Quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
  

(Trích Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm  2008 của UBND tỉnh)  

1. Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu: Từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, song song với xây dựng mới các nghĩa trang tập trung phục vụ nhu cầu mai táng, cải táng của nhân dân ở các đô thị lớn (thành phố Huế và khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô) các điểm dân cư tập trung ở các vùng nông thôn đồng bằng và miền núi, tiến hành xây dựng, cải tạo, sắp xếp và chỉnh trang các vùng đất nhân dân đã sử dụng vào mai táng, xây lăng mộ từng bước chuyển thành nghĩa trang chính thức. Theo lộ trình thực hiện quy hoạch, số lượng và quy mô nghĩa trang do nhà nước xây dựng và quản lý tăng lên, số lượng và quy mô diện tích đất do nhân dân mai táng và xây dựng lăng mộ không theo quy hoạch ngày một giảm dần, tiến tới chấm dứt việc mai táng không theo quy hoạch.

3. Các nguyên tắc cho việc quy hoạch nghĩa trang tỉnh Thừa Thiên Huế:

3.1. Các nguyên tắc chung:

a)  Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Về cơ bản tiến tới giảm dần diện tích nghĩa địa toàn tỉnh đến năm 2020 theo lộ trình quy hoạch.

c) Khống chế chỉ tiêu đất nghĩa địa, định mức mai táng một cách thích hợp đối với từng vùng lãnh thổ.

đ) Đối với nghĩa địa: Quy tập, di dời các khu vực có mồ mả trong nội thị và các khu nghĩa địa nhỏ lẻ xen lẫn trong đất canh tác, khu dân cư vào các nghĩa địa đã được khoanh vùng và nghĩa trang theo quy hoạch.

e) Đối với nghĩa trang: Quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ để phục vụ công tác mai táng, đảm bảo vệ sinh môi trường từng bước chuyển dần từ hình thức mai táng cũ sang các hình thức tiên tiến hơn.

3.2. Các nguyên tắc  đối với từng vùng cụ thể

a) Đối với các đô thị lớn:

-  Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung (2-3 điểm/đô thị).

- Tính toán quy mô nghĩa trang  nhằm phục vụ cho đô thị và liên vùng. Quy mô nghĩa trang phải tính quỹ đất phục vụ di dời mồ mả để chỉnh trang, phát triển mở rộng đô thị.

- Di dời toàn bộ nghĩa địa trong đô thị.

- Từng bước tiến đến đóng cửa các nghĩa địa ven đô.

- Đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước áp dụng công nghệ mai táng hiện đại.

b) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư tập trung khu vực đồng bằng:

- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.

- Xây dựng nghĩa trang tập trung cho đô thị (1 điểm/đô thị) và các khu dân cư nông thôn (2-3 điểm/xã) với quy mô phù hợp di dời nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất canh tác.

- Các khu dân cư tập trung hạ tầng thuận tiện có thể xây dựng nghĩa trang liên xã.

- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các khu đất cao ráo, xa dân cư và nguồn nước, hướng ưu tiên là các khu vực trung du phía Tây quốc lộ 1A.

c) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực cồn cát ven biển và đầm phá:

- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.

- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho các đô thị (1 điểm/đô thị) và dân cư nông thôn (tối đa 2 điểm/xã).

- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các vùng cát ít có khả năng khai thác.

- Khống chế việc chôn cất một số nghĩa địa ven biển hạn chế tình trạng kéo dài hệ thống nghĩa địa dọc bờ biển khoanh vùng từng đoạn, từng khu vực để  theo dõi quản lý.

- Xây dựng định mức mai táng có đặc thù riêng (khác mức thông thường).

- Nghiên cứu phương thức mai táng mới để đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Phát triển vành đai cây xanh phòng hộ tại các nghĩa trang.

c) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực trung du và vùng núi cao:

- Di dời nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất canh tác khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.

- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho thị trấn (1- 2 điểm/đô thị) tuỳ điều kiện có thể xây dựng nghĩa trang cho từng thôn, xóm lưu ý quan tâm đến phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc ít người.

4. Dự báo, tính toán cho hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020:

4.1. Nghĩa trang phục vụ việc di dời mồ mả cho phát triển đô thị lớn

a) Quỹ đất nghĩa trang phục vụ phát triển đô thị Huế: Đến năm 2020 khu vực nội thị, ngoại thị có khoảng 105.000 mộ cần di dời. Yêu cầu diện tích đất nghĩa trang phục vụ cải táng khoảng 52 ha.

b) Quỹ đất nghĩa trang phục vụ phát triển đô thị Chân Mây - Lăng Cô: Đến năm 2020 khu vực nội thị có khoảng 35.000 mộ cần di dời. Yêu cầu diện tích đất nghĩa trang phục vụ cải táng vào khoảng 28 ha.

4.2. Nghĩa trang phục vụ nhu cầu mai táng cho toàn tỉnh

Đến năm 2020 diện tích đất sử dụng cho mai táng toàn tỉnh dự kiến vào khoảng 150 ha.

5. Quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh:

5.1. Các chỉ tiêu tính toán cho hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh đến năm 2020:

a) Chỉ tiêu đất nghĩa trang dành cho mỗi mộ hung táng chôn cất một lần tối đa không quá 5m²/mộ.

b) Chỉ tiêu đất nghĩa trang dành cho một mộ cát táng tối đa không quá: 3m²/mộ.

6. Tổ chức hệ thống nhà tang lễ trong các đô thị lớn:

6.1.Tiêu chuẩn xây dựng nhà tang lễ: 250.000 - 300.000 người/1nhà tang lễ. Quy mô  từ  5.000 - 8.000 m²/1nhà tang lễ, bao gồm:

Hội trường tổ chức tang lễ nhà quàn lạnh, nhà xử lý và khâm liệm thi hài các công trình phù trợ sân vườn, bãi đỗ xe, hàng rào nhà để xe phục vụ tang lễ.

6.2. Đối với thành phố Huế và vùng phụ cận: Xây dựng 02 nhà tang lễ.

a) Nhà tang lễ khu vực phía <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> thành phố phục vụ khu dân cư phía <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> sông Hương, khu vực đô thị vệ tinh (Phú Bài) cùng các khu dân cư khác theo yêu cầu.

b) Nhà tang lễ khu vực phía Bắc thành phố, khu vực phía Bắc sông Hương, khu vực đô thị vệ tinh (Tứ Hạ) cùng các khu dân cư khác theo yêu cầu.

6.3. Đối với đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô: Xây dựng 02 nhà tang lễ phục vụ khu dân cư đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô cùng các khu dân cư khác của huyện Phú Lộc theo yêu cầu.

7. Tổ chức quy hoạch không gian các nghĩa trang từng vùng:

7.1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm:

a) Không bố trí trong nội thị, bố trí cuối hướng gió so với khu dân cư.

b) Không bố trí gần nguồn nước, cách công trình khai thác nước >2.500m, cách đường giao thông chính >300m, cách mép nước >500m.

c) Khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư gần nhất: Chôn 01 lần là 1.500m (nếu chôn theo phương thức mới 500m) Cải táng là 100m.

d) Liên hệ thuận tiện với đường giao thông chính.

đ) Khu vực nghĩa trang lớn các thị trấn: Nghĩa trang phải xác định theo quy hoạch chung.

e) Khu dân cư nông thôn vùng núi và vùng trung du: Nghĩa trang bố trí nơi cao ráo, tránh sạt lở, thuận tiện giao thông, cách ly với nguồn nước sông suối.

g) Khu vực đầm phá cồn cát: Nghĩa trang bố trí thuận tiện giao thông, cách ly nguồn nước theo tiêu chuẩn.

h) Khu vực thường xuyên ngập lụt: Xây dựng nghĩa trang kết hợp công nghệ mai táng mới (quách bê tông).

7.2. Tổ chức tổng mặt bằng nghĩa trang

a) Tỷ lệ và chỉ tiêu sử dụng đất nghĩa trang:

Loại hình

nghĩa trang

Khu chôn cất (%)

Giao thông và hạ tầng  (%)

Cây xanh

(%)

Phụ trợ

(%)

Nghĩa trang tổng hợp

60

15

20

5

Nghĩa trang chôn 1 lần

60

15

20

5

Nghĩa trang cải táng

50

10

30

10

b) Đối với khu nghĩa trang kết hợp với hoả táng cần tính toán diện tích nhà hoả táng và khuôn viên theo tiêu chuẩn. Đối với nghĩa trang tổng hợp cân đối đất theo nhu cầu thực tế để có cơ cấu thích hợp.

7.3. Các khu chôn cất:

a) Các khu chôn cất được chia làm các lô mộ. Mỗi lô mộ được tính cho khoảng 200 mộ được bao quanh bằng các lối đi có độ rộng từ 5,5 - 7,5m đảm bảo cho xe cơ giới đi được. Các lô mộ có tối thiểu 02 tuyến đi xuyên qua phân thành các nhóm mộ, có độ rộng từ 3,5 - 5,5m, trong các nhóm mộ và các hàng mộ tổ chức lối đi bộ rộng 1,5m.

7.4. Các công trình khác:

a) Trục giao thông chính trong nghĩa trang có độ rộng từ 7,5 - 10,5m.

b) Bãi đỗ xe, sân tưởng niệm: Quy mô tuỳ thuộc vào số mộ.

c) Cổng hàng rào: Kiến trúc phù hợp có chiều cao từ 2,2 - 2,5m.

d) Hệ thống cây xanh cách ly kết hợp hàng rào. Khuyến khích trồng các giống cây bản địa, cây tinh dầu thơm hoặc các giống cây có khả năng cải tạo môi trường như: thông, tùng, quế, long não, phi lao, phượng vĩ và các loại khác.

đ) Tiêu chuẩn hoá một số mộ để phổ biến nhằm đồng nhất hình thức kiến trúc mộ tại từng lô mộ với hình thức đơn giản nhưng trang trọng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.

e) Hệ thống thu gom xử lý nước thải của nghĩa trang, xử lý chất khí độc hại từ lò thiêu phải đảm bảo thu gom và xử lý hết nước thải, khí độc hại và đạt tiêu chuẩn môi trường.

g) Đối với các nghĩa trang lớn mang tính liên vùng, liên đô thị khi quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu mộ theo từng xã, huyện thị riêng biêt.

h) Quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu chôn cất cho các đối tượng đặc biệt như: Người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, dành một phần để phục vụ đối tượng có nhu cầu phục vụ cao cấp hoặc có yêu cầu về tôn giáo, tín ngưỡng riêng nhưng vẫn dựa trên một cơ chế chung về đất đai về dịch vụ.

8. Tổ chức nghĩa trang cho các khu dân cư khác:

8.1. Đối với nghĩa trang các thị trấn nhỏ phải bảo đảm các cơ cấu bao gồm:

a) Khu chôn cất.

b) Hàng rào kết hợp dải cây xanh cách ly.

c) Hệ thống đường giao thông.

d) Hệ thống thu gom nước.

8.2. Đối với nghĩa trang các xã có thể giảm mức đầu tư cho các hạng mục nhưng phải đảm bảo các hạng mục trên.

8.3. Đối với nghĩa trang liên xã, liên thôn quy hoạch tổng mặt bằng bố trí các khu theo từng xã riêng biệt hoặc từng thôn riêng biệt nếu có thể bố trí theo từng dòng tộc riêng biệt.

9. Công nghệ mai táng:

a) Hỏa táng: Sớm đưa công nghệ hoả táng vào sử dụng. Bước đầu phục vụ chủ yếu cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Quy mô ban đầu đáp ứng cho khoảng 5 - 10% nhu cầu mai táng.

b) Chôn cất: Tổ chức áp dụng rộng rãi công nghệ sử dụng quách, huyệt mộ bê tông trên phạm vi toàn tỉnh. Khuyến khích áp dụng tại các nghĩa địa, nghĩa trang vùng cồn cát hoặc ngập nước.

10. Các giải pháp trong giai đoạn vận hành:

a) Từng nghĩa trang phải xây dựng nội quy cho công nhân làm việc và người đến đưa tang, thăm viếng để hạn chế các tác động xấu đến môi trường.

b) Công tác tang lễ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh môi trường.

c) Đất phần mộ hung táng cần xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thấm.

d) Các mộ phần trong khu vực an táng một lần giải quyết bằng hình thức chôn chặt  “trong quan ngoài quách” xây dựng bằng bê tông để đặt thi hài.

đ) Khu vực hoả táng xây dựng tuyến cống bao thu nước bẩn về hồ sinh học để lắng và làm sạch.

e) Tại khu mộ phần cát táng xây dựng hồ sinh học để xử lý tự nhiên sau đó mới xả ra các suối.

g) Để phục vụ khách thăm viếng mỗi khu phần mộ xây dựng một nhà vệ sinh công cộng. Nước thải của các khu vệ sinh xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống chung hoặc tự thấm.

h) Chất thải rắn từ các dịch vụ như vồng hoa, gỗ ván mục từ khu vực hung táng sẽ được phân loại: chất thải vô cơ tận dụng được sẽ được thu gom và sử dụng. Chất thải hữu cơ được ngâm ủ để phục vụ cho bón cây trồng + phần gỗ mục sẽ được đốt bằng lò thủ công.

11. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường: Định kỳ theo quy định TCVN và quy định của tổ chức y tế thế giới kết hợp với việc thí nghiệm, phân tích trong phòng thí nghiệm.

12. Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2007 – 2015:

12.1. Các dự án đầu tư xây dựng:

a) Dự án đầu tư cải tạo và xây mới thí điểm 01 nghĩa trang/xã hoặc thị trấn.

b) Dự án mở rộng nghĩa trang phía Bắc thành phố Huế quy mô 30 ha (giai đoạn I).

c) Dự án xây dựng nghĩa trang mới phía <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> thành phố Huế 40 ha (giai đoạn I).

d) Dự án đầu tư xây dựng đài hoả táng tại phía <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> thành phố Huế và vùng phụ cận .

đ) Dự án xây dựng nghĩa trang đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô giai đoạn II quy mô 15 ha.

e) Dự án xây dựng Công viên vườn Địa đàng 26 ha.

g) Dự án truyền thông về công nghệ mai táng mới.

h) Dự án di dời nghĩa địa trong nội thị thành phố Huế (giai đoạn I).

i) Dự án di dời nghĩa địa trong khu vực xây dựng đô thị Chân Mây - Lăng   Cô.

k) Dự án trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan tại một số nghĩa trang khống chế phát triển.

12.2. Các dự án quy hoạch:

a) Dự án quy hoạch hệ thống nghĩa trang vùng huyện.

b) Quy hoạch tổng thể mặt bằng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật các nghĩa trang tập trung.

12.3. Các dự án điều tra cơ bản:

a) Dự án điều tra hệ thống nghĩa trang nhỏ lẻ cần phải di dời.

b) Dự án điều tra xã hội học trên địa bàn thành phố Huế về khả năng phát triển hoả táng.

13. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn ngân sách địa phương: Đối với các dự án quy hoạch, điều tra cơ bản, các dự án cải tạo môi trường, cải tạo nghĩa trang cũ, thí điểm công nghệ mai táng mới, đầu tư nhà tang lễ, các chương trình truyền thông và giáo dục....

b) Vốn doanh nghiệp: Đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung, các dịch vụ tang lễ đi kèm theo đúng quy hoạch phê duyệt. Chủ động khai thác khả năng nghĩa trang để thu hồi vốn.

c) Các nguồn vốn khác: Mọi tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đều có thể tham gia đầu tư vào xây dựng, khai thác và quản lý nghĩa trang theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

14. Xã hội hoá và quản lý công tác tang lễ:

- Công tác phục vụ tang lễ là công tác đặc thù vừa mang tính dịch vụ nhưng lại mang tính xã hội. Do vậy công tác phục vụ tang lễ của thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô được thực hiện bởi đơn vị sự nghiệp chuyên ngành trực thuộc chính quyền đô thị bao gồm một số công việc chủ đạo như quản lý vận hành mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hoả táng. Về lâu dài cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đủ năng lực tham gia vào công tác phục vụ nhằm tạo điều kiện bình đẳng trong các hoạt động  kinh tế nâng cao chất lượng phục vụ đem lại lợi ích cho người dân đô thị.

- Tại các huyện, thị việc phục vụ tang lễ do một đơn vị chuyên trách chưa có, chính quyền địa phương cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách trực thuộc phòng Công thương huyện để kiểm soát công tác tang lễ đặc biệt là kiểm soát quy mô nghĩa trang, nghĩa địa thường xuyên theo dõi báo cáo UBND huyện để quản lý công tác mai táng theo quy định.

- Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa riêng rẽ trái với quy định của UBND tỉnh.

 Bản in]
Các bài khác