I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, QUY MÔ VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ
1. Mục đích
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trồng rừng thay thế khi chuyển rừng mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, góp phần ổn định độ che phủ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
Phù hợp với Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, phù hợp với Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
3. Quy mô
Tổng diện tích trồng rừng thay thế trong giai đoạn 2023-2025 là: 2.044 ha, trong đó:
- Trồng rừng đặc dụng: 225,5 ha.
- Trồng rừng phòng hộ: 835,0 ha.
- Trồng rừng sản xuất: 983,5 ha.
4. Nguyên tắc phân bổ diện tích đất trồng rừng thay thế
- Diện tích đất trồng rừng thay thế được phân bổ theo nguyên tắc từ dễ đến khó; từ diện tích lớn, liền vùng, liền thửa đến diện tích nhỏ, không liền vùng, liền thửa.
- Sau khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư, khi khảo sát, điều tra cụ thể tại thực địa để lập thiết kế, dự toán nếu quỹ đất tại khu vực thiết kế không đủ diện tích đã được giao trồng rừng thay thế do các yếu tố khách quan như độ dốc, đá tảng, đá lộ đầu lớn… thì được điều chỉnh sang khu vực khác phù hợp để khảo sát lập dự toán, thiết kế nhằm đảm bảo quy mô diện tích đã được giao.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp đất đai
Tổng diện tích dự kiến trồng rừng thay thế giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 là 2.044 ha, phân theo các đơn vị chủ rừng và năm thực hiện như sau:
(Chi tiết theo phụ biểu đính kèm)
Đối với diện tích 1.000 ha kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2023, trong đó có 678,5 ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất được ưu tiên phân bổ để trồng rừng thay thế đối với diện tích khoảng 600 ha do các chủ dự án đã nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nhưng chưa bố trí được.
2. Giải pháp nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực
a) Khái toán nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn đầu tư dự kiến do các chủ dự án không tự trồng rừng thay thế nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trên cơ sở diện tích dự kiến trồng rừng thay thế và khái toán nhu cầu vốn là 227,810 tỷ đồng. Trong đó:
- Năm 2023: 97,504 tỷ đồng.
- Năm 2024: 55,832 tỷ đồng.
- Năm 2025: 74,474 tỷ đồng.
b) Nguồn nhân lực:
Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ sau khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư trồng rừng thay thế tiến hành tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công có đủ năng lực, nguồn nhân lực để tổ chức triển khai thực hiện trồng rừng thay thế đảm bảo tính khả thi, tiến độ và có hiệu quả.
3. Giải pháp kỹ thuật
a) Hiện trường: Các đơn vị được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế tổ chức xác định hiện trường, tiến hành khảo sát, điều tra hiện trạng tại thực địa để xác định các biện pháp kỹ thuật cụ thể và lập thiết kế, dự toán.
b) Thời vụ trồng rừng: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng sinh thái và loài cây đem trồng để lựa chọn mùa vụ trồng rừng phù hợp, trong đó các mùa vụ trồng rừng chủ yếu gồm vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân.
c) Loài cây trồng:
- Đối với rừng đặc dụng: Lựa chọn các loài cây bản địa có phân bố trong khu rừng đặc dụng và phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng.
- Đối với rừng phòng hộ: Lựa chọn những loài cây bản địa sinh hoặc cây nhập nội đã được trồng lâu năm phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng. Đối với nơi có điều kiện lập địa xấu, nghèo dinh dưỡng có thể trồng thuần loài các cây mọc nhanh để cải tạo đất trong 01 chu kỳ khai thác và thực hiện trồng lại rừng bằng các loài cây bản địa theo quy định.
- Đối với rừng sản xuất: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh và điều kiện lập địa nơi trồng.
TT
|
Đơn vị
|
Tổng diện tích (ha)
|
Phân theo năm trồng
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
1
|
Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới
|
98,0
|
15,0
|
83,0
|
|
2
|
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân
|
202,0
|
38,0
|
|
164,0
|
3
|
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ
|
442,8
|
271,6
|
67,0
|
104,2
|
4
|
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hương
|
332,8
|
90,0
|
77,0
|
165,8
|
5
|
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy
|
870,9
|
497,9
|
273,0
|
100,0
|
6
|
Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao La
|
10,0
|
10,0
|
|
|
7
|
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền
|
33,5
|
23,5
|
|
10,0
|
8
|
Vườn Quốc gia Bạch Mã
|
54,0
|
54,0
|
|
|
|
Trong đó
|
2.044,0
|
1.000,0
|
500,0
|
544,0
|
|
Trồng rừng đặc dụng
|
225,5
|
90,5
|
|
135,0
|
|
Trồng rừng phòng hộ
|
835,0
|
231,0
|
195,0
|
409,0
|
|
Trồng rừng sản xuất
|
983,5
|
678,5
|
305,0
|
|