Quy hoạch chi tiết giao thông đường sông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2003- 2020
  

(Trích Quyết định số 3691/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2003 của UBND tỉnh)

1. Qui hoạch mạng lưới tuyến đầu tư:

a) Tuyến trục giao thông chính (gồm 2 tuyến)

- Tuyến Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai: Theo trục Bắc - Nam từ đập Cửa Lác qua phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai đi cửa Tư Hiền.

- Tuyến sông Hương: Theo trục Đông - Tây từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần.

b) Các tuyến nhánh:

Tuyến số 1: Đi theo sông Bồ từ hạ lưu cầu An Lỗ đến  ngã ba Sình

Tuyến số 2: Đi theo sông Hữu Trạch từ ngã ba Tuần đến Bình Điền

Tuyến số 3: Đi theo sông Tả Trạch từ ngã ba Tuần đến Thác Thị từ Thác Thị có thể đi tiếp theo sông Tả Trạch đến ngã ba Dương Hoà.

Tuyến số 4: Đi theo Kênh Phú Cam - Lợi Nông - Đại Giang - Đầm cầu Hai.

Tuyến số 5: Đi theo sông Truồi, từ cửa đổ vào đầm Cầu Hai đến Lộc Hoà.

2. Quy hoạch mạng lưới bến thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế:

Mạng lưới bến thuỷ tỉnh Thừa Thiên - Huế được quy hoạch quản lý theo 2 cấp quản lý: Bến cảng sông cấp tỉnh quản lý và bến thuỷ cấp huyện quản lý.

a) Bến cảng sông cấp tỉnh quản lý gồm:

- Bến Bãi Dâu: Cần xây dựng một bến hàng tổng hợp, một bến khách, dự kiến đến năm 2010 lượng hàng thông qua sẽ đạt 50.000 tấn/năm và năm 2020 lượng hàng thông qua đạt 100.000 tấn/năm.

- Bến Đá Bạc: Cần được xây dựng bến hàng hoá kết cấu BTCT để có thể tiếp nhận tầu 50-100 tấn, đồng thời cũng cần phải quy hoạch mặt bằng. Khối lượng hàng hoá dự kiến thông qua cảng năm 2010 có thể tới 50 ngàn tấn/năm.

b) Bến thuỷ cấp Huyện quản lý gồm:

+ Phá Tam giang:

- Bến Vinh Hưng: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 20 - 30 ghế.

- Bến Vĩnh Tu: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 20 - 30 ghế.

- Bến Hải Dương: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 20 - 30 ghế.

- Bến Cự Lại: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 20 - 30 ghế.

+ Đầm Cầu Hai:

- Bến Vinh Hiền: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 20 - 30 ghế.

+ Sông Hương:

- Bến Nhà Hàng Sông Hương: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Toà Khâm: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến số 5 Lê Lợi: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Thiên Mụ: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Điện Hòn Chén: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Tự  Đức: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Khải Định: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến Minh Mạng: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

- Bến gia Long: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở khách từ 20-30 ghế.

+ Sông Tả Trạch:

- Bến Lương Miêu: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

- Bến Dương Hoà: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

+ Sông Hữu Trạch:

- Bến Bình Điền: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

+  Sông Bồ:

- Bến Hạ Lang: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 20 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

- Bến Hương Vân: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

+ Sông Truồi:

- Bến Lộc Hoà: Nâng cấp xây dựng để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 15 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

 + Sông Ô Lâu:

- Bến vân Trình: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

+  Sông Đại Giang:

- Bến Lợi Nông: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

+  Sông Thiệu hoá:

- Bến Thiệu Hoá: Xây dựng mới để có thể tiếp nhận tàu chở hàng đến 10 tấn, tàu chở khách từ 15-20 ghế.

3. Định hướng phát triển cơ khí sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ:

Cần khuyến khích sự phát triển của các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ do tư nhân đầu tư. Ngoài ra cần tập trung đầu tư 2 - 3 cơ sở cơ khí thuỷ quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải sông, phương tiện đánh bắt thuỷ sản. Ba cơ sở được kiến nghị đầu tư  nâng cấp và đưa vào quản lý là:

+ Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Bãi Dâu

+ Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Thuận An.

+ Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Viễn Trình.

4. Quy hoạch chi tiết các tuyến sông chính:

4.1. Quy hoạch cải tạo nâng cấp sông giai đoạn đến 2005:

a) Chuẩn tắc luồng được tính toán cho luồng tàu hai chiều cho phương tiện trọng tải lớn nhất đến 50 tấn:

- Chiều rộng: BL = 22 m

- Độ sâu luồng: H = 1,5 m

- Bán kính cong: Rmin =  90 m

b) Nâng cấp kỹ thuật các sông đến năm 2005:

- Từ cấp V lên cấp IV: Phá Tam Giang từ  đập Cửa Lác - cửa Thuận An - cửa Tư Hiền: 57 km.

- Các tuyến rẽ đầm phá Tam Giang: 21 km.

c) Cải tạo các sông chính:

- Luồng Phá Tam giang: Các đoạn cần quan tâm tại các lý trình: (Km 2+800 - Km 3+000) (Km 11+800 - Km 12+000) (Km 51+000 - Km 51+200).

- Luồng sông Hương: Các đoạn cần quan tâm tại các lý trình: (Km 13+000 - Km 13+800) (Km 17+000 - Km 17+150) (Km 19+500 - Km 19+520).

4.2. Quy hoạch cải tạo nâng cấp sông giai đoạn đến 2010:

a) Nâng cấp kỹ thuật các sông đến 2010 như sau:

- Từ cấp IV lên cấp III: Gồm các tuyến: Sông Hương (ngã ba Tuần - cửa Thuận An: 34 km) phá Tam Giang (đập Cửa Lác - cửa Thuận An - cửa Tư Hiền: 57km) các tuyến rẽ đầm phá Tam Giang: 21 km.

- Từ cấp V lên cấp IV: Gồm các tuyến sông Tả Trạch (ngã ba Tuần - Thác Thị: 10 km) sông Hữu Trạch (ngã ba Tuần - Bình Điền: 12 km) sông Bồ (ngã ba Sình - cầu Hiền Sĩ: 30 km) sông Truồi (cửa sông Truồi - xã Lộc Hoà: 10 km).

b) Chuyển một số tuyến sông tỉnh quản lý thành tuyến sông do Trung ương quản lý gồm: Các tuyến rẽ phá Tam Giang: 10 km  và các tuyến rẽ đầm cầu Hai: 20 km.

4.3. Quy hoạch cải tạo nâng cấp sông giai đoạn đến 2020:

- Đến giai đoạn này hầu hết các tuyến sông chính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III và cấp IV.

- Nâng cấp tất cả các tuyến sông còn lại trong tỉnh từ cấp VI lên cấp V: sông Tả Trạch (Thác Thị - ngã ba Km38: 28 km) sông Bồ (đoạn Hiền Sĩ - Km 53: 23 km) sông Ô Lâu (ngã ba Vân Trình - cửa vào phá Tam Giang: 12,5 km) sông Thiệu Hoá (ngã ba sông Đại Giang - đầm Cầu Hai: 7,5 km).

- Nạo vét duy tu luồng tàu.

- Kè bờ ổn định hai bên bờ sông và các cồn, bãi giữa có dân sinh sống.

- Kết hợp đầu tư giao thông, công trình cảnh quan hai bên bờ sông.

- Hiện đại hoá hệ thống báo hiệu (cả ban đêm).

- Chuyển tiếp một số tuyến sông thành tuyến sông Trung ương quản lý: sông Truồi (cửa đổ vào đầm Cầu Hai - xã Lộc Hoà: 10 km) sông Bồ (ngã ba Sình - cầu Hiến Sĩ: 30 km).

5. Hệ thống tín hiệu đảm bảo đường sông

- Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, tuyến rẽ Phá Tam Giang, tuyến rẽ đầm Cầu Hai: Cấp báo hiệu loại 1 theo tiêu chuẩn ngành 22 TCN 269-2000.

- Sông Bồ, Hữu Trạch, Tả Trạch: Cấp báo hiệu loại 2 theo tiêu chuẩn ngành: 22 TCN 269-2000.

- Sông Truồi, Ô Lâu, Phú Cam - Lợi Nông - Đại Giang, Thiệu Hoá: Cấp báo hiệu loại 3 theo tiêu chuẩn ngành: 22 TCN 269-2000.

6. Quy hoạch hệ thống quản lý đường sông:

- Thiết lập hệ thống quản lý đường sông trên địa bàn gồm 01 Đoạn Quản lý Đường sông và 05 Trạm Quản lý Đường sông.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối