Giới thiệu chung về kiến trúc Huế
  

Nội thất của Lăng Khải Định

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn. Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành "bài thơ đô thị tuyệt tác".

* Kiến trúc đô thị Huế có truyền thống trên nền kiến trúc "tạo cảnh": Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế. Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố có nền kiến trúc "tạo cảnh"- thiên nhiên, kiến trúc và con người hoà quyện vào nhau. Quốc Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh đô đã từng viết: "Nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngang, sông lớn giăng phía trước, núi cao phủ phía sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô...". Với cái nhìn phong thuỷ, kinh đô Huế được xây dựng trên một địa thế núi sông, âm dương hoà hợp, tạo nên một không gian kiến trúc "tạo cảnh" mang nhiều triết lý sâu xa, huyền bí.

* Kiến trúc truyền thống Huế: Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

 Bản in]
Các bài khác