Gió mùa Đông Bắc
  

Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa Châu Á di chuyển xuống nước ta, nơi có khối không khí nóng ẩm đang tồn tại, gây ra gió đông bắc mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu. Không khí lạnh thường xảy ra trong thời kỳ mùa đông nên còn gọi là “gió mùa đông bắc”.

Gió mùa đông bắc là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc Bộ gió có thể mạnh đến cấp 6-7, thậm chí cấp 8, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4-5, có lúc cấp 6, có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao. Đặc biệt, trong thời kỳ giao mùa (tháng 3, 4 và tháng 9, 10), không khí lạnh còn gây ra mưa to, gió lớn, dông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đông (tháng 12, tháng 1), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, rét đậm, rét hại, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Ở nước ta không khí lạnh thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các tháng chính đông, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phía bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Các đợt không khí mạnh, kéo dài có thể ảnh hưởng sâu đến Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Thừa Thiên Huế là địa phương chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc. Trung bình hàng năm có khoảng 22 đợt không khí lạnh xâm nhập tới Thừa Thiên Huế, ít hơn Hà Nội 7 đợt và cao hơn Quảng Nam 7 đợt (bảng 8.7, hình 8.4). Gió mùa đông bắc bắt đầu ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế vào tháng 9 (trung bình khoảng 0,7 đợt/năm), tăng dần qua tháng 10, 11 và đạt cực đại vào tháng 1 với 3,3 đợt, sau đó giảm dần và chấm dứt vào tháng 6 với 0,6 đợt.

Bảng 8.7. Số đợt gió mùa đông bắc qua Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam trung bình tháng và năm

Trạm

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

4,0

3,2

3,3

2,7

2,7

1,5

0,13

0,16

1,4

2,9

3,6

3,5

29,1

TT-

Huế

3,3

3,1

2,6

2,1

1,4

0,6

0,0

0,0

0,7

1,9

3,0

2,9

21,6

Q.Nam

2,2

1,9

2,2

1,6

0,7

0,0

0,0

0,0

0,3

1,8

2,2

1,8

14,7

Gió mùa đông bắc khi vào tới Thừa Thiên Huế, do chịu tác động của địa hình nên chuyển hướng từ đông bắc sang tây bắc, do vậy hướng gió thịnh hành trong mùa đông là tây bắc. Hệ quả của gió mùa đông bắc mang lại là gây ra gió mạnh, khí áp tăng, nhiệt độ giảm thấp, lượng mây và mưa tăng lên. Trong những tháng giao mùa còn kèm theo những hiện tượng thời tiết ngu y hiểm như: dông, lốc tố, sấm sét, mưa đá.


Hình 8.4. Phân bố gió mùa đông bắc trong năm 

Gió mùa đông bắc tràn về thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau 5-7 ngày trong thời kỳ chính đông, 10-15 ngày trong thời kỳ đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa đông bắc kéo dài trung bình 3-4 ngày, dài nhất có thể trên 10 ngày. Mỗi khi không khí lạnh tràn về, nhiệt độ không khí trung bình ngày ở Thừa Thiên Huế giảm từ 2-4°C, còn nhiệt độ tối cao ngày có thể giảm 10°C. Nhiệt độ tối thấp có thể xuống dưới 100C ở vùng đồng bằng và 5°C ở vùng núi.

Gió mùa đông bắc không những làm nhiệt độ giảm, mà còn tác động mạnh đến chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế.

Trong thời kỳ đầu của gió mùa đông bắc (tháng 10, 11 và 12), gió mùa đông bắc thường gây lạnh khô ở miền Bắc, nhưng gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, khi kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới khác.

Trên 71% đợt mưa lớn ở Thừa Thiên Huế có liên quan đến không khí lạnh. Vào thời kỳ cuối mùa thu, đầu mùa đông (tháng 9 đến tháng 11), sự hội tụ giữa không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ẩm trong các nhiễu động thời tiết ở phía nam, với sự cộng hưởng của địa hình đã gây ra những đợt mưa lớn ở đây. Ngoài ra, khi Front lạnh tĩnh lại phía đông Trường Sơn, bắc đèo Hải Vân cũng gây ra mưa lớn với lượng trung bình từ 200-300mm mỗi đợt.

Gió mùa đông bắc có thể ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế trong hầu hết các tháng. Tần suất xuất hiện gió mùa đông bắc ở Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 8.8. Tần suất (%) gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế

Tháng

 

 

Đặc trưng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Năm

Tổng số đợt

127

100

100

81

56

19

26

67

113

114

803

Trung

bình

3,4

2,7

2,7

2,2

1,6

1,3

1,4

2,0

3,1

3,1

21,7

Tần suất

%

15,8

12,5

12,5

10,1

7,0

2,4

3,2

8,3

14,1

14,2

100,0

Trong các tháng chính đông, tần suất xuất hiện không khí lạnh là nhiều nhất, từ 14-16%. Trong các tháng 7, 8 chưa quan sát được không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực

Bảng 8.9. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng Thừa Thiên Huế 2001-2012

Tháng

 

Năm

1

2

3

4

5

10

11

12

Cả

năm

2001

5

4

3

2

1

2

3

4

24

2002

3

6

4

2

0

3

6

4

28

2003

4

3

2

3

1

3

3

4

23

2004

3

4

5

3

2

0

4

4

25

2005

4

3

4

2

1

3

2

4

23

2006

4

3

4

2

1

0

1

5

20

2007

5

1

2

4

0

3

3

4

22

2008

4

5

1

1

0

1

5

5

22

2009

4

3

3

3

1

0

3

4

21

2010

3

1

3

2

0

2

3

5

19

2011

6

3

4

3

0

2

2

4

24

2012

4

3

3

2

0

3

2

5

22

* Đặc trưng thời tiết của một đợt không khí lạnh từ 19-30/12/1999

Đợt không khí lạnh mạnh vào cuối tháng 12 năm 1999 đã gây ra một đợt rét đậm, rét hại ở Thừa Thiên Huế. Nhiệt độ thấp nhất tại thành phố Huế xuống đến 9,5°C. Khi không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng, gió có hướng đông bắc và lượng mưa tăng dần, nhiệt độ giảm nhanh. Khi khối không khí lạnh đã khống chế toàn bộ khu vực, hướng gió chủ yếu theo hướng tây bắc, lượng mưa giảm và nền nhiệt cũng giảm sâu (hình 8.5).


Hình 8.5. Biến trình nhiệt, gió và mưa từ ngày 19 đến 31 tháng 12/1999 tại Huế


Hình 8.6. Hình thế không khí lạnh mạnh ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác