Ngự Viên
  

1. Vị trí con đường

Đường Ngự Viên nằm trên địa bàn phường Gia Hội, về phía Đông Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Bạch Đằng đến đường Tô Hiến Thành, dài 152m. Đường lưu thông hai chiều. Đường này chạy giữa hai chùa Thuận Hóa (tên cũ là Chùa Ông) và Diệu Đế.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi (ông ngoại của vua Thiệu Trị) lập vườn tại đây, năm 1908 sát nhập vào thành phố. Từ năm 1995 trở về trước, đường mang tên Chùa Ông. Tháng 5/1996, UBND thành phố Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Ngự Viên.

3. Địa danh lịch sử gắn liền với con đường

Ngự Viên Là tên một trong những vườn hoa lập từ thời Nguyễn tại Huế. Vườn hoa này xưa nằm ở phía Đông, bên ngoài Kinh thành. Sau nhiều biến cuộc, vườn hoa không ai chăm sóc, trở nên tàn lụi rồi biến thành bãi đất trống, cư dân các nơi đến ở lập nghiệp. Nhớ tích cũ, người ta đặt tên cho xóm mới, sau này mở mang đường phố, Ngự Viên cũng được chọn đặt tên cho một con đường nhỏ cạnh đấy. Có một Ngự Viên là khu vườn nằm ở phía Bắc vườn Thiệu Phương, góc Đông Bắc của Tử Cấm thành. Các công trình kiến trúc trong vườn cơ bản được xây dựng từ năm 1821 (hồ Ngọc Dịch, điện Thiên Tân, Trí Nhân Đường, lầu Thuý Quang, chùa Hoàng Ân) Các công trình trên đến triều Thành Thái thì triệt giải hoàn toàn. Do nằm trong Tử Cấm thành nên Ngự Viên là khu vườn mà các vua Nguyễn thường xuyên dạo chơi, thưởng cảnh làm thơ. Vua Thiệu Trị ca ngợi và đã xếp cảnh đẹp Ngự Viên vào hàng thứ 5 trong Thần Kinh nhị thập cảnh. Tuy nhiên Ngự Viên chỉ rực rỡ vàng son dưới thời các vua đầu triều. Đến nay, dấu vết của Ngự Viên xưa còn chăng là hồ Ngọc Dịch, tiểu Ngự Hà và một số hòn giả sơn. Năm 1941, thi sĩ Nguyễn Bính vào Kinh đô Huế, cảm xúc trước cảnh cũ ông đã làm bài thơ "Xóm Ngự Viên", trong đó có câu: "ở xóm Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên". Có lẽ đường Ngự Viên mượn ý vườn Ngự Viên trong Đại Nội?. Khuôn hội Phật giáo Thuận Hóa nằm trên đường này.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối