Phân bố mưa trong năm
  

Thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12 các nhiễu động nhiệt đới (bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, nhiễu động gió đông,...) hoạt động ở nam Biển Đông và gió mùa đông bắc hoạt động thường xuyên, thường gây mưa lớn kéo dài trên phạm vi toàn Tỉnh. Từ tháng 4 đến tháng 8, thời kỳ thịnh hành của gió mùa tây nam, nhưng bị dãy núi Trường Sơn chắn gió tạo nên hiệu ứng Phơn, gây ra thời tiết khô nóng ở vùng đồng bằng ven biển, các thung lũng thấp. Đây là thời kỳ ít mưa tại hầu hết các nơi trong tỉnh, tuy nhiên tại vùng núi có những trận mưa tương đối lớn, làm cho tổng lượng mưa trung bình tại các địa phương này trong các tháng mùa khô đều đạt trên 150mm/tháng.

Thông thường để xác định mùa mưa và mùa khô người ta dùng phương pháp định lượng và phương pháp khách quan.

- Phương pháp dựa vào lượng mưa (không tính đến nguyên nhân gây mưa), theo nhu cầu chuyên ngành, nhất là đối với sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi...

- Phương pháp khách quan (căn cứ vào nguyên nhân gây mưa). Căn cứ vào khí đoàn gây mưa trên diện rộng.

Ở Thừa Thiên Huế không có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa mưa và mùa khô mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa.

Để phân biệt mùa mưa và mùa ít mưa, trong nghiên cứu khí hậu nhiều tài liệu đã dùng chỉ tiêu: mùa mưa là thời kỳ có lượng mưa tháng trung bình nhiều năm > 100mm và số ngày mưa trung bình từ 10 ngày trở lên hoặc tần suất xuất hiện lượng mưa tháng từ 100mm trở lên đạt tối thiểu 75%.

Điều đó có nghĩa là ngoài chỉ tiêu định lượng (100mm) chỉ tiêu này còn quy định tính ổn định của lượng mưa (tần suất xuất hiện > 75%). Một tháng có lượng mưa trung bình nhiều năm trên 100mm, nhưng tần suất xuất hiện số tháng có lượng mưa trên 100mm trong chuỗi quan trắc không đạt 75% thì chưa đạt chỉ tiêu.

Kết quả tính toán tần suất xuất hiện lượng mưa tháng > 100mm cho Thừa Thiên Huế được trình bày trong bảng 6.4.

Bảng 6.4. Tần suất (%) xuất hiện lượng mưa tháng >100mm

Trạm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Phú c

44

19

22

31

56

25

22

53

88

100

100

88

Huế

55

18

16

16

38

34

23

55

91

100

100

91

Kim Long

34

17

14

20

51

23

17

54

91

100

100

83

Phú Bài

79

21

21

16

21

31

26

31

95

100

100

85

Lộc Trì

55

22

0

11

67

67

22

55

89

100

100

55

Lăng Cô

23

8

15

0

38

31

31

38

85

100

85

69

Bình Điền

47

18

24

35

82

59

41

94

94

100

100

88

Tà Lương

18

18

12

65

100

71

59

94

100

100

94

82

A Lưới

15

8

21

72

95

69

67

90

97

100

97

79

Nam Đông

54

10

21

38

77

79

85

87

97

100

100

87

Thượng Nhật

42

6

18

42

94

88

79

85

94

100

97

76

Kết quả ở bảng 6.4 cho thấy ở Thừa Thiên Huế tồn tại hai vùng có chế độ mưa khác nhau là vùng núi Nam Đông, A Lưới và vùng đồng bằng ven biển.

Ở vùng đồng bằng ven biển mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12, kéo dài tháng. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Vùng núi và gò đồi phía tây nam tỉnh, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6, kết thúc vào tháng 12, kéo dài khoảng 7 đến 8 tháng, mùa ít mưa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 hoặc tháng 5. Tuy nhiên, từ tháng 5-8 lượng mưa tháng không lớn, hầu hết từ 100-200mm, nên có thể nói từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa mưa phụ tại vùng này.

Ở vùng núi phía tây và tây bắc tỉnh, tháng 5, tháng 8 đến tháng 12 đạt chỉ tiêu mùa mưa. Tháng 6, 7 mặc dù lượng mưa trung bình tháng đều đạt từ 160-180mm, nhưng chưa đạt chỉ tiêu mùa mưa do tính không ổn định về lượng mưa qua các năm. Vì vậy, thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 8 cũng có thể coi là mùa mưa phụ tại vùng này.

Để thống nhất cho việc tính toán, so sánh và phân tích, mùa mưa tại Thừa Thiên Huế được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8.

1. Mùa mưa

Cơ chế gây mưa lớn trong mùa mưa ở Thừa Thiên Huế rất phức tạp, thông thường không phải do một nguyên nhân mà là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó không khí lạnh đóng một vai trò rất quan trọng. Không khí lạnh kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới khác và bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp là các hình thế chủ yếu gây mưa lớn.

Tổng lượng mưa trong mùa mưa ở hầu hết các nơi thuộc Thừa Thiên Huế chiếm tỉ trọng khá lớn so với tổng lượng mưa cả năm. Các khu vực có lượng mưa lớn gồm: phần lớn diện tích huyện A Lưới, phần cực tây huyện Phong Điền, huyện Nam Đông và vùng núi trong dãy Bạch Mã đến đèo Hải Vân. Các khu vực này có tổng lượng mưa trong mùa mưa từ 2400 đến trên 2600mm. Vùng mưa nhiều nhất chiếm tỷ trọng 68-72% so với tổng lượng mưa cả năm. Vùng đồng bằng ven biển có lượng mưa mùa mưa dưới 2100mm, trong đó nơi mưa ít nhất là Lăng Cô, khoảng 1800mm. Tuy nhiên, so với lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa tại vùng đồng bằng lại chiếm tỷ trọng lớn hơn (73-76%).

Một số năm có lượng mưa mùa mưa rất lớn, như năm 1999 tại Huế có tổng lượng mưa trong mùa mưa là 4593mm, trong đó tháng 11 có tổng lượng mưa là 2452mm; năm 2007 tại Nam Đông đạt đến 5812mm, trong đó tháng 11 mưa 2672mm; năm 2011 tại đỉnh Bạch Mã mưa đến 9971mm. Phần lớn lượng mưa trong các tháng này chỉ tập trung chủ yếu trong 3-5 ngày, gây ra những trận lũ đặc biệt lớn trên các sông.

Trong 4 tháng mùa mưa, tháng 10, 11 thường có lượng mưa lớn nhất. Tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm từ 46-50% lượng mưa năm.

Bảng 6.5. Lượng mưa và tỉ trọng của mùa mưa và tổng lượng mưa tháng 10 và 11, so với tổng lượng mưa năm

Trạm

Mưa mùa mưa (mm)

Tỉ trọng (%)

Mưa tháng 10-11 (mm)

Tỉ trọng (%)

Phú Ốc

2145

73

1403

48

Huế

2146

74

1401

48

Kim Long

2015

75

1328

49

Phú Bài

2009

73

1293

47

Lộc Trì

2310

73

1511

48

Lăng Cô

1809

74

1188

48

Bình Điền

2298

69

1484

44

Tà Lương

2504

71

1736

49

A Lưới

2400

67

1664

47

Nam Đông

2596

69

1821

49

Thượng Nhật

2259

67

1554

46


Hình 6.5. Bản đồ phân bố lượng mưa mùa mưa TBNN tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Mùa ít mưa

Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Vùng đồng bằng phía bắc và một vùng nhỏ ven biển cực nam tỉnh có tổng lượng mưa mùa này từ 650¬770mm, chỉ chiếm 26-27% tổng lượng mưa năm. Vùng núi thường do gió mùa tây nam kết hợp với sườn núi cao phía tây đón gió, nên có lượng mưa khá lớn, tạo nên một mùa mưa phụ ngay trong mùa ít mưa. Tổng lượng mưa tại vùng này đạt từ 1000-1200mm, chiếm 28-32% tổng lượng mưa năm.

Bảng 6.6. Lượng mưa và tỉ trọng của mùa ít mưa và tổng lượng mưa tháng 2 và 3, so với tổng lượng mưa năm

Trạm

Mưa mùa ít mưa (mm)

Tỉ trng (%)

Mưa tháng 2-3 (mm)

Tỉ trng (%)

Phú c

780

27

130

4

Huế

752

26

114

4

Kim Long

673

25

104

4

Phú Bài

764

27

187

7

Lộc Trì

841

27

80

3

Lăng Cô

646

26

62

3

Bình Điền

1052

31

118

4

Tà Lương

1032

29

93

3

A Lưới

1159

33

108

3

Nam Đông

1152

31

115

3

Thượng Nhật

1116

33

103

3

Mưa ít nhất trong năm xảy ra vào thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 4, với cực tiểu chính rơi vào tháng 2 hoặc tháng 3, có lượng mưa tháng trung bình đạt từ 28-62mm.

Từ tháng 5 đến tháng 8, do ảnh hưởng sườn núi phía tây đón gió mùa tây nam nên vùng núi có lượng mưa tăng lên. Ngoài ra, vào thời kỳ tháng 5, 6 do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới trong quá trình đi lên phía bắc, gây lượng mưa tương đối lớn toàn tỉnh (thường gọi là mưa tiểu mãn) tạo nên một đỉnh mưa phụ trong năm, rõ rệt nhất là phần núi phía tây.

Mùa ít mưa kéo dài, thời tiết khô nóng, lượng bốc hơi lớn, nhất là ở vùng đồng bằng ven biển là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước ph c v sản xuất, sinh hoạt.

Nhìn chung, sự phân phối mưa trong năm ở Thừa Thiên Huế rất không đồng đều; giữa mùa mưa và mùa ít mưa có sự tương phản khá sâu sắc. Trong khi mùa ít mưa thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt thì mùa mưa sinh ra lũ lụt, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân.

Chi tiết về phân phối lượng mưa trong năm tại các nơi được thể hiện ở bảng 6.7, hình 6.6 đến hình 6.9.

Bảng 6.7. Lượng mưa trung bình tháng (mm)

Trạm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Phú c

122

69

61

83

135

79

77

155

395

805

598

347

Huế

139

62

52

60

108

101

85

146

414

797

605

330

Kim Long

118

56

48

58

103

89

65

135

384

743

585

303

Phú Bài

170

76

54

59

77

97

110

121

413

778

515

303

Lộc Trì

150

48

32

57

180

183

80

112

465

822

689

334

Lăng Cô

100

29

34

29

126

131

93

105

392

632

556

229

Bình Điền

140

48.2

70.1

103

184

119

124

263

439

884

600

376

Tà Lương

62

41

51

129

238

153

134

224

477

995

742

290

A Lưới

71

42

66

159

247

186

163

226

437

924

740

298

Nam Đông

109

52

62

107

216

195

167

242

469

1009

812

306

Thượng Nhật

90

41

62

108

223

219

147

227

425

868

686

280


Hình 6.6. Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm vùng núi phía Tây đến Tây Bắc


Hình 6.7. Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm vùng núi phía tây đến Tây Nam


Hình 6.8. Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm vùng đồng bằng


Hình 6.9. Bản đồ phân bố lượng mưa mùa ít mưa TBNN tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác