I. Quan điểm phát triển
1. Phát huy cao độ các tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng huy động nội lực, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững. Xây dựng huyện Phú Lộc trở thành vùng kinh tế động lực, năng động phía Nam của Tỉnh.
2. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển khu vực dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp, phát huy hiệu quả khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các khu, cụm công nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
3. Hoàn chỉnh đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế: giao thông, mạng lưới điện, thủy lợi, bưu chính viễn thông, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường... Chú trọng phát triển hạ tầng đô thị chuẩn bị các điều kiện để phát triển Phú Lộc trở thành thị xã. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và hình thành các khu đô thị mới tiện nghi, hiện đại, tạo hạt nhân và chuẩn bị các điều kiện hình thành thành phố Chân Mây.
4. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Coi trọng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng xã hội: Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, công trình phúc lợi công cộng. Chú trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
5. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
6. Gắn phát triển kinh tế với giữ vững an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Phú Lộc trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của Tỉnh, của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung. Đến năm 2020, đầu tư phát triển Phú Lộc trở thành một đô thị hiện đại, sinh thái, công nghệ cao với trung tâm là đô thị Chân Mây - Lăng Cô.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất kinh doanh (VA-GDP) 19-21% thời kỳ 2011-2015 và 17-18% thời kỳ 2016-2020.
- Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 62%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28 %, nông lâm ngư giảm còn 10% đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng là 68,4% - 24,6% - 7,0%.
- Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 51,5 triệu đồng, năm 2020 đạt 136,8 triệu đồng/năm.
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 19-20%/năm.
b) Mục tiêu về xã hội:
- Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 đạt 0,9%, năm 2020 duy trì ở mức 0,8%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 4,85%, năm 2020 còn 2-3% (theo tiêu chí thời kỳ 2006-2010).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50 - 55% vào năm 2015 và 60 - 65% vào năm 2020 và tăng lên trong các thời kỳ sau. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,4% năm 2020.
- Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở cho dân số trong độ tuổi phấn đấu đạt phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020.
- Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 12% năm 2015 và 7% vào năm 2020.
- Tỉ lệ hộ dùng nước sạch năm 2015 đạt 95%, năm 2020 đạt 100%.
c) Mục tiêu về môi trường:
- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước ở các thị trấn, khu đô thị Chân Mây thu gom 100% rác thải sinh hoạt đô thị quản lý, xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế tiến tới xây dựng công trình xử lý, chế biến rác có công nghệ tiên tiến.
- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn. Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế, đến năm 2020 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị làm giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng độ che phủ rừng lên 64 - 65%. Bảo vệ tốt hệ sinh thái biển - đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô và hệ lâm sinh thái Bạch Mã - Hải Vân, bảo vệ rừng ngập nước ven biển, nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế tối đa các tác hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra cải thiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn v.v.
III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
1. Lựa chọn các trọng điểm đột phá
- Trọng điểm 1: Phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành địa bàn kinh tế động lực mang ý nghĩa vùng và cả nước.
- Trọng điểm 2: Khai thác hiệu quả các khu vực trọng điểm du lịch Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân. Phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao thành ngành kinh tế chủ đạo.
- Trọng điểm 3: Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị góp phần đáp ứng mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, trọng tâm là thị trấn Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô, khu vực Chân Mây, Vinh Hưng, Vinh Hiền, La Sơn.
- Trọng điểm 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
2.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế
a) Lĩnh vực dịch vụ:
Phương hướng và mục tiêu phát triển chung: Phát triển lĩnh vực dịch vụ theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá, là động lực chính thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch cao cấp, dịch vụ chất lượng cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm khu vực dịch vụ thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 26%, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 20%. Đến năm 2020, lĩnh vực dịch vụ thu hút khoảng 34.800 người, chiếm 42% tổng lao động xã hội.
- Thương mại: Khai thác, phục vụ tốt thị trường tại chỗ, đặc biệt là cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các khu du lịch, khu công nghiệp, các đô thị, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô... Phát triển hợp tác thương mại, lưu thông hàng hóa, dịch vụ với các đô thị. Phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn, xây dựng chợ đầu mối La Sơn. Từng bước hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị ở Chân Mây, Lăng Cô, thị trấn Phú Lộc và Vinh Hiền...
- Dịch vụ: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có tiềm năng lợi thế chú trọng phát triển các dịch vụ chất lượng cao như du lịch, bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, tư vấn pháp luật... Xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành trung tâm phát triển dịch vụ đa ngành, dịch vụ chất lượng cao, hình thành trung tâm tài chính, thông tin mang tầm khu vực và quốc tế.
- Du lịch: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng cụm du lịch Bạch Mã - Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô - Hải Vân thành các trung tâm du lịch tổng hợp chất lượng cao. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái (rừng, biển, đầm phá), du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội - nhân văn, du lịch tâm linh. Gắn phát triển du lịch với bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái động thực vật, hệ sinh thái đầm phá và giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các địa phương. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu phát triển du lịch: tăng doanh thu du lịch khoảng 22-25%/năm, thu hút số lượt khách du lịch đến địa phương tăng khoảng 18-20%/năm.
- Bưu chính - viễn thông: Phát triển nhanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet và các dịch vụ mới. Phấn đấu đến năm 2020, số máy điện thoại thuê bao đạt 40-45 máy/100 dân.
b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phát huy được các tiềm năng như chế biến thủy, hải sản, nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng...
Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Chân Mây, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, hiện đại. Đầu tư các cụm công nghiệp - làng nghề La Sơn, Vinh Hưng, thu hút các ngành công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, thu hút lao động địa phương. Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 18-19%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 15%/năm thời kỳ 2016 - 2020. Lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 16,6 nghìn người, chiếm 20% lao động xã hội trên địa bàn. Đến năm 2020, thu hút đầu tư lấp đầy 80 - 100% các cụm công nghiệp hiện có.
c) Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
- Phương hướng và mục tiêu phát triển chung: Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nền nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển ngành nghề. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, các hệ sinh thái đầm phá, lâm sinh. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân thời kỳ 2011 - 2015 từ 4 - 5%/năm, thời kỳ 2016-2020 ổn định khoảng 4%/năm. Đến năm 2020, lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 30,7 nghìn người, chiếm khoảng 37,0% lao động xã hội.
- Nông nghiệp: Đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tăng cường ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới v.v., tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Duy trì diện tích đất lúa có điều kiện đầu tư thâm canh, chủ động tưới tiêu. Ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 6.000 ha. Hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi cung cấp nông sản, thực phẩm, rau xanh cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô các đô thị, khu du lịch, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hướng mạnh tới xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hoá, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 38 - 40% từ năm 2015 - 2020. Khuyến khích lai tạo, sử dụng giống mới, phát triển mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp tập trung.
- Lâm nghiệp: Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh. Tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chú trọng quản lý, bảo vệ tốt rừng đặc dụng, vườn quốc gia Bạch Mã duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gắn với các các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu. Duy trì khai thác gỗ rừng nguyên liệu hợp lý, đảm bảo trồng mới rừng tập trung từ 170-180 ha/năm, nâng độ che phủ lên 65% vào năm 2020.
- Thủy sản: Phát triển đánh bắt xa bờ, chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp. Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt bình quân 9.000 - 10.000 tấn/năm, trong đó khai thác biển, sông đầm 6.500 - 7.000 tấn sản lượng nuôi trồng từ 2.700 - 3.000 tấn. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cá, bến neo đậu tàu thuyền.
Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.200 - 1.300 ha, riêng diện tích nuôi nước lợ 800 - 900 ha (trong đó nuôi tôm công nghiệp 150 - 200 ha). Tận dụng mặt nước, diện tích ao hồ, sông suối nuôi cá nước ngọt. Đầu tư đồng bộ hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch gắn với công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và sắp xếp lại nò sáo trên sông đầm. Tăng cường công tác kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh.
2.2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội
a) Dân số và lao động: Giảm tỉ lệ tăng dân số còn 0,8 - 0,85% vào năm 2020. Dự báo đến năm 2015 dân số trung bình toàn Huyện có khoảng 162 nghìn người, năm 2020 có 170 nghìn người. Tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 32% vào năm 2015 và tăng lên 60% vào năm 2020.
Mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 1.800 - 2.000 lao động. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45 - 50%, năm 2020 đạt khoảng 55 - 60% và tăng lên trong các thời kỳ sau. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị còn khoảng 3,4% vào năm 2015, xuống 2,6% vào năm 2020.
b) Các lĩnh vực xã hội:
- Giáo dục và đào tạo:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn giáo dục Quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu giai đoạn 2010 - 2020: huy động 92 - 95% trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học có 100% các trường phổ thông được học tin học, kết nối mạng internet. Xây dựng mới trường phổ thông quốc tế tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thành xây dựng Trường dạy nghề Chân Mây và nâng cấp lên Cao đẳng dạy nghề trong các thời kỳ sau. Phát triển các hình thức dạy nghề theo hướng xã hội hóa đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lực lượng lao động của Huyện. Đến năm 2015 có 100% số xã có trung tâm học tập cộng đồng.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Phát triển sự nghiệp y tế cả về qui mô và chất lượng. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa ngành y tế. Giảm tỷ suất sinh tự nhiên bình quân hàng năm 0,03 - 0,04% Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 12% vào năm 2015, đến năm 2020 còn 7%. Đến năm 2015 có 6 bác sỹ, 30 giường bệnh trên 1 vạn dân đến năm 2020 có 10 bác sỹ, 35 giường bệnh trên 1 vạn dân. Đến năm 2015 có 100% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn mức 2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% các đối tượng chính sách, người nghèo. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Phú Lộc (giai đoạn 2) xây dựng phòng khám đa khoa Vinh Giang. Hoàn thành xây dựng bệnh viện Chân Mây, từng bước hiện đại hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các trạm y tế xã.
- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:
Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao xây dựng mới thiết chế văn hoá cơ sở. Đầu tư nâng cấp Nhà văn hoá trung tâm Huyện đến năm 2020, tất cả các xã có sân vận động ngoài trời, phù hợp yêu cầu tổ chức sinh hoạt văn hoá, thể thao. Nâng cấp, xây dựng mạng lưới thông tin, truyền thông đến các xã. Xây dựng trạm thu phát truyền hình tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
- Phát triển khoa học - công nghệ:
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sạch. Hình thành một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật, đào tạo chuyển giao kỹ thuật - công nghệ. Nghiên cứu đầu tư khu công nghệ cao Hồ Truồi ở xã Lộc Điền và xã Lộc Hòa.
- Quốc phòng an ninh:
Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh củng cố các tổ an ninh nhân dân cơ sở, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng phương án chủ động, kịp thời phòng chống, cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Tăng cường công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc tiêu cực. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở, chế độ tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và khả năng ứng phó các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.
Áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, sử dụng và xả thải gây ô nhiễm môi trường, làm hủy hoại và cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Chú trọng quản lý các điểm khai thác khoáng sản hoàn thành đề án sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá Cầu Hai nghiêm cấm khai thác cạn kiệt, đánh bắt hủy diệt thủy sản.
Gi¶m t¸c ®éng tiªu cùc cña qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa, ph¸t triÓn c¸c khu, côm c«ng nghiÖp, ho¹t ®éng du lÞch, dÞch vô tíi m«i trêng. Sö dông c«ng nghÖ s¹ch, c«ng nghÖ hiÖn ®¹i, n¨ng lîng s¹ch h¹n chÕ g©y « nhiÔm kh«ng khÝ, nguån níc gi¶m thiÓu t¸c nh©n g©y « nhiÔm m«i trêng. Kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch.
Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen động thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã, nguồn gen thủy hải sản hệ sinh thái đầm phá, ven biển. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên biển Hải Vân &ndash Sơn Chà, khu bảo tồn thiên nhiên đầm Cầu Hai, khu bảo tồn rừng ngập mặn cửa sông Bù Lu.
Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mặt, xử lý nước thải, chất thải rắn cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các cụm công nghiệp và các làng nghề, khu du lịch, các thị trấn và các khu dân cư tập trung. Xử lý nước thải công nghiệp và dân sinh trước khi đổ vào các sông, hồ, đầm phá, đổ ra biển. Xây dựng công trình xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến. Quan tâm đầu tư giữ gìn vệ sinh môi trường các vùng nông thôn.
IV. Định hướng phát triển theo không gian lãnh thổ
1. Qui hoạch mạng lưới đô thị và các điểm dân cư tập trung
Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành hệ thống đô thị đảm nhiệm các chức năng là hạt nhân kinh tế, động lực phát triển của các tiểu vùng, có tác động lan toả, kéo theo sự phát triển các vùng lân cận. Phấn đấu tăng tỷ lệ dân số đô thị lên 32,0% vào năm 2015 và đạt 60,0% vào năm 2020. Đến năm 2020, hình thành mạng lưới các đô thị bao gồm thị trấn Phú Lộc, thị trấn La Sơn, Vinh Hưng, Vinh Hiền và thành phố Chân Mây.
- Thị trấn Phú Lộc: Có vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện phát triển mạnh các công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ các khu vực nông thôn hiện nay từng bước được đô thị hoá. Dự kiến đến năm 2020, dân số khoảng trên 25 nghìn người.
- Thị trấn Vinh Hưng: Xây dựng thành trung tâm tiểu vùng, điểm đô thị động lực của các xã ven biển Phú Lộc. Dự kiến đến năm 2020, dân số có khoảng 8 - 10 nghìn người.
- Thị trấn Vinh Hiền: Phát triển thị trấn với chức năng là trung tâm thương mại, du lịch, đầu mối giao lưu hàng hoá giữa các xã ven biển với các trọng điểm kinh tế trên địa bàn huyện. Dự báo dân số thị trấn đến năm 2020 có khoảng 8 - 10 nghìn người.
- Thị trấn La Sơn: Phát triển thành trung tâm kinh tế, xã hội của cụm xã phía Bắc- là đô thị cửa ngõ phía Bắc huyện. Dự kiến dân số đến năm 2020 khoảng 10 - 12 nghìn người.
- Thành phố Chân Mây: Có quy mô diện tích khoảng 15.000 ha, giữ vai trò là đô thị trung tâm của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô. Trong giai đoạn 2020-2025, hình thành thành phố Chân Mây, đô thị động lực phía Nam của Thừa Thiên Huế. Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số có khoảng 15 - 20 vạn người.
- Xây dựng và phát triển các khu trung tâm xã, cụm xã, điểm dân cư tập trung nông thôn trên địa bàn các xã như Xuân Lộc, Lộc Hòa, các xã dọc quốc lộ 1A và các xã ven biển.
2. Phát triển địa bàn kinh tế động lực và các tiểu vùng lãnh thổ
a) Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Tập trung đầu tư xây dựng thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng biển mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Ưu tiên phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Phát triển các ngành có hàm kỹ thuật cao, hiện đại, công nghệ cao gắn với cảng Chân Mây. Từng bước mở rộng cảng Chân Mây đáp ứng nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng hóa và vận tải hàng hải quốc tế. Phát triển đô thị Chân Mây - Lăng Cô thành một thành phố tiện nghi, hiện đại, văn minh. Chú trọng vấn đề an sinh xã hội, dân số, lao động, việc làm, ổn định đời sống dân tái định cư, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường.
b) Vùng trung tâm thị trấn Phú Lộc và các xã phụ cận: Bao gồm thị trấn Phú lộc và các xã Lộc Trì, Lộc Điền, Lộc Bình. Đầu tư phát triển mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến hình thành mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị phát triển cây công nghiệp, ăn quả đặc sản, nuôi trồng thủy sản ven đầm phá, ao hồ... tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập dân cư. Chỉnh trang đô thị thị trấn Phú Lộc, chuẩn bị các điều kiện nâng cấp thành thị xã.
c) Vùng phía đồng bằng và gò đồi phía Bắc: Bao gồm các xã đồng bằng và gò đồi miền núi Lộc An, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Xuân Hòa, Lộc Hòa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với đường 14B đi Nam Đông - A Lưới - cửa khẩu A Đớt. Hình thành vùng nông nghiệp tập trung chuyên canh cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sớm hình thành thị trấn La Sơn, xây dựng thành đô thị trung tâm phía Bắc của Huyện.
d) Vùng ven biển, đầm phá: Bao gồm 5 xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền. Được đẩy mạnh phát triển các ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, hậu cần nghề cá, phát triển du lịch biển, đầm phá, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Một số tuyến trục kinh tế
- Trục kinh tế quốc lộ 1A: Xây dựng các đô thị Lộc Sơn, Phú Lộc, Lăng Cô và thành phố Chân Mây là những hạt nhân kinh tế trên tuyến. Tập trung đầu tư xây dựng thành tuyến trục kinh tế động lực.
- Trục kinh tế ven biển, đầm phá (Quốc lộ 49B): Xây dựng các đô thị Vinh Hưng, Vinh Hiền. Đầu tư nâng cấp Quốc lộ 49B, xây dựng tuyến đường ven biển Vinh Mỹ - Vinh Hải - Vinh Hiền, các tuyến đường ngang ra biển, đường kết nối cầu Tư Hiền - cầu Bù Lu - bãi biển Cảnh Dương. Đẩy mạnh khai thác thế mạnh, phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đầm phá, ven biển.
V. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
1. Mạng lưới giao thông
- Nâng cấp, xây mới các công trình giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A, đường cao tốc Huế - Đà Nẵng (đoạn qua địa bàn Phú Lộc) nâng cấp quốc lộ 49B, đường ven biển Lộc Bình nối từ Tư Hiền - Cổ Dù - Cảnh Dương đường ven biển Vinh Mỹ - Vinh Hải mở các tuyến đường ngang từ Quốc lộ 49B ra biển. Xây dựng mới hầm đường bộ đèo Phú Gia, Phước Tượng cầu Hà Trung, Lộc Hòa hệ thống giao thông trong cụm du lịch Quốc gia Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ, hiện đại hoá giao thông đô thị, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Hoàn thành cơ bản bê tông hoá, nhựa hoá hệ thống giao thông nông thôn.
- Nâng cấp các bến xe, hình thành tuyến xe buýt đi Huế và các xã. Xây dựng bến xe liên tỉnh, mạng lưới xe buýt tại đô thị Chân Mây.
- Đầu tư mở rộng cảng Chân Mây, hệ thống đê chắn sóng, mở rộng hệ thống kho bãi, ga hành khách và các điều kiện hạ tầng khác đủ năng lực đón tàu 50.000 DWT, đến năm 2020 công suất hàng qua cảng đạt 8 - 10 triệu tấn. Đầu tư xây dựng bến cảng du lịch với lưu lượng từ 150.000 - 170.000 khách. Hình thành tuyến giao thông thuỷ ven biển từ cửa Tư Hiền đến Chân Mây - Cảnh Dương - Lăng Cô và đến các địa bàn khác trong Tỉnh.
2. Thuỷ lợi
Hoàn thành xây dựng hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam hệ thống thủy lợi An Sơn Bổn, các hạng mục hạ du hồ Truồi hoàn chỉnh hệ thống đê bao đầm phá Cầu Hai, xây dựng các công trình chống xâm thực, bồi lấp cửa Tư Hiền, cửa Cảnh Dương hệ thống đê, kè, cống ngăn mặn trên địa bàn các xã vùng khu Ba. Cải tạo và xây dựng mới các công trình thủy lợi nhỏ, các hồ đập ở vùng gò đồi. Hoàn thành kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho nuôi trồng thủy sản.
3. Cấp nước
Cải tạo, nâng cấp các cơ sở cấp nước hiện có xây mới nhà máy nước Phú Lộc. Đầu tư kiên cố hóa hệ thống cấp nước Boghe. Xây dựng hệ thống cấp nước trên núi Hòn Voi công suất 21.000 m3/ngày - đêm sau nâng lên 83.000 m3/ngày - đêm cung cấp nước cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các xã lân cận. Xây dựng hệ thống cấp nước từ hồ Truồi cho các xã ven biển đầm phá của huyện Phú Lộc và Phú Vang. Phát triển các hệ thống cấp nước công suất nhỏ để giải quyết nước sạch cho các xã vùng miền núi, ven biển. Đến năm 2015 đảm bảo 95%, năm 2020 đạt 100% dân số được dùng nước sạch.
4. Cấp điện
Tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới cấp điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Ưu tiên đầu tư cấp điện cho Khu kinh tế Chân Mây -Lăng Cô, các khu vực trọng điểm du lịch. Xây dựng hoàn chỉnh lưới điện tới các thôn. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số hộ được sử dụng điện.
5. Hạ tầng thông tin
Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu làm việc trực tuyến từ Ủy ban nhân dân Huyện đến các phòng ban chức năng và tiến đến nối mạng trực tuyến với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
VI. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2011-2020
1. Danh mục các chương trình ưu tiên nghiên cứu đầu tư
- Chương trình xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
- Chương trình xây dựng và chỉnh trang đô thị
- Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ
- Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Chương trình xây dựng nông thôn mới
- Chương trình phát triển các lĩnh vực xã hội
- Chương trình phát triển các vùng khó khăn
- Chương trình ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ
- Chương trình bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
2. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư
(Phụ lục kèm theo).
VII. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quy hoạch đề ra, tổng nhu cầu nguồn vốn là rất lớn, cần tập trung vào một số giải pháp huy động vốn chủ yếu sau:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu dành cho đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng.
- Huy động tối đa nguồn lực trong nước, đặc biệt là của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và pháp lý thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn ODA, ADB...
- Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, kết hợp nhiều hình thức, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng theo các hình thức BOT, BT, PPP...
2. Phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động cho các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có trình độ cao nâng cao năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ nhà nước. Có cơ chế chính sách ưu đãi trọng dụng, thu hút người tài, chuyên gia giỏi.
3. Giải pháp khoa học công nghệ
Xây dựng các chương trình phát triển khoa học và tăng cường áp dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào trong sản xuất và đời sống chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, công nghệ cao làm tăng chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa. Phát triển và mở rộng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, trong các ngành văn hoá - xã hội.
4. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thực hiện cơ chế &ldquomột cửa&rdquo, "một cửa liên thông", gắn quyền hạn và trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với từng cơ quan, cán bộ. Đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành.
5. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
Có kế hoạch hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong huyện với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong các khu du lịch trọng điểm, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu cụm công nghiệp phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành chức năng trong Tỉnh triển khai các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn huyện. Mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương trong và ngoài Tỉnh. Xây dựng các chương trình, dự án hợp tác, liên kết với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng... Từng bước mở rộng hợp tác liên kết với các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước trên thế giới.