Gió Tây khô nóng
  

Gió tây khô nóng là một loại hình thời tiết thường xuất hiện ở các địa phương nằm ở phía đông dãy núi Trường Sơn, thuộc chế độ gió mùa mùa hè. Gió tây khô nóng xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh bắc và trung Trung Bộ. Gió tây khô nóng thực chất là luồng không khí nhiệt đới vịnh Bengan xâm nhập nước ta từ phía tây, khi vượt qua dãy Trường Sơn, nó đã trút một lượng ẩm dưới dạng mưa bên sườn tây, dưới tác dụng của hiệu ứng Phơn khi sang sườn đông nó trở nên khô nóng.

Động lực chủ yếu sinh ra gió tây khô nóng là vùng áp thấp nóng phía tây, thường hình thành ở Hoa Nam (Trung Quốc). Khi áp thấp này phát triển và mở rộng sang phía đông nó trở thành trung tâm hút gió vượt qua dãy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu, gió tây khô nóng thổi càng mạnh, có trường hợp lan rộng ra cả miền Bắc và miền Trung.

Thời tiết gió tây khô nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra thời kỳ khô hạn ở bắc và trung Trung Bộ. Vào thời kỳ này, nhiệt độ không khí ở mức cao, cao nhất có khi trên 40°C, độ ẩm thấp nhất xuống dưới 30%, không khí oi bức, cây cối khô héo, nước sông hồ cạn kiệt ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của con người.

Gió tây nam khô nóng được chia thành hai loại theo cường độ: gió tây nam khô nóng nhẹ và gió tây nam khô nóng mạnh.

Gió tây nam khô nóng nhẹ: là gió có hướng tây nam, tây hoặc nam, nhiệt độ không khí cao nhất bằng hoặc lớn hơn 35°C và độ ẩm không khí thấp nhất bằng hoặc thấp hơn 55%.

Gió tây nam khô nóng mạnh: là gió có hướng tây nam, tây hoặc nam, nhiệt độ không khí cao nhất bằng hoặc lớn hơn 37°C và độ ẩm thấp nhất bằng hoặc thấp hơn 45%.

Số ngày khô nóng trong năm trung bình ở vùng đồng bằng phổ biến từ 37-38 ngày, ở vùng thung lũng Nam Đông khoảng 55 ngày, thuộc loại cao của cả nước (bảng 8.10). Những năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino số ngày nắng nóng tăng đột biến tới 54-84 ngày (2012), trái lại những năm có hiện tượng La Nina số ngày nắng nóng chỉ còn 16-30 ngày (2007).

Bảng 8.10. Số ngày trung bình có thời tiết khô nóng

Trạm

Tháng

Năm

2

3

4

5

6

7

8

9

Huế

0,3

0,6

2,6

6,5

10,4

10,5

5,4

1,2

37,5

Nam Đông

0,9

4,4

8,3

9,6

11,8

11,5

7,0

1,5

55,0

Thời tiết khô nóng ở Thừa Thiên Huế thường bắt đầu vào tháng 3, tháng 4, nhưng cũng có năm bắt đầu sớm vào tháng 2, kết thúc vào tháng 9, đạt cao điểm vào tháng 6, tháng 7 với 10-12 ngày nắng nóng. Thời gian kéo dài trung bình của một đợt nắng nóng khoảng 3-5 ngày, trong trường hợp cực đoan có thể kéo dài trên một tháng (bảng 8.11).

Bảng 8.11. Một số đặc trưng của các đợt gió tây khô nóng kéo dài

Trạm

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm (%)

Gió

(Hướng-tốcđộ)

T

Tx

Tn

U

Un

25/5 - 4/7/1977 (41 ngày)

Huế

32,0

39,2

26,7

60

38

tây-6

Nam Đông

30,4

39,0

24,6

62

37

đông nam-16

9/6-4/7/1993 (15 ngày)

Huế

30,8

37,3

25,2

66

45

tây nam-7

Nam Đông

29,3

37,5

22,7

72

45

tây nam-7

01/6 - 27/6/ 2005 (27 ngày)

Huế

29,9

37,4

24,7

71

41

tây nam-8

Nam Đông

29,2

37,6

23,5

73

42

tây nam-12

Chú thích: T: Nhiệt độ trung bình; x: Nhiệt độ cao nhất; Tn: Nhiệt độ thấp nhất.

U: Độ ẩm trung bình; Un: Độ ẩm thấp nhất.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm gần đây số ngày nắng nóng xuất hiện nhiều hơn và sớm hơn các thập niên trước.

Bảng 8.12. Số ngày gió tây khô nóng ở Thừa Thiên Huế từ 2001-2012

Năm

Trạm

Tháng

Cả

năm

2

3

4

5

6

7

8

9

2001

Huế

0

1

4

6

6

17

4

1

39

Nam Đông

0

2

14

10

12

21

2

2

63

A Lưới

0

0

4

0

0

0

0

0

4

2002

Huế

0

0

1

4

8

18

11

0

42

Nam Đông

0

5

15

14

16

19

8

0

77

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2003

Huế

0

0

3

7

14

13

14

3

54

Nam Đông

0

4

12

8

10

5

3

0

42

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2004

Huế

0

0

1

9

6

11

6

3

36

Nam Đông

0

1

6

13

8

13

8

2

51

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2005

Huế

2

1

0

14

15

3

6

0

41

Nam Đông

3

3

9

20

20

10

8

0

73

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2006

Huế

0

0

2

3

19

15

3

2

44

Nam Đông

0

4

12

12

23

1

0

0

52

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2007

Huế

0

0

3

5

6

13

3

0

30

Nam Đông

2

1

5

3

5

0

0

0

16

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2008

Huế

0

0

0

3

6

19

11

1

40

Nam Đông

0

2

5

6

9

16

17

2

57

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2009

Huế

0

1

4

0

12

10

4

1

32

Nam Đông

3

7

5

0

19

12

8

3

57

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2010

Huế

1

3

1

10

14

8

0

2

39

Nam Đông

4

10

7

11

20

8

1

2

63

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2011

Huế

0

0

0

5

5

11

8

3

32

Nam Đông

0

1

1

9

4

14

7

2

38

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2012

Huế

0

0

3

8

11

11

21

0

54

Nam Đông

3

3

11

16

14

13

24

0

84

A Lưới

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Như trên đã nói, gió tây nam khô nóng có nhiệt độ rất cao nhưng độ ẩm rất thấp nên mức độ bốc hơi bề mặt thoáng nhanh. Chính vì vậy, gió tây nam khô nóng đã gây nên hạn hán ở đồng bằng ven biển và vùng trung du, nó còn là nguyên nhân của những trận cháy rừng mà hậu quả của nó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái rất nghiêm trọng.

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác