Khu di tích lịch sử Nghĩa địa và Chùa Ba Đồn - Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh
  
Nguồn: Khám phá Huế
Nguồn: Khám phá Huế

Địa điểm: Xã Thủy An, thành phố Huế

Khu di tích lịch sử Nghĩa địa và Chùa Ba Đồn có 2 khu vực, với tổng diện tích gần 40.000m2.

Theo khảo sát, phần nghĩa địa (Tam đàn, Ngũ trũng) rộng khoảng 34.000m2, phần còn lại là đất chùa và đất trồng trọt, rộng khoảng 5.000m2.

Khu di tích lịch sử Nghĩa địa và Chùa Ba Đồn là dấu ấn lịch sử hiện tồn đối với lịch sử thăng trầm của Kinh thành Huế. Qua các tài liệu, bia ký, câu đối còn để lại đã phần nào cho chúng ta biết được công cuộc mở rộng, xây dựng kinh thành Phú Xuân đầu thời Nguyễn – Gia Long 1803. Đồng thời là nơi ghi dấu tội ác của Thực dân Pháp, những đau thương mất mát và công lao của những người đã hi sinh  trong biến cố thất thủ kinh đô 1885, bởi vì “Trong số người quá cố có những người hi sinh cho danh dự, có người chết vì trung nghĩa”. Sự hi sinh đó là vì danh dự của đất nước và trung nghĩa với ông vua yêu nước Hàm Nghi và nghĩa đồng bào.

Cũng nơi đây, năm 1969, khuôn hội Phật giáo Tây Lộc đã chuyển 202 hài cốt chiến sĩ quân giải phóng hy sinh trong tết Mậu Thân 1968. Năm 1987 đã di dời 202 hài cốt này lên Nghĩa trang liệt sĩ thành phố.

Khu di tích Chùa Ba Đốn đã sống trong ý thức, tình cảm của người dân xứ Huế với nhiều sự kiện lịch sử đã trải qua hai trăm năm nay.

Khu di tích lịch sử Nghĩa địa và Chùa Ba Đồn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 21/12/2005

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ