Kế hoạch phát triển các khu dân cư mới trên địa bản khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
  

(Trích Kế hoạch số 276/ KH-UBND ngày 27/12/2019 của UBND Tỉnh)

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; Quy hoạch chi tiết xây dựng  Khu đô thị Chân Mây; Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Lăng Cô và làng Chài.

Phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng các khu dân cư mới, góp phần tạo quỹ đất đảm bảo phục vụ về nhà ở tại các khu vực, tạo điều kiện phát triển đô thị.

Phát triển quỹ đất để thực hiện bán đấu giá, đấu thầu dự án sử dụng đất, các khu vực phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận.

Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, bao gồm: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, công viên cây xanh. Dành quỹ đất đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật để phát triển các khu dân cư mới.

2.Yêu cầu:

Các khu vực được lựa chọn có chức năng sử dụng đất phù hợp (đất ở, đất dự trữ phát triển,...) theo các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Đề xuất, bổ sung một số khu vực có khả năng phát triển các khu dân cư mới, trong đó đảm bảo các yếu tố sau đây:

+ Các khu vực được đề xuất có vị trí thuận lợi đảm bảo cho việc hình thành các khu dân cư mới.

+ Đáp ứng cơ bản nhu cầu về đấu nối hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước...) để giảm chi phí đầu tư và có tính khả thi khi triển khai thực hiện.

+ Phù hợp hiện trạng, điều kiện tự nhiên của khu vực đảm bảo thu hút đầu tư, có tính khả thi cho việc đầu tư xây dựng (hạn chế tối đa việc san lấp địa hình).

+ Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn và bảo vệ môi trường để góp phần tạo ra môi trường tốt cho việc hình thành các khu dân cư.

II. NNội dung và kế hoạch thực hiện

1. Nội dung công việc

Tổ chức rà soát Quy hoạch chung Quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; Quy hoạch chi tiết xây dựng  Khu đô thị Chân Mây; Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Lăng Cô và làng Chài để có cơ sở xem xét lựa chọn các khu vực hình thành các khu dân cư mới phù hợp.

Đánh giá, xác định phạm vi quy mô, dự kiến kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới (Chi tiết xem Phụ lục 1 kèm theo).

2. Kế hoạch bổ sung thực hiện các Khu dân cư mới dự kiến

2.1 Danh mục bổ sung kế hoạch phát triển các khu dân cư mới trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

STT

Tên khu dân cư mới

Diện tích

(ha)

Nhóm dự án chuẩn bị đầu tư

Nhóm dự án đang kêu gọi đầu tư

Thời gian thực hiện dự án

Ghi chú (họa đồ vị trí xem phụ lục kèm theo)

I.

Khu đô thị Chân Mây

 

 

 

 

Phụ lục 2.1

1

Vị trí 1

35

 

x

2020-2025

 

2

Vị trí 2

43,2

 

x

2020-2025

 

3

Vị trí 3

86

 

x

2020-2025

 

4

Vị trí 4

71

 

x

2020-2025

 

5

Vị trí 5

26,27

 

x

2020-2025

 

6

Vị trí 6

68,8

 

x

2020-2025

 

7

Vị trí 7

44,6

 

x

2020-2025

 

8

Vị trí 8

38,11

 

x

2020-2025

 

II

Khu thị trấn Lăng Cô

 

 

 

 

Phụ lục 2.2

1

Khu ở OTT-B5, OTT-B6, OTT-B7 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Lăng Cô và Làng Chài

1,9

 

x

2020-2025

 

2

Khu ở OTT-B1, OTT-B2, OTT-B3 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Lăng Cô và Làng Chài

1,53

 

x

2020-2025

 

2

Khu ở OTT-A7, OTT-A8 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Lăng Cô và Làng Chài

3,23

 

x

2020-2025

 

2.2 Kế hoạch di dời và tái định cư

 Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp và UBND huyện Phú Lộc tổ chức xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư (nếu có) và thực hiện các công việc liên quan theo quy định.

3. Sơ bộ kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư:

3.1 Sơ bộ kinh phí thực hiện: Dự kiến tổng kinh phí thực hiện là 3.361.088 triệu đồng (Chi tiết xem Phụ lục 3 kèm theo).

3.2 Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới bao gồm: Nguồn vốn Nhà nước, vốn của các Nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. Một số giải pháp thực hiện

1.Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và thu hút đầu tư:

- Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hóa các chế độ, chính sách của Trung ương áp dụng tại các địa phương, các chính sách ưu đãi đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, các thủ tục giao đất, cho thuê đất.

- Các ngành, các cấp và các địa phương liên quan công bố công khai các khu vực phát triển các khu dân cư mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đầu tư.

- Tối ưu hóa công tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất để phát triển các khu dân cư.

2.Tập trung nguồn lực và nguồn vốn đầu tư:

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án để tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, không đầu tư dàn trải.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất; đấu giá đất trên cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng thu ngân sách và phát triển các khu dân cư mới.

-Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ cân đối và bảo đảm nguồn vốn đối ứng để sử dụng có hiệu quả. Tập trung xã hội hóa một số lĩnh vực như: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, du lịch và huy động sự tham gia cộng đồng trong xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị, nhất là các dự án: đường giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường, nhà ở,...

3. Đẩy mạnh phát triển các khu dân cư mới theo lộ trình:

-Tập trung đầu tư xây dựng các khu dân cư mới, khu nhà ở theo lộ trình hợp lý để làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

-Rà soát các danh mục đầu tư để bố trí theo thứ tự ưu tiên, đồng thời phân kỳ đầu tư cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

-Ưu tiên tập trung đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm để tạo động lực cho các khu dân cư mới phát triển.

 

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác