Lăng mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng - Di tích lịch sử cấp quốc gia (ngành nghề truyền thống)
  

Địa điểm: Khu vực 5, Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo tư liệu và sử sách để lại, nghề đúc đồng đã có mặt ở Huế từ rất sớm. Nhà Nguyễn lúc bấy giờ ngoài việc sản xuất lương thực, còn chủ trương phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao với nước ngoài. Vì vậy nhu cầu đúc súng, đúc các đồ lễ nghi, sinh hoạt phục vụ cho triều đình được nhanh chóng triển khai. Chúa Nguyễn đã lấy 60 người ở Phan Xá, Hoàng Giang thuộc huyện Khang Lộc để lập hai đội tả súng, hữu súng và thành lập hai đội ty thợ đúc đều 30 người. Và đó là cơ sở đầu tiên để ngành đúc đồng ở Huế tồn tại và phát triển trở thành nghề truyền thống ở Huế.

Năm 1600, vị tổ thợ đúc theo chúa Nguyễn vào Nam là Nguyễn Văn Lương. Nguyễn Văn Lương chỉ sinh được một người con là Cao tổ Nguyễn Văn Đào. Nguyễn Văn Đào giữ chức Thư Hiệp, tước Cường Đức Tử, thụy Chánh Trực, người có công lớn truyền dạy nghề đúc đồng cho con cháu và nhân dân trong vùng. Ông qua đời khoảng năm 1680.

Lăng mộ: xây hình tròn (xung quanh có la thành) dài 11,95m, rộng 10,92m. Mộ đắp đất đường kính 6,75m, chân mộ bằng xi măng cao 0,5m, tu sửa năm 1995.

Nhà thờ: Là ngôi nhà rường một gian, hai chái, mái lợp ngói liệt, xung quanh xây bằng xi măng.

Điện thờ 3 gian gồm Tiền Đường và Hậu Tẩm, chiều dài 7,50m, rộng 8,50m.

Lăng mộ và nhà thờ Ông Tổ nghề đúc đồng đã vinh dự được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (ngành nghề truyền thống) theo Quyết định số 1460- VH/BT, ngày 28/6/1996.

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ