1. Vị trí con đường:
Điểm đầu: Đấu nối với đường Hồ Chí Minh tại khu vực nhà ông Thắng (Bệnh viện)
Điểm cuối: Đấu nối với đường WB tại khu vực nhà ông Lê Quảng Thành
2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường: Người làng Yên Nhiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tên chính là Trịnh Văn Đạt, nhưng thường gọi là Đội Cấn, vì từng làm đội trưởng trong đội lính tập của Pháp. Nhưng sau đó, hưởng ứng lời kêu gọi của chí sĩ Lương Ngọc Quyến, ông cầm đầu một số nghĩa quân khoảng 300 người nổi dậy chống Pháp vào đêm 31/8/1917, hạ sát viên Giám Binh, chiếm cứ các công sở ở tỉnh Thái Nguyên, phá nhà lao, giải thoát tù nhân và tấn công trại lính Lê Dương. Nghĩa quân làm chủ Thái Nguyên được 7 ngày thì Pháp đưa lực lượng hùng hậu từ Hà Nội lên vây chặt. Ông mở đường máu rút nghĩa quân về giữ vững núi Tam Đảo, ông lại mở đường máu vượt qua địa phận Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tại đây, ông cầm cự được 3 tháng nữa, cuối cùng thì bị tiêu diệt ở trận Pháo Sơn. Không muốn để cho địch bắt, ông dùng súng lục tự tử, nêu một gương sáng cho hậu thế.