Thuận An
  

1. Vị trí con đường

Thuộc Phường Phú Thượng

Điểm đầu: Đường Phạm Văn Đồng

Điểm cuối: Giáp ranh xã Phú Dương

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Thuận An, là vùng đất có từ lâu đời, nằm ở địa bàn Thừa Thiên Huế. Theo các thư tịch cổ, vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay là vùng đất thuộc Bộ Việt Thường (từ đèo Ngang đến Quảng Ngãi) là một trong 15 Bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc. Cửa biển Thuận An xưa có tên là cửa Eo, được mở vào năm Giáp Thân (1404) đời nhà Hồ. Địa danh này trong sử sách còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Yêu Hải môn, Noãn Hải môn và Nhuyễn Hải môn. Theo đó, tại cửa biển Thuận An (cũ) sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng một tòa thành với tính chất của một pháo đài kiên cố để phòng thủ. Dư địa chí Thừa Thiên-Huế cho biết, thành được xây vào năm 1813 dưới thời vua Gia Long và có tên Trấn Hải đài, có chức năng kiểm soát và điều khiển lưu thông tàu thuyền trong và ngoài nước ra vào cửa biển Thuận An, phòng thủ cho Kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, các năm 1820, 1826, 1830, 1831, Trấn Hải đài được gia cố thêm. Đến năm 1834, triều đình đổi tên thành Trấn Hải thành và cho xây thêm trên đài một tòa nhà cao gọi là lầu Quan Hải, để kiểm soát mặt biển rõ hơn và cho trồng thêm 9.000 cây dừa để chống xâm thực. Năm 1840, triều đình cho treo trên lầu Quan Hải một đèn lồng lớn đường kính 3m xem như ngọn hải đăng. Dưới triều Tự Đức, triều đình cho củng cố hệ thống đồn lũy ở Thuận An, xây thêm nhiều đồn bốt để phòng thủ.

Kiến trúc của Trấn Hải thành được xây dựng theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp, với diện tích khoảng 5.000 m2), là loại thành lũy mang tính bố phòng rất vững chắc. Thành được xây bằng gạch, chu vi 302,04 m, cao 4,40 m, dày 12,60 m, có 2 cửa: cửa chính mặt trước, nhìn về hướng nam, cao 2,60 m, rộng 2,16 m và cửa phụ ở mặt sau. Trên thành bố trí 99 ụ súng. Quanh chân thành là hệ thống hào rộng 9,04 m, sâu 2,40 m.

Từ năm 111 trước Công nguyên sau khi bị nhà Hán xâm lược và đô hộ, vùng đất này đổi thành Quận Nhật Nam. Năm 192 Khu Liên lãnh đạo Chăm pa nổi dậy đánh đuổi quân Hná khỏi Nhật Nam và lập nên nhà nước Lâm Ấp (còn gọi là Chăm Pa, Chiêm Thành), gồm 5 châu: Địa Lý, Mê Linh, Bố Chính, Ô và Lý (Rí). Hiện nay ngay vùng biển Thuận An còn nhiều di tích, di vật sót lại của người ChamPa xưa. Năm 1306 vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm là Chế Mân và nhận 2 châu Ô và Lý làm quà sính lễ. Năm 1307 vua Trần Anh Tông đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa. Vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc châu Hóa. Từ đây châu Thuận và châu Hóa trở về với Địa Việt.

Năm 1404 cuối đời Trần thành lập phủ Thuận Hóa bao gồm châu Thuận và châu Hóa, Từ thời nhà Trần châu Thuận và châu Hóa là vùng đất Biên Viễn của nước Đại Việt. Công cuộc di dân ở các tỉnh phía bắc vào ngày càng nhiều, đặc biệt đến thời nhà Lê. Năm 1469 vùng Thuận Hóa chia làm hai phủ: Triệu Phong và Tân Bình. Phủ Triệu Phong có 2 châu và 6 huyện, trong đó có 3 huyện là Kim Trà, Đan Điền, Tư Vang. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào cai quản xứ Thuận Hóa, ông đổi tên 3 huyện này thành Hương Trà, Đan Điền thành Quảng Điền và Tư Vang thành Phú Vinh (sau này đổi thành Phú Vang và Thuận An Thuộc phú Vang nay thuộc thành phố Huế).

Cửa biển Thuận An là nơi có con sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi chảy ra biển Đông, cách Kinh thành Huế về hướng đông khoảng 13 km, gắn với di tích Trấn Hải thành, được vua Thiệu Trị xếp là cảnh đẹp thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh. Không ít người khi nghe đến cảnh đẹp của cửa biển Thuận An đã nhầm tưởng với cửa biển đang tồn tại hiện nay. Khi đặt tên cho cảnh đẹp này, vua Thiệu Trị đã dùng một hình ảnh vô cùng thơ mộng, cảnh thuyền buồm nối đuôi kéo nhau về cửa biển Thuận An (Thuận Hải quy phàm).

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối