(Trích Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 03 năm 2007 của UBND tỉnh)
 
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015.
2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các xã thuộc 8 huyện và thành phố Huế.
3. Đối tượng quy hoạch:   Gồm các loại gia súc, gia cầm.
4. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:
4.1. Quan điểm:
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hoá, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng địa phương.
- Xác định gia súc, gia cầm là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và hiệu quả cao.
- Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giống (đến cấp ông bà) khuyến khích  phát triển sản xuất giống trong nhân dân thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi để mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển chăn nuôi.
- Từng bước đầu tư về công nghệ chế biến súc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật  thâm canh cao đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
4.2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 26,7% năm 2005 lên 40% năm 2010 và 45% năm 2015.
- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm .
b) Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn 2006-2010:
- Các địa phương (cấp huyện) xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương mình.
- Phấn đấu đến 2010 đạt các chỉ tiêu về số lượng tổng đàn: trâu gần 35.000 con, bò 37.000 con, lợn  343.000 con, dê 8.000 con, gia cầm gần 2,4 triệu con.
- Tổng sản lượng thịt hơi: 45.400 tấn (trâu, bò: 2.800 tấn, lợn:  37.050 tấn, dê: 150 tấn, gia cầm: 5.400 tấn). Sản lượng trứng: 30 triệu quả.
- Giá trị sản xuất ước đạt 980 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2011-2015:
- Phấn đấu đến 2015 đạt các chỉ tiêu về số lượng tổng đàn: trâu 37.000 con, bò 52.500 con, lợn  431.000 con, dê hơn 13.000 con, gia cầm gần 4 triệu con.
- Tổng sản lượng thịt hơi: 65.200 tấn (trâu, bò: 3.400 tấn, lợn: 52.400 tấn, dê: 300 tấn, gia cầm: 9.100 tấn, ). Sản lượng trứng: 50 triệu quả.
- Giá trị sản xuất ước đạt 1.420 tỷ đồng.
5. Quy hoạch phát triển chăn nuôi:
5.1. Phương hướng chung:
- Phát triển chăn nuôi nông hộ, gia trại và trang trại xây dựng và phát triển mạnh các cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp với quy mô vừa và lớn. Xây dựng các vùng chăn nuôi truyền thống, tiến tới hình thành vùng, cụm sản xuất nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi phát triển, xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến súc sản để thu hút, liên kết  thị trường tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu.
- Hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất giống vật nuôi tiến tới chủ động nguồn giống vật nuôi cho cả tỉnh tiếp tục bảo tồn giống vật nuôi bản địa (gà ri, vịt cỏ, lợn Móng Cái...) đồng thời lựa chọn nhập nội các dòng, chủng loại vật nuôi có tầm vóc lớn (trâu, bò, lợn) để cải tạo giống địa phương tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xây dựng các cơ sở, hệ thống sản xuất giống vật nuôi, chú trọng xây dựng các trung tâm giống cấp I, giống chất lượng cao, vùng giống nhân dân để cung cấp con giống cho sản xuất đầu tư tạo ra các đàn giống hạt nhân (đại gia súc) đạt từ 10-15% tổng đàn trâu bò làm con giống.
- Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn gia súc, phát triển đồng cỏ, bãi chăn vừa tập trung vừa phân tán trong nông hộ, gia trại, trang trại tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi thông qua áp dụng các quy trình xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thu của vật nuôi.
- Xây dựng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm thích hợp với điều kiện địa phương xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vật nuôi đối với một số bệnh nguy hiểm thường xảy ra, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, tăng độ tin cậy trong chăn nuôi để nông dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.
5.2. Kế hoạch định hướng:
- Ổn định và phát triển, cải thiện tầm vóc đàn trâu theo hướng chăn nuôi trâu sinh sản và lấy thịt phát triển nhanh đàn bò về số lượng, cải tiến cơ bản về chất lượng, đồng thời áp dụng phương thức chăn nuôi bán thâm canh đẩy mạnh công tác giống để cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa quy hoạch một số diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi trâu bò.
- Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp để thuận tiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Phát triển vùng chăn nuôi dê phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đa dạng hóa vật nuôi.
- Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thâm canh công nghiệp sử dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng trứng thịt, gà thả vườn nhâp nội. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm phân tán sang chăn nuôi công nghiệp.
- Phát triển chăn nuôi theo quy hoạch của tỉnh theo hướng hạn chế dần và tiến đến không phát triển chăn nuôi nơi tập trung đông dân cư để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gà, lở mồm long móng…,đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế dịch bệnh lây lan cho người và gia súc, gia cầm.
   5.3. Các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi qua từng giai đoạn:
TT |
Chỉ tiêu |
Số lượng năm  2005 |
Giai đoạn 2006-2010 |
Giai đoạn 2011-2015 |
|
Số lượng đến năm 2010 |
Tăng bq hàng năm (%) |
Số lượng đến năm 2015 |
Tăng bq hàng năm (%) |
|
|
1 |
Trâu  (con) |
32.241 |
34.500 |
1,3 |
37.000 |
1,3 |
|
2 |
Bò (con) |
22.967 |
37.000 |
10,0 |
52.500 |
7,3 |
|
  |
- Trong đó bò lai |
4.140 |
15.000 |
29,4 |
26.000 |
11,7 |
|
3 |
Lợn (con) |
264.787 |
343.000 |
5,3 |
431.000 |
4,7 |
|
  |
- Trong đó lợn ngoại |
6.083 |
52.000 |
53,6 |
127.000 |
19,6 |
|
4 |
Dê (con) |
2.327 |
8.000 |
28,0 |
13.300 |
10,7 |
|
5 |
Gia cầm (1000con) |
1.722 |
2.300 |
6,5 |
4.000 |
10,8 |
|
6 |
SL thịt hơi (tấn/năm) |
24.903 |
45.400 |
12,8 |
65.000 |
7,5 |
|
7 |
SL trứng (triệu quả) |
23 |
30 |
5,04 |
54 |
12,5 |
|
8 |
Giá trị SL (tỷ/ năm) |
418 |
980 |
18,6 |
1.421 |
7,7 |
|
9 |
Tỷ trọng giá trị SPCN/GTSPNN(%) |
26,7 |
40 |
  |
45 |
  |
|
|
6. Nội dung quy hoạch:
6.1. Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân:
- Cơ sở sản xuất giống: Xây dựng 1-2 trại giống lợn ngoại cấp ông bà và các trại giống bố mẹ có quy mô lớn, các trại giống cấp I tập trung. Trước mắt khảo sát để xây dựng 1 trại giống lợn ngoại cấp bố mẹ qui mô 1000con và nâng qui mô đến 2000 con vào năm 2010. Lâu dài quy hoạch thêm 2-3 trại giống lợn ngoại cấp bố mẹ theo quy mô vùng mở rộng qui mô các cơ sở sản xuất tinh dịch gia súc. Ngoài ra hàng năm lựa chọn nhập những con giống gia súc tốt từ các địa bàn khác vào tỉnh để cải tạo chất lượng đàn củng cố và phát triển trại giống gà thả vườn nhập nội (Tam Hoàng, Lương Phượng). Mỗi huyện quy hoạch xây dựng 1 trại gà giống. Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà xây dựng từ 2-5 trại vịt bố mẹ và 5-10 trại vịt đẻ trứng thương phẩm với quy mô trên 2.000 con mái đẻ, theo mô hình an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm.
- Vùng giống nhân dân: Xây dựng vùng giống nhân dân đối với lợn nái Móng Cái, lợn nái lai F1 (Móng cái x ngoại), lợn nái ngoại, và đàn bò cái lai.(Xem chi tiết tại Phụ lục 1)
6.2. Quy hoạch chăn nuôi trang trại tập trung:
- Trang traị trâu bò: Bố trí ở 48 xã thuộc 8 huyện với diện tích 689 ha (trong đó 3 xã huyện A Lưới: gia trại).
- Trang trại lợn: Bố trí ở 52 xã thuộc 8 huyện và thành phố với diện tích 229 ha (trong đó 4 xã huyện A Lưới: gia trại).            
- Trang trại gia cầm: Các trại gà được bố trí ở 32 xã thuộc 8 huyện với diện tích 60 ha (trong đó 5 xã huyện A Lưới: gia trại) trang trại vịt bố trí ở 30 xã thuộc 6 huyện với diện tích 167 ha.
- Các trang trại khác (dê, đà điểu, chim cút,…): Bố trí ở 21 xã thuộc 5 huyện với diện tích 259 ha (trong đó 5 xã huyện A Lưới: gia trại).(Xem chi tiết tại Phụ lục 3)
6.3. Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ: Tổ chức lại chăn nuôi gia trại, nông hộ (hộ có quy mô nuôi trâu bò từ 10 con trở lên, lợn nái trên 10 con, lợn thịt từ 25 đến 100 con, gia cầm trên 500 con) theo hướng giảm dần, chấm dứt hình thức nuôi phân tán, tận dụng chuyển dần sang chăn nuôi thâm canh, bán công nghiệp để đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.
6.4. Quy hoạch diện tích đất trồng cỏ và vùng nguyên liệu cho chăn nuôi: Phát triển các đồng cỏ tập trung với việc trồng các giống cỏ cho năng suất cao, vừa cải tạo đồng cỏ tự nhiên có sự quản lý trong chăn thả, thu hoạch cỏ và phát triển trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi theo hộ gia đình để chủ động nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Diện tích cỏ trồng sẽ tăng từ 26 ha ( 2005) lên 100 ha (2006), 1.190 ha ( 2010) và 1.520 ha (2015). (Xem chi tiết tại Phụ lục 2)
7.  Các giải pháp tổ chức thực hiện.
7.1 Giải pháp về kỹ thuật:
a) Giải pháp về giống vật nuôi: Thực hiện các chính sách ưu đãi trong chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp của Chính phủ chọn lọc, giữ giống, bảo tồn giống quý hiếm, cải tạo, lai tạo con giống:
- Đầu tư mua trâu đực giống ở ngoại tỉnh về để tránh hiện tượng đồng huyết, nâng sức khoẻ, tầm vóc của đàn trâu chọn bò cái địa phương có trọng lượng trên 170kg (3 năm tuổi trở lên) và cho đực lai Zêbu nhảy trực tiếp để sau 3-5 năm toàn bộ đàn bò cái nền có 1/4 máu Zêbu trở lên (trọng lượng bò cái từ 220-250kg) thải bò đực địa phương, loại bò cái địa phương không đạt tiêu chuẩn dùng tinh đực giống ngoại thuần phối giống với đàn bò cái nền lai để nâng cao tầm vóc.
- Bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, lợn ngoại) phù hợp với điều kiện của từng vùng hàng năm nhập một số giống lợn ngoại hậu bị cấp bố mẹ để chủ động cung cấp giống lợn nuôi thịt cho người dân tăng số lượng và chất lượng đực giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp tinh cho các cơ sở chăn nuôi lợn nái.
- Phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm có quy mô vừa và lớn trong vùng quy hoạch trang trại, gắn với đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
b) Giải pháp về chuồng trại:
Xây dựng chuồng trại phải cách biệt nơi dân cư, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, phù hợp với từng loại vật nuôi. Các trang trại chăn nuôi phải xây chuồng trại theo quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT.
c) Giải pháp về thức ăn:
Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở các khu và cụm công nghiệp tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tăng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi chọn lọc đưa vào trồng đại trà các giống cỏ có năng suất cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
d) Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền:
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi của người dân. Tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh phát triển các hình thức tổ chức sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển chăn nuôi trong nhân dân.
- Áp dụng kết quả các công trình nghiên cứu  về chăn nuôi đã có.
đ)  Giải pháp về thú y và môi trường:
- Công tác thú y: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vaccine các loại dịch bệnh nguy hiểm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện chăn nuôi, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y tăng cường hệ thống mạng lưới thú y từ tỉnh đến cơ sở kể cả năng lực đội ngũ cán bộ thú y, trang thiết bị làm việc.
- Giải pháp về môi trường: Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, phát triển bền vững,.... khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín từ chuồng trại, giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh,... để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thú y.
7.2. Giải pháp về giết mỗ, chế biến và thị trường tiêu thụ:
a)  Về giết mỗ, chế biến gia súc, gia cầm:
- Không duy trì các điểm giết mổ phân tán tại các chợ lớn, chợ không đảm bảo vệ sinh thú y, đô thị, khu tập trung đông dân cư hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến việc chế biến súc sản đăng ký thủ tục về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có ở thành phố Huế tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, nhất là từ nguồn FDI để  đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến súc sản, chế biến thức ăn chăn nuôi với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
b) Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi:
Xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các siêu thị trong và ngoài tỉnh... trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân cận để trao đổi thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm nguồn đối tác,...để thúc đẩy chăn nuôi phát triển kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
7.3. Giải pháp về chính sách:
a) Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Rà soát, bổ sung biên chế cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y nhất là ở địa phương, cơ sở tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở.
b) Chính sách về đất đai: Thực hiện tốt chính sách đất đai trong quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại ưu đãi về thuê tiền sử dụng đất đối với  các tổ chức, cá nhân sử dụng đất hoặc thuê đất để sản xuất giống tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được cấp đất sản xuất theo quy định.
c) Chính sách về đầu tư, tín dụng:
Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn ngân sách, các chương trình dự án, vốn vay, nhân dân đóng góp, doanh nghiệp, … để đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi. Trong đó kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước ưu tiên để hỗ trợ đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để hình thành và phát triển các vùng sản xuất giống tập trung, trọng điểm, các trung tâm, trại giống cấp ông bà, cấp I, hạ tầng của các đơn vị sự nghiệp các nghiên cứu khoa học về giống, chọn tạo nhân và chế biến giống, xây dựng một số mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống, công tác tăng cường quản lý chất lượng giống, công tác tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y. 
Tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, xây dựng công trình khí sinh học (biogas), sản xuất, chế biến giống.
7.4. Nội dung đầu tư:
a) Cải tạo đàn trâu: Thay đổi trâu đực giống 2006-2010: 220 con 2011-2015: 200 con.
b) Lai tạo đàn bò: Mỗi huyện hình thành 2 vùng thụ tinh nhân tạo bò, đồng thời thực hiện đưa đực lai vào nhảy trực tiếp để cải tạo đàn cái nền nhập bò cái lai để thay thế và tăng đàn tiến hành thiến bò đực cóc, triển khai thụ tinh nhân tạo, trồng cỏ chăn nuôi trâu bò đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên bò, tập huấn, tham quan các mô hình về chăn nuôi trâu cho nông dân .
c) Nạc hoá đàn lợn: Nhập giống lợn ngoại thuần cấp ông bà, đực giống sản xuất tinh, đầu tư phát triển nuôi 2.000 lợn nái F1 thực hiện thụ tinh nhân tạo lợn, tập huấn, tham quan các mô hình nuôi lợn nái ngoại, nái lai cho nông dân chuyển đổi một số hộ nuôi lợn nái nội sang nuôi nái lai F1, đẩy mạnh chăn nuôi lợn trang trại, gia trại đầu tư xây dựng trại lợn ngoại cấp ông bà và trại lợn cấp bố mẹ theo mô hình công nghệ mới do tỉnh quản lý.
d) Chăn nuôi gia cầm: Nhập gà giống cấp bố mẹ nuôi thịt từ nay đến 2010: 71.000 con.
đ. Công tác thú y: Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh dịch tả lợn và lở mồm long móng thực hiện công tác tiêm phòng các bệnh nguy hiểm (cúm gia cầm, LMLM) xây dựng và phát triển mạng lưới thú y cơ sở (xã, phường, thị trấn).
e). Khuyến nông: Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả trong chăn nuôi.
8. Dự kiến một số đề án, dự án trọng điểm giai đoạn 2006-2015.
+ Dự án lai tạo đàn bò, thực hiện từ 2006-2015.
+ Dự án nạc hoá đàn lợn, thực hiện từ 2006-2015.
+ Dự án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm, thực hiện từ 2006-2015.
+ Dự án trồng cỏ và chế biến thức ăn xanh cho trâu bò, thực hiện từ 2006-2015.
+ Đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh - dịch tả lợn và khống chế dịch lở mồm long móng, thực hiện từ 2006-2010.
+ Đề án Phát triển và nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật các cấp về chuyên môn và quản lý trong chăn nuôi, thực hiện từ 2006-2010.
9. Kinh phí đầu tư:  Tổng vốn: 297,531 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 2006-2010: 185,905 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015: 111,626 tỷ đồng.
* Nguồn vốn: Ngân sách hỗ trợ vốn vay vốn của doanh nghiệp vốn tự có của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
10. Thời gian thực hiện:  Thời kỳ 2006-2015.
11. Tổ chức và điều hành thực hiện quy hoạch.
11.1. Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch chăn nuôi
a) Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo quy hoạch phát triển chăn nuôi cấp tỉnh.
Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh. Ban chỉ đạo tỉnh có thể thành lập thêm  tổ công tác chuyên ngành để tham mưu cho ban chỉ đạo tỉnh triển khai các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao.
b) Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện gồm Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm trưởng ban các thành viên ban chỉ đạo là các đơn vị chức năng thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn.
Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể của địa phương mình để chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên phạm vi quản lý của địa phương.
11.2. Điều hành thực hiện quy hoạch
a) UBND tỉnh và Ban chỉ đạo cấp tỉnh:
- UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi và ban hành quyết định về một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2015.
- Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng và nhiệm vụ trong công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi do UBND tỉnh giao.
- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện dự án quy hoạch này.
b) UBND cấp huyện:
UBND huyện và thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ban ngành chức năng để xây dựng và triển khai thực hiện công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa phương mình theo quy hoạch đã được duyệt
c) UBND cấp xã:
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
d) Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn nuôi:
Thực hiện đúng các quy định về chăn nuôi thú y của Nhà nước.