(Trích Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh)
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn 4 xã, Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng quy hoạch: Gồm các loại hình sản xuất thuỷ sản trên từng tiểu vùng, tuyến luồng tổng hợp: giao thông, thoát lũ, dòng chảy - môi trường, di cư sinh sản thuỷ sinh &ldquovùng trống chức năng&rdquo bảo vệ đê và lưu thông nước ven bờ vùng bảo tồn nghiêm ngặt: bảo vệ bãi cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ,...
4. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:
a) Quan điểm:
Quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và quy hoạch ngành thuỷ sản. Nhiệm vụ trọng tâm là thiết lập lại trật tự quản lý, làm tiền đề phát triển bền vững sản xuất thuỷ sản để ổn định sinh kế của ngư dân, góp phần sắp xếp phân bố lại dân cư. Thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn vùng nghề cá đầm phá trọng điểm huyện Phú Vang.
b) Mục tiêu:
- Mục tiêu phát triển: Quản lý và phát triển sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn hài hoà, bền vững, bảo đảm sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân dựa vào nguồn lợi thuỷ sinh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá một cách đầy đủ về hiện trạng điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thuỷ sản, hiện trạng sản xuất thuỷ sản cũng như quản lý thuỷ sản đầm Sam Chuồn. Tình hình kinh tế - xã hội của ngư dân khu vực đầm Sam Chuồn.
+ Dự báo một cách khoa học những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong tương lai đến sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn.
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thuỷ sản đầm Sam Chuồn và các giải pháp thực hiện quản lý theo quy hoạch về giao thông thuỷ nội vùng, đường thoát lũ, thông thoáng luồng lạch: ứng cứu trong lũ lụt, di cư sinh sản các loài thuỷ sinh, phân vùng sản xuất thuỷ sản, quản lý thuế, phí sản xuất&hellip
5. Quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn.
a) Phương hướng chung:
- Hợp lý hoá sản xuất và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, sinh kế:
+ Hạn chế tối đa nuôi tôm ao đất cả cao triều và hạ triều áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thân thiện với môi trường cho toàn bộ khu vực.
+ Đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt có chính sách khuyến khích nuôi trồng rong câu trên mọi loại hình sản xuất như nghề nuôi sinh thái.
+ Nuôi chắn sáo chuyển đổi thành nuôi sinh thái theo hai loại hình: quy mô lớn theo kiểu của tổ chức cộng đồng hay công ty, quy mô nhỏ theo kiểu hộ gia đình với không gian tách biệt.
+ Chuyển đổi mở rộng vùng khai thác mở cộng đồng trên cơ sở quản lý tốt, khuyến khích sinh kế bền vững.
- Tăng cường quản lý:
+ Quản lý chặt chẽ kế hoạch sản xuất của các đơn vị và hộ gia đình trên toàn bộ thuỷ vực chống triệt để nạn khai thác bằng các loại nghề huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản.
+ Tăng cường năng lực quản lý nói chung, quản lý thuỷ sản dựa vào cộng đồng nói riêng khuyến khích các Hội nghề cá cơ sở hoạt động tích cực, góp phần cùng Nhà nước quản lý thuỷ sản.
+ Giảm thiểu, hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường thực hiện thu phí theo quy định đối với loại hình sản xuất gây ô nhiễm, trước mắt là nuôi tôm.
- Cải tạo hệ sinh thái:
+ Bảo vệ bãi cỏ biển và bãi giống, bãi đẻ tự nhiên tăng cường các vùng cư trú nhân tạo cho thuỷ sản sinh sản và phát triển.
+ Phát triển các khu vực xử lý nước thải tập trung trước khi thải nước ra đầm phá tự nhiên. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm.
+ Tăng cường khả năng lưu thông, trao đổi nước trong toàn bộ đầm Sam Chuồn.
b) Nội dung quy hoạch:
- Các chỉ tiêu phân vùng quy hoạch chi tiết đến năm 2010, phân vùng lý tưởng đến năm 2020:
+ Phân vùng quy hoạch chi tiết sản xuất thuỷ sản đến năm 2010:
TT
|
Loại vùng
|
Diện tích (ha)
|
% Sam Chuồn
|
% so với hiện tại
|
Ghi chú
|
1
|
Tuyến giao thông, thoát lũ, dòng chảy - môi trường, di cư thuỷ sinh...
|
276
|
14,8
|
142,3
|
Tăng 82 ha
|
2
|
Vùng phục hồi khai thác mở truyền thống.
|
439
|
23,6
|
1.045,2
|
Tăng 397 ha
|
3
|
Vùng phục hồi nuôi trồng thuỷ sản sinh thái.
|
95
|
5,1
|
|
Tăng 95 ha
|
4
|
Vùng phục hồi &ldquovùng trống chức năng&rdquo bảo vệ đê và lưu thông nước ven bờ.
|
51
|
2,7
|
|
Tăng 51 ha
|
5
|
Vùng nuôi sinh kế (nuôi đăng chắn và hạ triều lấn phá).
|
994
|
53,4
|
61,4
|
Giảm 625 ha
|
+ Phân vùng quy hoạch lý tưởng hướng đến năm 2020:
TT
|
Loại vùng
|
Diện tích (ha)
|
% Sam Chuồn
|
% so với hiện tại
|
Ghi chú
|
1
|
Vùng bảo tồn nghiêm ngặt: bãi cỏ biển và bãi giống, bãi đẻ tự nhiên
|
390
|
20,5
|
|
Mới 100%
|
2
|
Vùng đệm và khai thác hợp lý.
|
1081
|
58,3
|
2.573,8
|
Khai thác có quản lý
|
3
|
Vùng phục hồi cây ngập nước, nghề cá giải trí và sinh thái.
|
70
|
3,8
|
|
Mới 100%
|
4
|
&ldquoVùng trống chức năng&rdquo bảo vệ đê và lưu thông nước ven bờ.
|
51
|
2,7
|
|
|
5
|
Vùng trồng rong câu tập trung.
|
95
|
5,1
|
|
Phục hồi
|
6
|
Vùng nuôi sinh kế (nuôi đăng chắn và hạ triều lấn phá).
|
218
|
11,8
|
13,5
|
|
7
|
Vùng xử lý nước thải tập trung
|
20
|
1,1
|
|
Mới 100%
|
-Các đề án trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010.
Phi công trình:
+ Thông tin, tuyên truyền, công khai quy hoạch đầm Sam Chuồn (gọi tắt là Đề án thông tin).
+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã có liên quan đến thuỷ vực Sam Chuồn (gọi tắt là Đề án năng lực cán bộ).
+ Thiết lập tổ chức, điều chỉnh phù hợp và nâng cao năng lực cho các Chi hội nghề cá dựa trên các tiểu vùng sản xuất đã hoạch định (gọi tắt là Đề án năng lực ngư dân).
Công trình:
+ Giải toả &ldquovùng trống chức năng&rdquo bảo vệ đê và lưu thông nước ven bờ (gọi tắt là Đề án &ldquo0&rdquo).
+Thiết lập tuyến luồng thuỷ từ cống Diên Trường đến trung tâm đầm Sam Chuồn (gọi tắt là Đề án &ldquo1&rdquo) .
+ Thiết lập tuyến luồng thuỷ tại ngã ba hành chính trên thuỷ vực của Phú An - Phú Mỹ - Phú Xuân (gọi tắt là Đề án &ldquo3&rdquo).
+ Xây dựng 10 &ldquonhà chồ cộng đồng&rdquo, làm hệ thống các trạm canh giữ, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của các Chi hội nghề cá cơ sở tại các tiểu vùng sản xuất khai thác thuỷ sản mở (gọi tắt là Đề án &ldquo10&rdquo).
+ Bổ sung 100 trụ mốc bê tông và điều chỉnh hệ thống tiêu luồng hiện có phục vụ cho các tuyến luồng mở (gọi tắt là Đề án &ldquo100&rdquo).
+ Hỗ trợ 1000 trộ chuôm cho ngư dân ở các vùng phục hồi khai thác thuỷ sản mở (gọi tắt là Đề án &ldquo1000&rdquo).(có phụ lục kèm theo)
6. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
a) Nhóm giải pháp kỹ thuật - nghiệp vụ:
- Phân định rõ 4 tiểu vùng sản xuất khai thác thuỷ sản mở, 11 tiểu vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản sinh kế, 2 vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản sinh thái. Hai vùng sản xuất nuôi sinh thái mà trọng tâm phục hồi vùng trồng rong câu kết hợp khai thác tự nhiên trên mặt nước lớn sẽ được ưu tiên phục hồi.
- Tổ chức quan hệ sản xuất tập thể thông qua các chủ sử dụng cụ thể trong từng tiểu vùng sản xuất: Chi hội nghề cá (tổ chức xã hội - nghề nghiệp) ở cơ sở hoặc tổ chức kinh tế: công ty, hợp tác xã...
- Nghiên cứu thiết lập khu bảo vệ nghiêm ngặt bãi giống, bãi đẻ, vùng cỏ biển tập trung.
- Nghiên cứu bố trí và thiết kế các khu xử lý nước thải tập trung.
- Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt thạch tín (Arsen) tại đầm Sam Chuồn.
- Tính toán về phí ô nhiễm môi trường.
-Phổ biến kỹ thuật nuôi tôm thân thiện với môi trường.
- Phổ biến áp dụng kỹ thuật nuôi đa dạng thuỷ sản.
- Tổ chức thống kê nghề cá trên cơ sở ranh giới hành chính thuỷ vực.
- Cơ cấu lại sản xuất thuỷ sản theo hướng giảm đăng chắn.
- Thực hiện việc tách các ao vây riêng biệt.
b) Nhóm giải pháp quy hoạch - quản lý:
- Hoàn chỉnh các tuyến luồng giao thông, thoát lũ, dòng chảy - môi trường, luồng di cư thuỷ sinh... ở đầm Sam Chuồn trên cơ sở hệ thống tuyến luồng hiện có.
- Không gia hạn cấp đất, không hợp pháp hoá đối với ao đầm nuôi tôm vùng hạ triều và giải toả ao hồ trái phép, gây hại.
- Giải toả &ldquovùng trống chức năng" bảo vệ đê và lưu thông nước ven bờ.
- Cấp quyền sử dụng, quản lý sản xuất vùng cho các tổ chức ngư dân.
- Uỷ quyền ngăn chặn khai thác huỷ diệt cho Hội nghề cá.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sản xuất thuỷ sản.
- Đầu tư xây dựng các khu xử lý nước thải môi trường tập trung quanh đầm Sam Chuồn
c) Nhóm giải pháp chính sách:
- Phát huy dân chủ cơ sở để tổ chức đồng quản lý thuỷ sản: phối hợp chặt chẽ quản lý nhà nước và tự quản lý từ cộng đồng ngư dân sử dụng ngư trường, nguồn lợi, môi trường đầm Sam Chuồn.
- Khuyến khích tập trung hoá ngư trường và sử dụng tập thể chống chia nhỏ, manh mún vùng sản xuất đầm Sam Chuồn.
- Miễn thuế và hỗ trợ quản lý, chuyển đổi sinh kế ban đầu cho các cá nhân, tổ chức thực hiện sắp xếp theo quy hoạch.
- Thành lập, khuyến khích các Hội nghề cá cơ sở hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý nhà nước ở Sam Chuồn thực hiện việc thu phí ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích phát triển nghề chuôm, chà rạo nhân tạo khuyến khích nuôi tái trồng rong câu chỉ vàng giao vùng mặt nước cho doanh nghiệp, tổ chức phát triển nuôi trồng rong câu.
7. Kinh phí đầu tư: 5.000 triệu đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 2007 - 2008: 2.500 triệu đồng.
- Giai đoạn 2009 - 2010: 2.500 triệu đồng.
8. Nguồn vốn:
- Ngân sách tỉnh và lồng ghép các dự án viện trợ nước ngoài: 2.500 triệu đồng.
- Nhân dân đóng góp: 2.500 triệu đồng.
9. Thời gian thực hiện: Thời kỳ 2007 - 2010.
10. Tổ chức và điều hành thực hiện quy hoạch.
a) Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch.
- Cấp tỉnh: Sở Thuỷ sản tham mưu cho UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo quy hoạch phát triển đầm Sam Chuồn cấp tỉnh.
Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối các Sở, ngành, địa phương giám sát kiểm tra việc triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban chỉ đạo tỉnh có thể thành lập thêm tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo để tham mưu cho ban chỉ đạo tỉnh triển khai các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao.
- Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban các thành viên ban chỉ đạo là các đơn vị chức năng thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn.
Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể của địa phương mình để chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch phát triển sản xuất thuỷ sản trên phạm vi mặt nước (đầm Sam Chuồn) thuộc quyền quản lý của địa phương.
b) Điều hành thực hiện quy hoạch:
- UBND tỉnh và Ban chỉ đạo cấp tỉnh:
UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn và nghiên cứu để ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010.
Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Sam Chuồn.
Giao cho Sở Thuỷ sản là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo.
- UBND huyện Phú Vang:
UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Thuỷ sản và các ban ngành chức năng để xây dựng và triển khai thực hiện công tác quy hoạch sản xuất thuỷ sản trên địa phương mình theo quy hoạch đã phê duyệt.
- UBND các xã: Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ và thị trấn Thuận An:
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát từng hộ ngư dân trong việc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất thuỷ sản trên địa bàn.
- Hội nghề cá tỉnh ThừaThiên Huế:
Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã xúc tiến thành lập các Chi hội nghề cá cơ sở theo các tiểu vùng sản xuất thuỷ sản đã quy hoạch và có phương án tổ chức thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất thuỷ sản:
Thực hiện đúng các quy định về sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản của Nhà nước.