Các điệu lý
  

Lý có nghĩa là hát. Đây là những ca khúc dân gian. Những ca khúc này khác với các làn điệu dân ca như hò, vè, hát văn... ở chỗ không dùng một số làn điệu nhất định cho rất nhiều lời thay đổi. Trong những bài lý, ca từ và nhạc điệu cùng nằm trong một cấu trúc hoàn chỉnh. Về mặt diễn xướng, lý không gắn với những hình thức lao động hay sinh hoạt của dân gian, mà đã đạt đến tầm mức nghệ thuật thuần tuý. Không phải ai cũng biết những bài lý, mà thường chỉ những người tương đối có thể hiểu biết và yêu thích ca nhạc mới hát được những bài này. Nói cách khác, mức độ nào đó có thể xếp những bài lý vào loại đàn ca tài tử. Mặc dù vậy, xưa nay ở trong các sưu tập  của mọi miền, lý vẫn được xếp vào kho tàng dân ca.

Vậy, có thể xem lý là một loại nhạc tài tử dân gian. Các điệu lý ở Huế rất phong phú, mỗi điệu một sắc thái khác nhau. Lý tử vi biểu hiện tình yêu đằm thắm, phảng phất nỗi buồn lưu luyến đầy thơ mộng. Lý mười thương mộc mạc mà duyên dáng, ngọt ngào. Lý tình tang vui tươi, nhí nhảnh. Lý ngựa ô sôi nổi, nồng nàn. Lý hoài nam bâng khuâng xao xuyến...

Hầu  như các điệu lý được phổ nhạc theo lời thơ lục bát hoặc song thất lục bát phá thể.

Lý giao duyên

Gặp nhau đây mới buổi đầu trăng gió

Xin hỏi một điều: cô đã có chồng chưa?

Lý ngựa ô

Ngựa ô núp dưới hồ

Bắt lên mà thắng, thiếp đưa chàng về dinh

Ngựa ô em thăng kiệu vàng

Em tra khớp bạc, một bộ lục lạc đồng đen, một bộ dây cương tím trắng

Em sắm cho chàng, cho đẹp, cho xinh.

  

 Bản in]
Các bài khác