Làng Kim hoàn Kế Môn
  
Cập nhật:20/02/2017 3:36:25 CH
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km hướng Đông-Bắc là làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền.

Nơi đây nổi tiếng có nghề kim hoàn. Nghề kim hoàn ở Kế Môn là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, bao gồm ba bộ phận:
- Ngành trơn: các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều.
- Ngành đậu: thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt sản phẩm.
- Ngành chạm: chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm.



    

Cuối thế kỷ XVIII do nhiều người thợ kim hoàn từ phương Bắc vào, tiêu biểu là ông Cao Đình Độ quê ở Thanh Hóa đã đến định cư ở làng Kế Môn hành nghề kim hoàn và mở lớp truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Các sản phẩm kim hoàn ở đây đã đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế.

Kim hoàn ở Kế Môn được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo nên có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác. Các kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.

Hiện nay, nhiều người thợ kim hoàn ở làng Kế Môn đã hành nghề phân tán ở nhiều nơi, nhất là ở thành phố Huế, và hầu hết các tỉnh thành phía Nam.. Nghề kim hoàn ở Huế ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng về trang sức, trang trí của xã hội.

 Bản in]