Đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại
  
Cập nhật:27/09/2022 10:34:03 CH
Tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4 (tên quốc tế là Noru) tối 27/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo, trong công tác ứng phó với bão số 4 cần đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn cho các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, học sinh, phụ nữ và du khách; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát điểm tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát điểm tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

Bão Noru thăng cấp mạnh khi áp sát các tỉnh miền Trung. Dự báo Bão Noru đạt sức gió 195 km/h khi tiến sát đất liền vào rạng sáng 28/9.

Tối 27/9, mưa xối xả khắp các tỉnh miền Trung. Các tỉnh miền Trung và Thừa Thiên Huế nói riêng chịu ảnh hưởng bão cơ bản đã hoàn thành công tác di dời dân các vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, các kịch bản ứng phó bão đã được chuẩn bị, công tác di dời dân hoàn thành 15 giờ hôm nay (27/9). Tỉnh đặc biệt ưu tiên công tác chống bão và chỉ đạo các địa phương xuyên đêm theo dõi tình hình bão; đã tổ chức gia cố các điểm sạt lở, vùng xung yếu.

“Chúng tôi chuẩn bị sẵn những kịch bản cho tình huống xấu nhất. Hiện nay, mực nước tại các hồ chừa chỉ đạt 30% nên ưu tiên trong việc chống bão, việc ngập úng, lũ lụt sẽ tiếp tục theo dõi sát sao. Không còn tàu thuyền đang hoạt động trên vùng nguy hiểm. Toàn tỉnh có  2.062 phương tiện với 11.350 lao động neo đậu an toàn. Tỉnh cũng dự trữ 100 tấn mì ăn liền và 100 tấn gạo cấp tỉnh, đảm bảo cung cấp cho người dân trong vòng 5 đến 7 ngày, bên cạnh đó, các địa phương cũng sẵn sàng với nguồn dự trữ”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thông tin.

Chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý, trong công tác triển khai ứng phó bão số 4 phải đặc biệt đảm bảo an toàn cho người dân và cho lực lượng đi làm nhiệm vụ phòng, chống bão. Các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho người dân; thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp các ngành để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống. “Chúng tôi sẽ sẽ trực tiếp chỉ đạo xuyên đêm để ứng phó với bão. Các địa phương cần chú ý các điểm xung yếu; các công trình quan trọng ảnh hướng đến đời sống, kinh doanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân.

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối