Trên tiến trình lịch sử, Huế là vùng đất có sự hiện diện của người Việt từ lâu, nhưng trải qua bao lần qua phần xâm chiếm, đến đầu thế kỷ XIV, người Việt mới di dân lập làng định cư vĩnh viễn ở đây. Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội thì các loại hình văn hoá nghệ thuật cũng dần được hình thành. Bên cạnh sự phát triển của kịch nghệ dân tộc thì tuồng Huế cũng được phôi thai rõ nét. Từ thế kỷ XVII, tuồng Huế đã được hình thành, nó chiếm được tình cảm của dân chúng rất nhanh, quan trọng hơn là nó được các chúa Nguyễn trọng dụng để dần biến thành “quốc kịch” ở miền Nam.

Tuồng phát triển trong dân gian nhờ lối hát cương. Hát cương là cách hát không theo quy định của tuồng bản. Diễn viên nhờ học một số câu theo những làn điệu sẵn có, khi ra sân khấu gặp đúng trường hợp thì hát và hát tuồng từ dân gian đã được đưa vào cung đình mà xuất phát điểm từ vùng Bình Định rồi lan đến Phú Xuân. Hát bội thời kỳ ấy được các chúa Nguyễn trọng dụng và khuyến khích phát triển do nội dung tuồng phù hợp với chủ trương chế độ đương thời “phù Lê diệt Trịnh”, tôn trọng dòng dõi đế vương. Vì vậy, có thể nói triều Nguyễn  đã có đóng góp lớn vào việc phát triển nghệ thuật và nâng cao kịch bản tuồng ở Huế, ngược lại các nghệ nhân cả nước cũng như công chúng Huế đã góp sức cho tuồng kịch trở nên phong phú trở thành mẫu mực và là đỉnh cao của nghệ thuật tuồng Việt Nam.

Ngoài ra nó còn phục vụ như là một phương tiện cho việc truyền đạt những ý tưởng mang tính triết lý và những khía cạnh về vũ trụ của người Việt Nam.  Trong ý nghĩa bao quát nhất của nó, thuật ngữ Nhã Nhạc không chỉ chứa đựng hệ thống âm nhạc cung đình dựa trên thang ngũ âm, mà còn bao hàm cả sự trình diễn thực tế, nó được đặc trưng bởi sự đa dạng của các loại nhạc cụ, và chỉ được biểu diễn vào những dịp nào đó, với các ca công và vũ công riêng. Trống đóng vai trò chủ đạo trong các dàn nhạc cung đình vốn bao gồm một số lượng lớn các nhạc công và mỗi người trong số họ yêu cầu phải có sự tập trung cao để theo được mạch tất cả giai đoạn lễ nghi kéo dài.   

Những biến cố xảy ra ở Việt Nam trong thế kỷ 20 - đặc biệt là sự sụp đổ của nền quân chủ và những thập kỷ chiến tranh liên miên, đã đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của Nhã Nhạc. Bị mất đi ngữ cảnh cung đình, truyền thống âm nhạc này đã mất đi một phần chức năng xã hội nguyên thủy của nó. Với sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng địa phương, một vài nhạc công xưa của cung đình còn sống đang cố gắng làm sống lại truyền thống này và truyền đạt những kỹ năng của họ cho thế hệ trẻ. Một số hình thức Nhã Nhạc nào đó còn sót lại trong các tế lễ và lễ hội dân gian vẫn là một nguồn cảm hứng cho âm nhạc Việt Nam đương đại.

Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Kiochiro Matsuura chính thức công bố trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc Huế. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này, ghi nhận thành quả của một hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của chính quyền Trung ương, địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

(Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)

Click vào đây để xem nội dung chi tiết.