nỗ lực của BTC
Festival Huế 2010, tính cộng đồng và xã hội hóa của festival sẽ ngày càng rõ
nét. Các chương trình như: Festival dành cho thiếu nhi "Những khối vuông mùa
hạ", Festival Thơ Huế, Festival Khoa học với đời sống cộng đồng... đã tạo không
khí sôi động, làm vệ tinh cho các hoạt động của Festival Huế 2010. Đặc biệt là
việc trưng bày bức tranh trên cầu Trường Tiền của hàng trăm họa sĩ và sinh viên
mỹ thuật với chủ đề "Từ Cố đô Thăng Long đến Cố đô Huế" hướng đến Đại lễ 1000
năm Thăng Long - Hà Nội...
Có thể nói, qua năm lần diễn ra, Festival Huế 2010 đã
làm được cái điều mà đông đảo người dân xứ Huế cũng như du khách trong và ngoài
nước trông đợi: hướng đến người dân và du khách! Tuy nhiên, vẫn còn một số điều
BTC cần ngồi lại rút kinh nghiệm để kỳ festival sau diễn ra hoàn hảo hơn: như
các chương trình diễn ra quá dồn dập trong một không gian rộng khiến du khách
không thể theo dõi được hết... để "Huế là nơi gặp gỡ các thành phố cố đô, các
thành phố có di sản văn hóa thế giới" như lời ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng BTC Festival khẳng định với báo chí trước hôm khai
mạc.
Theo thống kê của Ban tổ chức (BTC) Festival, trong 9
ngày diễn ra, Festival Huế 2010 đã thu hút một lượng du khách đông kỷ lục: hơn
120.000 lượt khách trong đó có hơn 91.000 du khách nội địa và gần 29.000 lượt du
khách quốc tế, tăng gần 30% so với Festival 2008, Đặc biệt lần đầu tiên, lượng
khách châu Âu chiếm đến 34% tổng khách nước ngoài, số còn lại đến từ Tây Bắc Á
(hơn 14%), châu Mỹ (hơn 14%), Việt kiều (hơn 12%). Hơn 3 triệu lượt người đã
tham dự các chương trình, lễ hội, các tiết mục nghệ thuật trong khuôn khổ
festival...