Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
  

 

(Theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh)

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển giao thông vận tải tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển Quy hoạch giao thông vận tải phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển giao thông vận tải phải liên hoàn, thông suốt, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia và khu vực.

- Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, đa dạng hóa nguồn vốn đầu t­ư, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư­ hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triển

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Về vận tải: Đến năm 2020, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa và 24 triệu hành khách về sản lượng vận chuyển  4.237 triệu T.Km hàng hóa và 3.313 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển với chất lượng cao và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, hạn chế ô nhiễm môi trường tổ chức vận tải hợp lý, phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.

- Kết cấu hạ tầng giao thông:

+ Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh cơ bản đúng cấp kỹ thuật mở rộng và xây dựng mới các đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng, xây dựng mới tuyến đường vành đai đô thị, tuyến nối thành phố Huế với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng như cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu du lịch. Phát triển giao thông đô thị từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn. Đến năm 2020 quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16 &ndash 26% so với quỹ đất xây dựng tại đô thị.

+ Đường thuỷ nội địa: Đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải đường thủy chính: Tuyến đầm phá Tam Giang &ndash Cầu Hai, tuyến sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III. Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái.

+ Cảng biển: Phát triển khu bến Chân Mây là khu bến tổng của cảng tổng hợp Thừa Thiên Huế, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và lớn hơn.

+ Đường sắt: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc &ndash Nam hiện có. Đồng thời nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc &ndash Nam qua địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.

+ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Tiếp tục phát triển cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đường bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dương, Đông Bắc Á.

- An toàn giao thông vận tải: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị kiềm chế tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

- Về công nghiệp giao thông vận tải: Củng cố, nâng cấp kết hợp đầu tư xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải theo hướng hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

b) Định hướng đến năm 2030

- Vận tải: Đến năm 2030, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 27 triệu tấn hàng hóa và 37 triệu hành khách (HK) về sản lượng vận chuyển 8.819 triệu Tấn.Km hàng hóa và 5.787 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển. Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

- Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.

Đường bộ: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc đường đô thị đường vành đai.

Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.

Đường thuỷ nội địa: Hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn tỉnh.

Cảng biển: Tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.

Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.

Đường hàng không: Duy trì phát triển cảng hàng không &ndash sân bay quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm. Công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm.

- Về công nghiệp giao thông vận tải: Tiếp tục củng cố, nâng cấp kết hợp đầu tư xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng về nhu cầu vận tải.

3. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông vận tải được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này.

4. Nhu cầu quỹ đất dành cho giao thông

Quỹ đất dành cho phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 17.834 ha và định h­ướng đến năm 2030 là 22.025 ha.

5. Bảo vệ môi trường quy hoạch

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:

Tổng vốn đầu tư từ năm 2015 đến năm 2030 khoảng 83.013 tỷ đồng (bao gồm cả Trung ương và địa phương), trong đó:

- Giai đoạn 2015-2020 là 36.017 tỷ đồng

- Giai đoạn 2021-2030 là 46.996 tỷ đồng.

Riêng vốn đầu tư cho các công trình của địa phương khoảng 40.445 tỷ đồng (trong đó, giai đoạn 2015-2020 khoảng 13.200 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 27.245 tỷ đồng).

7. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

(Phụ lục chi tiết 02 kèm theo)

8. Các giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp, chính sách quản lý quy hoạch: Cải cách hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng c­ường công tác quản lý nhà nước về đầu t­ư xây dựng. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải.

b) Giải pháp, chính sách về vốn: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

c) Giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông:

Tăng c­ường phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông. Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo lưu thông.

d) Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

Đổi mới công nghệ, thiết bị, ph­ương tiện, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực giao thông vận tải. Tạo cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho các địa ph­ương và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư­ vào lĩnh vực giao thông vận tải.

Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực đặc biệt trong xây dựng, bảo trì các công trình cầu, đường, bến, bãi... để đạt hiệu quả tối đa nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành vận tải, giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường.

e) Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải chất lượng cao về địa phư­ơng.

Tăng cường năng lực cán bộ quản lý giao thông cấp tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giao thông vận tải.

Phụ lục 01:

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số    1174      /QĐ-UBND  ngày   24  tháng 6  năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

I. Quy hoạch phát triển vận tải:

1.  Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ:

a) Bổ sung quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi:

Đến năm 2020, dự kiến khoảng 700 xe taxi với 14 doanh nghiệp. Đến năm 2030, dự kiến khoảng 1.200 xe taxi. 

Quy hoạch bến, bãi taxi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bao gồm 24 vị trí.

b) Bổ sung quy hoạch vận tải hành khách bằng tuyến cố định nội tỉnh:

Giai đoạn 2015- 2020:

            - Tiếp tục khuyến khích các Doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư, nâng cấp phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách đối với các tuyến liên kết với các vùng miền núi mà xe buýt không vươn tới được, hoặc các tuyến đường không thuận lợi cho hoạt động xe buýt.

            - Nâng cao chất lượng dịch vụ trên các tuyến. Đến thời điểm thích hợp sẽ chuyển một số tuyến hiện đang khai thác sang tuyến xe buýt.

            Giai đoạn 2021-2030:

            - Nâng cấp phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách đối với các tuyến hiện có.

            - Mở thêm các tuyến mới phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

            c) Bổ sung quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt :

            Thực hiện theo quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

d) Bổ sung Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện bánh sắt (tramway):

            Thực hiện theo Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

            Đến năm 2030, hoàn thành đưa phương thức vận tải mới tramway vào khai thác trong thành phố.

            e) Bổ sung Quy hoạch xe điện mặt đất phục vụ du lịch:

            Xe điện mặt đất loại tiêu chuẩn nhỏ hơn 14 ghế được phép hoạt động trong nội bộ các khu di tích lịch sử văn hóa lớn, khu du lịch nghỉ dưỡng, tuyến phố đi bộ, cho phép hoạt động thí điểm trên một số tuyến phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020, định hướng đến 2030.

g) Bổ sung Quy hoạch vận tải hành khách bằng xe ô tô Hợp đồng, xe ô tô du lịch:

Các tuyến vận tải du lịch chính yếu:

Đến năm 2020 phủ kín các điểm di tích và các khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mại.

Định hướng đến năm 2030:Mở thêm các tuyến mới khi cần thiết.

            h) Bổ sung Quy hoạch điểm dừng, đỗ để đón trả khách đối với vận tải khách du lịch: Quy hoạch đến năm 2020 bao gồm: 32 điểm định hướng đến năm 2030, bổ sung thêm 8 điểm.

             i) Bổ sung Quy hoạch vận tải hàng hoá bằng xe con-ten-ner và xe ô tô tải:

            Quy hoạch xác định vị trí trạm dừng nghỉ, bến xe hàng và các điểm giao nhận hàng hoá trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 bao gồm 23 vị trí. Định hướng đến năm 2030, bao gồm 32 vị trí và một số vị trí khác.

2. Bổ sung Quy hoạch phát triển vận tải hàng không:

            Đến năm 2020: Đối với đường bay trong nước: Duy trì phát huy hiệu quả khai thác tuyến bay Huế - Hà Nội, Huế - TP Hồ Chí Minh,  phát triển thêm một số đường bay cần thiết như: Huế - Đà Lạt, Huế - Nha Trang. Đối với đường bay quốc tế: mở thêm các tuyến tới các nước khu vực ASEAN, đường bay xuyên Đông Dương phục vụ du lịch (Cố đô Huế - Xiêm Riệp - Luông Phrabăng - Yong Gun) Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Tăng cường khả năng kết nối với phương tiện vận tải đường bộ, đặc biệt là xe du lịch, xe taxi.

            Đến năm 2030: Đối với đường bay trong nước, tiếp tục duy trì củng cố đường bay hiện có, phát triển thêm các tuyến mới (Huế - Buôn Mê Thuột, Huế - Hải Phòng,...) đối với bay quốc tế, hoàn thiện mạng đường bay quốc tế đến các nước trong khu vực.

3. Bổ sung Quy hoạch phát triển vận tải đường sắt:

Ưu tiên phát triển vận tải đường sắt theo hướng vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hành khách đường dài. Phát triển vận tải hàng hoá cự ly ngắn khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Về lâu dài, phát triển vận tải hành khách hàng hóa đường dài không đi qua thành phố

            4. Bổ sung Quy hoạch phát triển vận tải đường thủy nội địa:

a) Tuyến sông do Trung ương quản lý: 

Đến năm 2020: Duy trì, phát triển tuyến sông Hương phục vụ du lịch tâm linh, tham quan thắng cảnh và vận tải hàng hoá tuyến du lịch đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lập An.

Đến năm 2030: Tăng cường phát triển du lịch đường thủy nội địa trên tuyến sông Hương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Tuyến sông do tỉnh quản lý:

- Đến năm 2020: Đưa vào quản lý 9 sông, gồm: sông Ô Lâu, sông Niêm Phò, sông Đông Ba, sông Bạch Yến, sông An Cựu, sông Nong, sông Đại Giang, sông Nước Ngọt, sông Truồi và sông Thừa Lưu.

- Đến năm 2030: Tiếp tục duy trì, cải tạo nạo vét để tàu thuyền lưu thông đáp ứng nhu cầu vận tải.

5. Bổ sung Quy hoạch phát triển vận tải đường biển và dịch vụ, dịch vụ vận tải đa phương thức, Logistics:

a) Quy hoạch phát triển vận tải đường biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Thực hiện theo &ldquoQuy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030&rdquo.

b) Quy hoạch Dịch vụ vận tải đa phương thức, Logistics đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Thực hiện theo đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014.

II. Quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông

1. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ:

a)  Giao thông đối ngoại

- Các tuyến trục dọc:

+ Đường bộ cao tốc Cam Lộ - Túy Loan (đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101, 93km):

Đoạn Cam Lộ - La Sơn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ ranh giới Quảng Trị đến La Sơn) dài 67,53km. Giai đoạn trước mắt, dự kiến xây dựng mới, nâng cấp đạt quy mô 2 làn xe. Giai đoạn 2021 &ndash 2030, cải tạo, nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

Đoạn La Sơn - Tuý Loan qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ La Sơn đến hết địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế) dài 34,4 km. Giai đoạn đến 2020, hoàn thành xây dựng mới đạt quy mô 2 làn xe. Giai đoạn 2021 &ndash 2030, cải tạo nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

+ Hệ thống quốc lộ:

Quốc lộ 1A: Giữ nguyên hiện trạng tuyến sau khi được đầu tư nâng cấp mở rộng với quy mô 04 làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.

Quốc lộ 49B: Thực hiện theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đường Hồ Chí Minh &ndash Nhánh phía Tây (đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế): Thực hiện theo quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tại Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1136/QĐ-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các tuyến trục ngang: QL49A: Thực hiện theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Bổ sung Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực hiện theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tuyến đường bộ ven biển và các dự án khác đã có trên địa bàn.

b) Hệ thống đường tỉnh:

Xây dựng, nâng cấp các tuyến với mục tiêu: ở vùng đồng bằng tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, IV vùng miền núi đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được duyệt.

c) Bổ sung đường tuần tra biên giới:

Dự kiến đến năm 2020, thông toàn tuyến đường tuần tra biên giới.

d) Điều chỉnh quy hoạch các cầu vượt sông lớn và cầu trung:

- Giai đoạn 2015- 2020: Cầu Vĩnh Tu: Cầu vượt phá Tam Giang, dài 2,7km, nối thị trấn Sịa với các xã Quảng Ngạn, Quảng Công Cầu vượt sông Hương trên tuyến đường vành đai 3 Cầu nối phường Xuân Phú sang khu Vỹ Dạ 7, thành phố Huế.

- Giai đoạn 2021 -2030: Cầu Hà Trung Cầu vượt phá Tam Giang nối xã Phú Hải với xã Phú Xuân Cầu vượt sông Hương trên tuyến vành đai 5 Cầu vượt sông Hương trên tuyến vành đai 4 Cầu nối xã Vinh Xuân với xã Phú Đa  Cầu nối xã Vinh Phú với xã Vinh An Cầu vượt sông Hương trên tuyến QL49A (đoạn gần điện Hòn Chén).

e) Bổ sung quy hoạch cầu vượt dân sinh dành cho người đi bộ:

            Nghiên cứu xây dựng cầu vượt dân sinh tại một số vị trí trong đô thị, đường cao tốc tại thời điểm thích hợp.

g)  Bổ sung quy hoạch Nút giao khác mức: Thực hiện sau 2020.

h) Bổ sung quy hoạch Hầm đường bộ: Hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia.

i) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống đường đô thị: Thực hiệntheo &ldquoQuy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050&rdquo và quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị huyện, thị xã.

k)  Điều chỉnh Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh:

Đến năm 2020, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe trên địa bàn Tỉnh (khu đô thị trung tâm và các khu đô thị, dân cư mới), điểm, khu du lịch các thị trấn, thị tứ... Dành quỹ đất xây dựng kho tàng, bãi đỗ xe phù hợp với quy hoạch đô thị. Xây dựng hoàn thiện các trạm trả đón khách cho các tuyến xe buýt.

Định hướng đến năm 2030, hoàn thiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa 23 bến xe và hệ thống bãi đỗ xe.

            l) Bổ sung quy hoạch trạm dừng nghỉ:

Thực hiện theo &ldquoQuy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến QL1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2030&rdquo.

            m)  Hệ thống đường giao thông nông thôn:

Giai đoạn đến năm 2020: Đưa hệ thống giao thông do huyện, xã quản lý (3.223,29km) vào đúng cấp kỹ thuật.

Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn thiện xây dựng, cải tạo và đưa vào cấp kỹ thuật (3.263,33 km) đường giao huyện xã quản lý các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V trở lên, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI.

2. Kiến nghị điều chỉnh và điều chỉnh quy hoạch đường thuỷ nội địa

a) Tuyến đường thủy nội địa: Thực hiện theo Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 689/QĐ-UBND ngày 12 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Đối với tuyến sông Trung ương quản lý: Cải tạo, nạo vét lòng sông một số đoạn nông, cạn trên các tuyến sông để duy trì và giữ cấp sông: Sông Hương, Phá Tam Giang, kè bờ một số đoạn trên các tuyến sông Hương.

- Đối với tuyến sông địa phương quản lý:

+ Cải tạo, nạo vét lòng sông một số đoạn nông, cạn trên các tuyến sông để duy trì và giữ cấp: sông Như Ý, sông An Cựu, sông Bồ. Chỉnh trang, tôn tạo sông Ngự Hà.

+ Đưa vào quản lý các sông: sông Ô Lâu, sông Niêm Phò, sông Đông Ba, sông Bạch Yến, sông An Cựu, sông Nong, sông Đại Giang, sông Nước Ngọt, sông Truồi và sông Thừa Lưu.

b) Bến khách ngang sông, bến thuyền du lịch: Đến năm 2020, cải tạo nâng cấp 32 bến khách ngang sông và bến thuyền du lịch.

            c) Bổ sung quy hoạch bến bốc xếp hàng hoá:

Đến năm 2020, quy hoạch 45 bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi dọc trên các tuyến sông.

d) Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đường thủy nội địa: Thực hiện theo Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2010, Quyết định 1349/QĐ-TTg ngày 09 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch đến năm 2020 bao gồm 5 bến cá: Bến cá Lăng Cô, bến cá Cầu Hai, bến cá Phú Hải, bến cá Bãi Dâu, bến cá Vinh Hiền.

3. Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài:

Thực hiện theo Quyết định số 1029/QĐ-TTG ngày 17 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 văn bản số 2248/CHK-KHĐT ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

4. Điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng cảng biển:

Thực hiện theo Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cảng Chân Mây là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Chân Mây, Thuận An.

Xây dựng đê chắn sóng khu bến Chân Mây.

Điều chỉnh cảng, bến chuyên dụng:

            - Cải tạo, nâng cấp bến chuyên dụng xăng dầu Thuận An xây dựng mới Cảng Điền Lộc (Cảng chuyên dụng): Thực hiện theo Quyết định 1743/QĐ-TTg  ngày 03 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm, Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Cảng cá và khu neo đậu trú bão Thuận An: Thực hiện theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2010 và Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cảng cá Tư Hiền: Thực hiện theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Điều chỉnh hệ thống đường sắt và ga:

a) Quy hoạch đến năm 2020:

- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu: Theo Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc &ndash Nam

- Xây dựng mới đường sắt nối đường sắt Bắc Nam với cảng Chân Mây: Đến năm 2020, hoàn thành quy hoạch nối đường sắt Quốc gia với cảng Chân Mây - tỉnh Thừa Thiên Huế: dài 7,25 km, điểm đầu tại Km 74+490 - ĐS, điểm cuối tại cảng Chân Mây: Theo Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam.

b) Định hướng đến năm 2030:

Dịch chuyển ga Phò Trạch về gần khu công nghiệp Phong Điền và ĐT09 để phục vụ khu công nghiệp theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng mới tuyến đường sắt vành đai tránh thành phố Huế.

III. Quy hoạch công nghiệp giao thông vận tải và hệ thống trường, trạm đăng kiểm

1. Điều chỉnh Quy hoạch công nghiệp giao thông vận tải

Các công ty sửa chữa, đóng mới, lắp ráp ô tô các đơn vị sửa chữa tàu thuyền các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển và dịch vụ hàng hải Chân Mây phát triển theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.

2. Bổ sung Quy hoạch Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới: Thực hiện theo quy hoạch chi tiết Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Việt Nam.

a) Quy hoạch đến năm 2020:

- Trung tâm đăng kiển thứ nhất: nằm cạnh đường tránh Huế thuộc khu vực xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy. Đến năm 2020, lắp đặt đủ 2 dây chuyền kiểm định.

- Trung tâm Đăng kiểm thứ 2: nằm tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà: Giữ nguyên vị trí hiện tại: Nhà làm việc đã được xây dựng để bố trí 2 dây chuyền kiểm định. Dự kiến quy hoạch đến năm 2020, duy trì 1 dây chuyền kiểm định.

b) Định hướng đến năm 2030: Dự kiến Thừa Thiên Huế vẫn có hai Trung tâm Đăng kiểm đặt tại các vị trí thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy, với 4 dây chuyền kiểm định.

3. Bổ sung Quy hoạch trung tâm đào tạo sát hạch lái xe: Thực hiện theoQuyết định số 966/QĐ-BGTGT ngày 31 tháng 03 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đến năm 2020: Duy trì, cải tạo, nâng cấp, đầu tư thêm phương tiện, tăng số lượng giáo viên tại 4 cơ sở lái xe mô tô và ô tô, 2 cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A1 hiện có, đáp ứng chất lượng đào tạo người lái. Các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải tuân thủ Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 &ndash 2020 theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đến năm 2030: Tiếp tục duy trì và hoàn thiện nâng cấp, mở rộng các trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ đạt chuẩn hiện hành, tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng đạt khoảng 4.000 học viên.

Trung tâm sát hạch lái xe: Đến năm 2020, duy trì và phát triển 2 trung tâm sát hạch lái xe loại I và các trung tâm sát hạch lái xe loại III hiện có, đáp ứng được quy chuẩn quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (QCVN 40:2012/GTVT). Đến năm 2030, tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa các trung tâm sát hạch lái xe đạt tiêu chuẩn hiện hành.

 

Phụ lục 02:

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Quyết định số  1174 /QĐ-UBND  ngày   24  tháng 6  năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

Ký hiệu

 

Hạng mục công trình

 

Chiều dài quy hoạch (km)

Cấp kỹ thuật

Lộ trình đầu tư

Kinh phí (tỷ đồng)

 

Tổng

 

 

 

36.017,593

A

Kết cấu hạ tầng Trung ương quản lý

 

 

 

22.817,860

I

Đường bộ

 

 

 

16.851,278

1

Đường HCM (QL14B cũ) Nhánh phía Đông

 

 

 

9.596,603

-

CamLộ - La Sơn (đoạn qua Huế)

67,53

2 Làn xe

Giai đoạn I

4589,34

-

La Sơn -Túy Loan (đoạn nằm trong Huế)

34,4

2 làn xe

2014 -2017

5007,26

2

QL1A

 

 

 

2.640,000

-

Mở rông qua đầu tỉnh TT Huế đến La Sơn ( Km792+360¸ Km848+875)

56

6 làn xe

2015-2020

1800,000

-

Tăng cường mặt đường La Sơn - Lăng Cô Km848+875 đến Km904

55,1

6 làn xe

2018-2020

840,000

3

Hầm đường bộ đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia

8,4

Cấp III, 2 làn xe

2014-2020

1.325,000

4

Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới QL49 A

78

 

2015-2017

526,075

-

Cải tạo, nâng cấp

 

 

 

350,445

 

Km 0+000 - Km7+500

7,5

Đường đô thị, cấp 80

2018-2020

45,750

 

Km 10+350 - Km 16+100

5,75

Đường đô thị, cấp 80

2018-2020

35,075

 

Km16+100- Km19+700

3,6

Đường đô thị, cấp 80

2015-2017

21,960

 

Km 26+400 - Km 31 +000

4,6

Đường đô thị, cấp 80

2017-2019

28,060

 

Km 31+000- Km63+000

32

Cấp III, IV

2018-2020

195,200

 

Km 74+000 - Km78 +000

4

Cấp III, IV

2015-2017

24,400

-

Xây dựng mới

 

 

2018-2019

175,63

 

Km7+500 - Km10 +350

2,85

 

 

51,870

 

Km 19+600 - 26+400

6,8

 

 

123,760

5

Cải tạo, nâng cấp QL49 B

 

 

 

762,000

 

Đoạn Thuận An - Cầu Tư Hiền - QL1A

 

Cấp III

2014-2016

762,000

6

Đường bộ ven biển (không tính vốn đầu tư đoạn đi trùng với QL49B và QL1A)

 

 

 

320,000

-

Cải tạo nâng cấp

 

Cấp III, 2 làn xe

 

 

 

Đoạn Đường Cảnh Dương - Thôn Đông An

3

Tuân thủ theo quy hoạch khu Kinh tế Chân Mây

2015-2020

120,000

 

Đoạn Đông An - Thổ Sơn

5

Tuân thủ theo quy hoạch khu Kinh tế Chân Mây

2015-2020

200,000

7

Đường tuần tra biên giới

257,23

 

 

551,000

-

Tuyến QL49A - Mốc 639 (TTBGQH01)

10

Cấp VIMN

2018-2020

95,000

-

Tuyến Đường Hồ Chí Minh - Mốc 646 (TTBGQH02)

12

Cấp VIMN

2018-2020

110,000

-

Tuyến ven đường Hồ Chí Minh và QL49A (Xã Hồng Thủy &ndash Xã Hồng Vân - xã Hồng Trung (TTBGQH03)

18

Cấp VIMN

2018-2020

180,000

-

Đường tuần tra dọc bờ biển từ xã Phong Hải đến xã Hải Dương (TTBGQH05)

16

Cấp VI

2018-2020

80,000

-

Đường từ xã Nhâm - Đồn BP 629

8

Nâng cấp mặt

2018

36,000

-

Đường từ xã A Roàng ra biên giới

5

Cấp VIMN

2015-2017

50,000

8

Nút giao khác mức

 

 

 

1.029,600

-

Nút giao khác mức giữa đường cao tốc với ĐT07

270

Khác mức

2016

252,720

-

Nút giao khác mức giữa đường cao tốc với ĐT 15

280

Khác mức

2016

262,080

-

Nút nối đường cao tốc với ĐT 14 B

275

Khác mức

2017-2018

514,800

9

Trạm dừng, nghỉ

 

 

 

101,000

-

Trạm Cầu Tuần

 

Giai đoạn I, loại 1

Giai đoạn I

50,000

-

Trạm Phú Lộc

 

Loại 2

2015-2020

11,000

-

Trạm La Sơn

 

Giai đoạn I, loại 3

Giai đoạn I

20,000

-

Trạm Lăng Cô

 

Giai đoạn I, loại 3

Giai đoạn I

20,000

II

Đường sắt

 

 

2015-2020

3.215,200

1

Xây dựng đường gom, hàng rào cách ly đường sắt

6,941

 

đang triển khai

21,000

2

Giao cắt lập thể giữa đường bộ với đường sắt

 

 

2015-2020

400,000

3

Đường sắt nối cảng Chân Mây

7,25

Khổ 1435, Loại 2

2018-2020

379,200

4

Đường sắt hầm Hải Vân

8,45

Đường sắt đôi, khổ 1435

2018-2020

2.415,000

III

Đường thủy nội địa

 

 

 

313,382

1

Tuyến đường thủy nội địa

 

 

 

183,382

-

Tuyến sông Hương (Từ cửa Thuận An đến bến ngã ba Tuần)

34

cấp III

2016-2020

183,382

2

Cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão

Vị trí

Loại

 

130,000

-

Bến cá Cầu Hai

(Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc)

Loại II

2017

60,000

-

Bến cá Phú Hải

(Xã Phú Hải, huyện Phú Vang)

Loại II

2018

10,000

-

Bến cá Lăng Cô

(TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc )

Loại II

2018

20,000

-

Bến cá bãi Dâu

(Phường Phú Hiệp, TP Huế)

Loại II

2020

20,000

-

Bến cá Vinh Hiền

(Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc)

 

Loại II

2019

20,000

IV

Đường biển

 

 

 

1.686,000

-

Khu bến Thuận An

 

 

2018-2020

550,000

-

Khu bến Chân Mây

 

Giai đoạn I

2015-2018

400,000

-

Đê chắn sóng khu bến Chân Mây

 

Giai đoạn I

2017-2020

270,000

-

Cảng cá Thuận An

(Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang)

Loại II

2018-2020

60,000

-

Cảng Điền Lộc (cảng nhà máy xi măng Đồng Lâm)

 

 

Giai đoạn I

400,000

-

Cảng cá Tư Hiền

(Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc)

Loại II

2018

6,000

V

Cảng hàng không - sân bay quốc tế Phú Bài

 

 

2009-2020

752,000

B

Kết cấu hạ tầng do địa phương quản lý

 

 

 

13.199,733

I

Đường bộ

 

 

 

12.973,664

1

Đường tỉnh

 

 

 

4.623,278

1.a.

Đường tỉnh cải tạo, nâng cấp

 

 

 

3.880,287

-

Nâng cấp ĐT16 (Tứ Hạ-Bình Điền)

23,4

Cấp II, III, đoạn qua thị trấn, thị xã theo tiêu chuẩn đườngđô thị

2016-2017

273,729

-

Đường gom dân sinh dọc tuyến QL1A (đoạn Huế - Tứ Hạ)

6

5 mét trở lên

2015-2016

34,020

-

Chợ Mai - Tân Mỹ

8

Cấp 60 -80 theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018

100,480

-

Thủy Phù - Vinh Thanh (ĐT18)

14,5

Cấp III

2012-2016

100,428

-

Nâng cấp ĐT10A, đoạn khu C &ndash Đô thị mới An Vân Dương (đường nối Phạm Văn Đồng đến đường Tự Đức)

2,1

Cấp 80 theo tiêu chuẩn đường đô thị

2014-2015

74,571

-

ĐT19 - Đường Nguyễn Chí Thanh (Đoạn Huế - Quảng Điền)

14,6

Cấp III trở lên, đoạn qua thành phố, thị trấntheo tiêu chuẩn đường đô thị

2014-2016

231,556

-

ĐT01

6,45

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2019

61,275

-

ĐT02

4

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2020

29,893

-

ĐT03

3,12

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2020

33,790

-

ĐT04

 

 

 

 

 

Đoạn cải tạo, nâng cấp

31,5

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2020

311,850

 

Đoạn xây dựng mới dọc sông Diên Hồng (Cầu Phò Nam đến cầu Hà Đô)

5,5

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2019

54,450

-

ĐT06

12

Cấp III, IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2017

118,800

-

Cải tạo, nâng cấp ĐT8A

4,6

Cấp III, IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2017-2018

45,540

-

ĐT8B

5,25

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2014-2016

40,005

-

ĐT09

20,3

Cấp III trở lên, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2015-2017

277,189

-

ĐT10A

21,15

Cấp IV trở lên, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2017-2018

226,318

-

ĐT10B

7

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2019-2020

75,810

-

ĐT10C

17

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

 

2018-2020

184,110

-

ĐT10D

12

Cấp IV. Đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị

 

2018-2020

129,960

-

ĐT11A

6,27

Cấp III trở lên, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

 

2017-2019

48,593

-

ĐT11B

6,95

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2017-2019

46,897

-

ĐT11C

10,59

Cấp III, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018

104,841

-

ĐT12B

 

 

 

 

 

Đoạn cải tạo, nâng cấp

6,95

Theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018

68,805

 

Đoạn xây dựng mới

7,5

Theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2019

79,875

-

ĐT14B

15,15

Cấp IVMN, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2015-2016

149,985

-

ĐT15

18

Cấp III, IVMN, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2019-2020

183,150

-

ĐT17

10,54

Cấp IVMN

2019-2020

122,053

-

ĐT20

 

 

 

 

 

Km 339+050-Đường Hồ Chí Minh, điểm cuối Km 342+500 &ndash Đường Hồ Chí Minh

11

Cấp IVMN

2019-2020

108,130

 

Điểm đầu Km 353+600- Đường Hồ Chí Minh, điểm cuối Km 365+300 Đường Hồ Chí Minh

17,38

Cấp IVMN

2017-2018

170,845

-

ĐT22

21,17

Cấp III, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2020

393,339

1b.

Đường tỉnh xây dựng mới

115,12

 

 

742,990

-

Xây dựng mới ĐT9B (QL1A- Cảng Điền Lộc - Đường nhà máy xi măng Đồng Lâm)

15,00

Cấp II, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2014-2017

579,450

-

Xây dựng mới ĐT23 (ĐH04 huyện Phong Điền (Phong An - Phong Xuân)

8,27

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2020

89,542

-

Xây dựng mới ĐT29 (Hương Phong-Hương Vinh)

4,43

Cấp IV, đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị

2018-2020

73,998

2

Đường trục chính thành phố

 

 

 

137,000

-

Đường vành đai 2

13,7

Tiêu chuẩn đường đô thị

2020

137,000

3

Cầu vượt sông lớn

 

 

 

1.648,000

-

Cầu Vĩnh Tu

2700

 

2018-2020

648,000

-

Cầu vượt sông Hương trên tuyến vành đai 3

 

 

2016-2020

1000,000

4

Cầu vượt dân sinh

 

 

 

23,787

-

Cầu vượt chợ Đông Ba (Đường Trần Hưng Đạo)

31

 

2017-2020

7,159

-

Cầu vượt chợ An Cựu (Đường Hùng Vương)

36

 

2017-2020

8,314

-

Cầu vượt tại Big C Huế (Đường Hùng Vương)

36

 

2017-2020

8,314

5

Bến xe

 

 

 

221,529

-

Bến xe khách phía Bắc

2,1

Loại 1

2016

7,266

-

Bến xe khách phía Nam

1,6

Loại 1

2016

4,496

-

Bến bãi đỗ xe khách khu Chân Mây

3

Loại 1

2019

29,400

-

Bến, bãi đỗ xe khách du lịch Lăng Cô

2

Loại 1

2018

19,600

-

Bến xe khách liên tỉnh Vinh Hưng

1

Loại 3

2020

9,000

-

Bến xe khách 6 huyện

6

Loại 2

2017-2020

61,000

-

Bến xe khách An Vân Dương

3

Loại 1

2018

10,000

-

Bến xe Đông Ba

0,61

Loại 3

2015-2016

1,800

-

Bến xe Nam Cầu Tuần

5

Loại 1

2017

19,000

-

Bến xe tải Phú Hậu

2

 

2018

18,000

-

Bến xe tải Thuận An

3

 

2019

23,010

-

Bến xe khách Thuận An

2

Loại 2

2019-2020

18,000

-

Trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng

 

 

2015-2017

0,957

6

Đường thành phố, huyện (thị xã), xã quản lý

 

 

2015-2020

6.320,070

6.1.

Thành phố Huế quản lý

 

 

2015-2020

1.622,947

6.2.

Đường huyện (thị xã), xã quản lý

3.154.714

 

2015-2020

4.697,123

 

Đường huyện quản lý

886.824

 

 

1.333,189

 

Đường xã quản lý

2267,89

 

 

3.363,934

A

Huyện A Lưới

229,55

 

2015-2020

344,325

1

Đường huyện quản lý

52,12

 

 

78,180

2

Đường xã

177,43

 

 

266,145

B

Thị xã Hương Trà

772,14

 

2015-2020

1.158,210

1

Đường thị xã quản lý

152,126

 

 

228,189

2

Đường cấp xã quản lý

620,29

 

 

930,435

C

Thị xã Hương Thủy

433,24

 

2015-2020

584,874

1

Đường thị xã quản lý

261,02

 

 

211,426

2

Đường xã, phường quản lý

172,22

 

 

292,774

D

Huyện Nam Đông

217,677

 

2015-2020

326,516

1

Đường huyện quản lý

57,907

 

 

86,861

2

Đường do xã , phường quản lý

159,77

 

 

239,655

E

Huyện Phong Điền

460,94

 

2015-2020

691,410

1

Đường do huyện quản lý

115,01

 

 

172,515

2

Đường xã quản lý

345,93

 

 

518,895

F

Huyện Phú Lộc

464,5

 

2015-2020

789,650

1

Đường do huyện quản lý

118,57

 

 

213,426

2

Đường xã

345,93

VI

 

518,895

F

Huyện Phú Vang

479,095

 

2015-2020

718,643

1

Đường huyện quản lý

135,105

 

 

202,658

2

Đường xã quản lý

343,99

 

 

515,985

H

Huyện Quảng Điền

147,39

 

2015-2020

221,085

1

Đường huyện quản lý

93,29

 

 

139,935

2

Đường xã quản lý

54,1

 

 

81,150

II

Đường thủy nội địa

 

 

 

177,869

1

Nạo vét nâng cấp sông

 

 

 

81,619

-

Nạo vét lòng sông Cho No

 

 

2018

9,043

-

Nạo vét lòng sông Như Ý

 

 

2018

6,309

-

Nạo vét lòng sông An Cựu

10

 

2017

4,627

-

Nạo vét lòng sông Bồ (Ngã Ba Sình - Hiền Sỹ)

30

Cấp V

2017-2020

32,597

-

Chỉnh trang sông Ngự Hà

 

 

2015-2016

20,000

-

Nạo vét lòng sông khác

 

 

2019

9,043

2

Quy hoạch vị trí các bến khách ngang sông

Tuyến sông

 

 

8,250

-

Bến Phú Vang

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2016

0,750

-

Bến nội dung văn hóa

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2015

0,750

-

Bến Cồn Hến

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2016

0,750

-

Bến Tòa Khâm

Sông Hương

Cải tạo, nâng cấp BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2017

0,750

-

Bến Nghinh Lương Đình

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2018

0,750

-

Bến số 5 Lê Lợi

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2019

0,750

-

Bến Thiên Mụ

Sông Hương

Cải tạo, nâng cấp BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2017

0,750

-

Bến Tự Đức - Đồng Khánh

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2018

0,750

-

Bến Điện Hòn Chén

Sông Hương

Cải tạo, nâng cấp BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2020

0,750

-

Bến Minh Mạng

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2020

0,750

-

Bến Gia Long

Sông Hương

BTXM dẫn xuống bến dài 250m, rộng 3m

2019

0,750

3

Bến bốc xếp

 

 

 

88,000

III

Công nghiệp giao thông, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và Trung tâm đào tạo sát hạch

 

 

 

48,200

1

Công nghiệp GTVT

 

 

 

18,000

-

Công ty cổ phần cơ khí ôtô Thống Nhất

 

 

2018-2019

5,000

-

Công ty cổ phần cơ khí ô tô

 

 

2017

5,000

-

Cơ sở sửa chữa tàu thuyền

 

 

2018

4,000

-

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển và dịch vụ hàng hải Chân Mây

 

 

Sau năm 2020

4,000

2

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới

 

 

 

3,200

-

Cơ sở chính tại vị trí mới ngã ba đường tránh Nam Huế (Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy)

 

 

2018

3,200

3

Trung tâm Đào tạo

 

 

 

20,000

-

Trung tâm đào tạo lái xe Trường Trung học GTVT Huế

 

Loại I

2016-2017

10,000

-

Các cơ sở khác

 

Loại II

2018-2020

10,000

4

Trung tâm sát hạch lái xe

 

 

2015-2017

7,000

 

 


 Bản in]
Các bài khác