Tiếng hát, Tiếng nói, Hơi thở của một vùng đất

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Câu ca dao có từ một thuở xa lắm, giờ đây như vẫn còn vẽ lên trong ta hình ảnh một xứ Huế tươi đẹp nhưng ngăn cách và hiểm trở. Đó là hình ảnh một vùng đất mới khơi dậy cả ước mơ lẫn ngại ngùng trong lòng những chàng trai Việt từ “đất cũ”: đồng bằng phía Bắc. Có lẽ câu hát đầu tiên ấy đã được người Thuận Hoá đem theo hành trang của mình trên con đường Nam tiến không ít hiểm trở, trong hành trình khai phá và xây dựng nên Huế.

Bên cạnh sự phát triển của làng nghề truyền thống với những thành tựu quý báu trong ngành tiểu thủ công mỹ nghệ dân tộc, bên những phong tục tập quán in dấu nhân sinh độc đáo của một vùng đất, bên những món ăn còn mang dấu ấn của cả văn minh Mường, văn minh Chàm và văn minh dân tộc Việt, bên phong vị rất riêng của nết ăn, nết ở kiểu người Huế... là một kho tàng văn nghệ dân gian, với những chuyện kể, câu đố, tuồng kịch... đặc biệt là sự nở rộ của các loại hình dân ca và kèm theo nó là những lời thơ dân gian: ca dao xứ Huế.

Dù sao đi nữa, từ xưa ca dao Huế đã có câu:

Phá Tam Giang lâu ngày cũng cạn
Truông nhà Hồ ai dạn nấy đi
Lòng dặn lòng chớ ngại ngần chi
Đã thương thì đừng sợ, sợ thì đừng thương.

Yêu mến câu hò tiếng hát của một vùng đất, có khi đủ để quên những ngại ngùng trước những khó khăn về điều kiện, thời gian, hoàn cảnh và trước cả khả năng còn hạn chế của chính mình.

Click vào đây để xem nội dung chi tiết.