ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009-2020
(Theo Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh)
I. QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1.Tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho giai đoạn 2016-2020:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 325.182,3 ha
Trong đó:
- Diện tích quy hoạch đất rừng đặc dụng: 90.946,4 ha;
- Diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ: 94.211,1 ha;
- Diện tích quy hoạch đất rừng sản xuất: 140.024,8 ha.
2. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020 theo đơn vị hành chính
TT
|
Đơn vị
hành chính
|
Diện tích đất lâm nghiệp (ha)
|
Tỷ lệ
|
Phân theo 3 loại rừng (ha)
|
Đặc dụng
|
Phòng hộ
|
Sản xuất
|
1
|
A Lưới
|
105.858,4
|
32,55
|
16.117,7
|
44.172,2
|
45.568,4
|
2
|
Hương Thủy
|
28.642,3
|
8,81
|
354,5
|
12.720,1
|
15.567,7
|
3
|
Hương Trà
|
29.329,6
|
9,02
|
0
|
10.916,7
|
18.412,9
|
4
|
Nam Đông
|
56.089,3
|
17,25
|
30.003,4
|
8.414,2
|
17.671,7
|
5
|
Phú Lộc
|
37.619,3
|
11,57
|
9.420,6
|
8.801,5
|
19.397,2
|
6
|
Phú Vang
|
1.398,3
|
0,43
|
0
|
751,0
|
647,3
|
7
|
Phong Điền
|
64.771,2
|
19,92
|
34.688,1
|
8.163,3
|
21.919,8
|
8
|
Quảng Điền
|
1.108,8
|
0,34
|
0
|
272,1
|
836,7
|
9
|
Thành phố Huế
|
365,2
|
0,11
|
362,1
|
0
|
3,1
|
|
TỔNG
|
325.182,3
|
100
|
90.946,4
|
94.211,1
|
140.024,8
|
3. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020 theo hiện trạng rừng và đất rừng
TT
|
Hiện trạng rừng
và đất lâm nghiệp
|
Quy hoạch đất lâm nghiệp giai đoạn
2016 - 2020 (ha)
|
Tổng diện tích (ha)
|
Đặc dụng (ha)
|
Phòng hộ (ha)
|
Sản xuất (ha)
|
|
Toàn tỉnh
|
325.182,3
|
90.946,4
|
94.211,1
|
140.024,8
|
I
|
Đất có rừng
|
293.239,8
|
82.944,4
|
81.860,9
|
128.434,5
|
1
|
Rừng tự nhiên
|
205.188,4
|
80.936,3
|
71.023,6
|
53.228,5
|
|
Rừng giàu
|
30.498,4
|
21.132,1
|
7.095,0
|
2.271,3
|
|
Rừng trung bình
|
44.649,6
|
14.327,2
|
19.049,2
|
11.273,2
|
|
Rừng nghèo
|
88.603,0
|
23.388,8
|
34.072,4
|
31.141,8
|
|
Rừng phục hồi
|
41.437,4
|
22.088,2
|
10.807,0
|
8.542,2
|
2
|
Rừng trồng
|
88.051,4
|
2.008,1
|
10.837,3
|
75.206,0
|
|
Rừng trồng gỗ
|
87.240,9
|
2.008,1
|
10.837,3
|
74.395,5
|
|
Cao su
|
810,5
|
|
|
810,5
|
II
|
Đất chưa có rừng
|
31.942,5
|
8.002,0
|
12.350,2
|
11.590,3
|
1
|
Đất trống cây bụi
|
5.677,4
|
1.853,9
|
941,6
|
2.881,9
|
2
|
Đất trống có cây gỗ rải rác
|
25.944,2
|
6.148,1
|
11.097,4
|
8.698,7
|
3
|
Đất ngập nước quy hoạch trồng rừng
|
320,9
|
|
311,2
|
9,7
|
4. Trồng rừng
a) Trồng rừng tập trung:
Giai đoạn 2016-2020
|
Tổng diện tích (ha)
|
Đặc dụng (ha)
|
Phòng hộ (ha)
|
Sản xuất (ha)
|
Tổng
|
22.500
|
493
|
4.580
|
17.427
|
Trồng mới
|
3.778
|
270
|
1.803
|
1.705
|
Trồng lại sau khai thác
|
18.722
|
223
|
2.777
|
15.722
|
b) Trồng cây phân tán: 5 triệu cây, trong đó có 1 triệu cây ngập mặn.
5. Khai thác gỗ rừng tự nhiên: Không thực hiện.
II. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
1. Hiệu quả môi trường
- Nâng độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt từ 57- 58% vào năm 2020.
- Phát huy vai trò phòng hộ của rừng, giảm thiểu những tác động của thiên tai gây ra, bảo vệ các công trình trọng điểm. Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị, cải thiện môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái.
- Phát triển hệ sinh thái rừng ngập nước (rừng ngập mặn và rừng ngập ngọt) vùng ven biển và đầm phá, góp phần nâng cao tính đa dạng hệ sinh thái rừng nói chung và đa dạng loài nói riêng.
- Bảo vệ các công trình trọng điểm, các hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện, hệ thống đê kè, giao thông, các khu dân cư, khu công nghiệp
- Nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, giảm thiểu mức độ đe dọa đối với đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng, góp phần cùng hệ thống rừng phòng hộ duy trì và điều tiết nguồn nước chống xói mòn, hạn chế lũ lụt...
2. Hiệu quả xã hội
- Tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động nghề rừng, chế biến sản xuất hàng hoá lâm sản. Ổn định được đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực và các tệ nạn xã hội nảy sinh khác.
- Góp phần giải quyết các chương trình trọng điểm của Nhà nước như xoá đói giảm nghèo, định canh định cư... thông qua trồng rừng kinh tế, khoán quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng...
- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp và nhận thức về vai trò, lợi ích của rừng đối với môi trường và đời sống trong nhân dân.
3. Hiệu quả kinh tế
Phát huy hơn nữa vai trò của ngành lâm nghiệp, phấn đấu để Thừa Thiên Huế là một địa phương mạnh về chế biến lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp và khoa học kỹ thuật của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Quy hoạch sau khi sửa đổi điều chỉnh sẽ đem lại nhiều việc làm cho người dân, bình quân hàng năm có khoảng 13.000 lao động tham gia nghề rừng ổn định có thu nhập qua công lao động khoảng 30 triệu đồng/năm/người.
- Hàng năm cung cấp khoảng 125.000 m³ gỗ các loại cho công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất hàng mộc, thủ công mỹ nghệ.
III. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Chương trình hành động REDD+ quốc gia;
2. Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 (thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP).
3. Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
4. Dự án đầu tư bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020
5. Dự án Kiểm kê rừng
6. Dự án tăng cường năng lực quản lý và hạ tầng kỹ thuật giống
7. Dự án đầu tư phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Dự án đầu tư Vườn thực vật tại khu rừng đặc dụng văn hoá lịch sử Tây Nam Thành phố Huế
9. Nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng
IV. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Chỉ tiêu
|
Đ/vị tính
|
Khối lượng
|
Tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)
|
Tổng cộng
|
|
|
763.447,8
|
1. Bảo vệ rừng
|
lượt ha
|
|
51.406,5
|
- Giao, khoán quản lý bảo vệ
|
lượt ha
|
128.516,3
|
51.406,5
|
2. Phát triển rừng
|
ha
|
|
534.561,3
|
- Khoanh nuôi
|
ha
|
15.000
|
6.000,0
|
+ Không trồng bổ sung
|
ha
|
15.000
|
6.000,0
|
- Trồng rừng
|
ha
|
22.500
|
505.311,3
|
+ Trồng mới
|
ha
|
3.778
|
157.471,3
|
+ Trồng lại
|
ha
|
18.722
|
347.840,0
|
- Cải tạo rừng
|
ha
|
1.500
|
22.500,0
|
- Làm giàu rừng
|
ha
|
250
|
750,0
|
3. Hoạt động khác
|
|
|
177.480,0
|
- Trồng cây phân tán
|
1000 cây
|
4.000
|
167.480,0
|
- Trồng cây ngập mặn phân tán
|
1000 cây
|
1.000
|
10.000,0
|
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
a) Tổ chức quản lý
- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng theo 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
- Kiện toàn và củng cố các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ trên từng đơn vị hành chính hoặc khu bảo tồn.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với việc khai thác, quản lý bảo vệ và trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức thực hiện.
- Quan tâm đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nâng cao nguồn nhân lực cho địa phương, doanh nghiệp lâm nghiệp.
b) Tổ chức sản xuất
Tiếp tục củng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La, các Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, nhằm thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao quản lý và sử dụng.
2. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất lâm nghiệp
a) Công tác quản lý bảo vệ rừng
- Về công tác quản lý bảo vệ rừng: Tiếp tục xây dựng các quy ước quản lý bảo vệ rừng cộng đồng và xây dựng các cam kết tham gia bảo vệ rừng. Thi hành nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng theo quy chế quản lý rừng.
- Quản lý rừng trồng ven biển: Công tác quản lý bảo vệ rừng trồng ven biển cần tổ chức theo mô hình quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ gia đình để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng.
- Đối với các diện tích quy hoạch chuyển đổi từ rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng sản xuất hoặc ngược lại, chính quyền địa phương, ban quản lý, các đơn vị lâm nghiệp cần tuân thủ các quy trình, thủ tục pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng đúng quy định của pháp luật hiện hành.
b) Công tác giao rừng cho thuê rừng
- Tiếp tục giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Thực hiện việc rà soát và thu hồi lại những diện tích đất lâm nghiệp giao không đúng đối tượng, vượt quá hạn để điều chỉnh giao cho các hộ chưa có đất canh tác phát triển sản xuất ổn định đời sống, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ.
- Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị lâm nghiệp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và chủ động trong kinh doanh rừng, tiến tới cho thuê rừng của các đơn vị.
- Tăng cường công tác giao rừng tự nhiên ở những vùng gần dân cư cho cộng đồng, hộ gia đình, nhóm hộ, ưu tiên cho những hộ nghèo, bà con dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Nhà nước đã ban hành
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm
a) Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu và tuyển chọn các loài cây trồng rừng thích nghi trên các dạng địa hình, các loại thổ dưỡng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống cây trồng và kinh nghiệm sản xuất cây giống bản địa trong nhân dân để sản xuất giống chất lượng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phát triển mạng lưới cung ứng giống trên địa bàn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch phát triển rừng trong từng giai đoạn.
- Đánh giá các mô hình trồng rừng thâm canh, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc, các trang trại lâm nghiệp.... để nhân rộng trong sản xuất nhằm đáp ứng hiệu quả cao.
b) Giải pháp về giáo dục đào tạo và khuyến lâm
- Có chính sách thu hút lao động nông thôn tham gia nghề rừng, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để phổ biến kiến thức, kỹ năng lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại.
- Xây dựng hệ thống khuyến lâm đến cấp huyện để thực hiện tốt chương trình khuyến lâm về cơ sở.
4. Giải pháp về chính sách
a) Chính sách đất đai và quy hoạch đất lâm nghiệp
- Đẩy mạnh giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình sử dụng cho mục đích lâm nghiệp lâu dài ổn định.
- Tiến hành rà soát việc giao đất chưa đúng mục đích sử dụng, đất không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích phải thu hồi để cấn đối sử dụng đất hợp lý, công bằng.
b) Phân công phân cấp về quản lý nhà nước
- Phân cấp trách nhiệm quản lý rừng đến cấp huyện, xã, thôn. Phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Phân định rõ ràng phạm vi ranh giới quản lý của các chủ rừng trên thực địa. Xác lập cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng. Những khu vực chưa có chủ rừng, trong thời điểm hiện tại giao cho Kiểm lâm quản lý thông qua UBND xã.
c) Chính sách về tài chính
- Cần tập trung đầu tư nguồn ngân sách cho quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng thương mại với lãi suất hợp lý và có chính sách cởi mở, thông thoáng.
- Tạo cơ chế thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp thông qua các dự án tài trợ quốc tế của các tổ chức dự án như: JICA, ADB..., khuyến khích đầu tư vốn trồng rừng đặc sản, rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng các cơ chế cho thuê đất, liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư và bằng các chính sách đầu tư, hưởng lợi và chính sách ưu đãi khác.
5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá và quy hoạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp theo yêu cầu mới, gắn quy hoạch với đào tạo.
- Tập trung đào tạo cho cán bộ cấp xã chưa có bằng cấp, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế cho cán bộ cao đẳng và trung học hiện có, bồi dưỡng nâng cao trình độ về quản lý Nhà nước cho cán bộ đại học và đào tạo trên đại học.
- Cần thu hút được lao động nông thôn tham gia nghề rừng. Đầu tư mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho nông dân. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lâm nghiệp cho cán bộ kỹ thuật xã, thôn bản, chủ trang trại rừng.
6. Giải pháp hỗ trợ của Trung ương, các ngành và hợp tác quốc tế
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành từ Trung ương và địa phương về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơ chế chính sách... tranh thủ tối đa việc huy động các nguồn vốn từ Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) và Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF)...
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính về việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân bổ kế hoạch và cấp vốn thực hiện hàng năm kịp thời đúng mục đích.
- Có cơ chế phối hợp với lực lượng Công an, Quân đội, Toà án, Viện Kiểm sát trong việc thực thi quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.