Biến động nhiệt độ
  

1. Độ biến động nhiệt độ

Khí hậu Thừa Thiên Huế về cơ bản là khí hậu nóng vì số ngày có nhiệt độ trung bình trên 250C chiếm hơn 6 tháng ở vùng đồng bằng và thung lũng thấp. Thời kỳ chính đông, nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C kéo dài khoảng 1 tháng; khoảng 2 tháng chính hè nhiệt độ trung bình lên gần 300C, trong đó có một số ngày nhiệt độ cao nhất có thể lên trên 400C.

Về mùa đông, nhiệt độ có thể xuống dưới 4,00C ở vùng núi cao và xấp xỉ 10,00C ở vùng đồng bằng và thung lũng thấp; về mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 410C ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp, 390C vùng núi cao (bảng 5.15). Như vậy, chênh lệch nhiệt độ giữa cao nhất và thấp nhất tuyệt đối lên đến trên 300C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ của con người.

Bảng 5.15. Nhiệt độ (00C) thấp nhất tuyệt đối (Tn) và cao nhất tuyệt đối (Tx)

Trạm

Đặc

trưng

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

Tn

10,2

11,8

10,7

15,6

18,6

21,4

21,3

21,4

19,6

16,7

13,2

9,5

9,5

Tx

34,2

36,3

39,2

39,9

41,3

40,7

39,6

39,7

39,7

36,1

34,3

32,2

41,3

Nam

Tn

5,8

11,7

10,6

14,7

17,0

19,8

19,6

19,8

18,2

14,7

13,1

8,7

5,8

Đông

Tx

37,2

39,5

39,5

40,9

41,0

40,1

38,8

39,7

38,8

35,5

35,0

34,2

41,0

A Lưới

Tn

3,8

8,2

8,1

12,5

12,6

13,9

17,0

17,4

14,7

10,8

9,2

4,0

3,8

Tx

32,4

37,5

37,0

38,8

38,3

35,7

34,9

35,2

33,9

32,4

31,2

30,7

38,8

Để đánh giá tính biến động của nhiệt độ, ta sử dụng độ lệch chuẩn (S) hay còn gọi là hệ số biến động và biến suất tương đối của nhiệt độ (Cv) là tỷ số giữa độ lệch chuẩn của nhiệt độ với giá trị trung bình nhiều năm của yếu tố này.

Bảng 5.16. Độ lệch chuẩn S (0C) và hệ số biến động Cv của nhiệt độ trung bình tháng

Trạm

Đặc trưng

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

S (0C)

1,3

1,6

1,4

1,7

0,9

0,6

0,6

0,6

0,5

0,6

1,0

1,2

Cv

0,06

0,08

0,06

0,06

0,03

0,02

0,02

0,02

0,02

0,02

0,04

0,06

Nam

Đông

S (0C)

1,2

1,7

1,5

1,1

0,8

0,7

0,4

0,4

0,4

0,7

1,0

1,2

Cv

0,06

0,08

0,06

0,04

0,03

0,02

0,02

0,02

0,02

0,03

0,04

0,06

A

Lưới

S (0C)

1,1

1,5

1,3

0,9

0,7

0,7

0,5

0,4

0,4

0,7

0,9

1,1

Cv

0,07

0,09

0,08

0,04

0,03

0,03

0,02

0,02

0,02

0,03

0,04

0,07

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng sai lệch với nhiệt độ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,90C đến 1,70C và hệ số biến thiên dao động từ 0,04-0,09.

Các tháng 5 đến tháng 10 có độ lệch chuẩn ít hơn, từ 0,40C đến 0,90C và hệ số biến động dao động từ 0,02-0,03.

2. Chu kỳ trung bình khả năng xuất hiện nhiệt độ cực trị

Các giá trị nhiệt độ cao nhất, thấp nhất tuyệt đối trong chuỗi số liệu nhiều năm là những giá trị cá biệt, có thể rất nhiều năm mới xảy ra một lần trong 1-2 ngày.

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối năm thường xảy ra vào thời kỳ đầu của gió mùa tây nam (tháng 4, 5, 6), chiếm từ 70-80% tần suất xuất hiện. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối năm thường xảy ra vào tháng 1, tháng 2 với tần suất gần 80%, ngoài ra cũng có thể xảy ra trong tháng 12 và tháng 3 và tần suất 8-14%.

Các cực trị của nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện mặt đệm và độ cao địa hình nên phân bố của chúng trong không gian rất phức tạp. Theo quy luật chung càng lên cao nhiệt độ cực đại và cực tiểu càng giảm, ở vùng có lớp phủ thực vật nhiệt độ cực đại thấp hơn và nhiệt độ cực tiểu cao hơn vùng đất trống và núi trọc. Tuy tần suất xuất hiện các nhiệt độ cực trị trong năm không lớn nhưng có khả năng gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Vì vậy việc tìm hiểu khả năng xuất hiện của các giá trị này ở các vùng là điều cần thiết. Bảng 5.17 là kết quả tính toán khả năng xuất hiện các cực trị của nhiệt độ ở Thừa Thiên Huế.

Bảng 5.17. Khả năng xuất hiện các cực trị nhiệt độ ứng với khoảng thời gian lặp lại

Trạm

Khoảng thời gian lặp lại

5 năm

10 năm

20 năm

30 năm

50 năm

Tx

Tn

Tx

Tn

Tx

Tn

Tx

Tn

Tx

Tn

Huế

39,5

12,8

39,9

12,1

40,2

11,5

40,4

11,2

40,6

10,8

Nam Đông

39,9

11,5

40,3

10,1

40,3

8,8

40,7

8,2

41,1

7,2

A Lưới

36,2

8,3

36,9

6,8

37,9

5,4

38,3

4,7

38,6

3,6

Kết quả trong bảng 5.17 cho thấy, trung bình 5 năm tại Huế có thể xảy ra một lần nhiệt độ lên đến 39,50C, một lần xuống thấp đến 12,80C; tại Nam Đông lên cao nhất 39,90C, xuống thấp nhất 11,50C; tại A Lưới lên cao nhất 36,20C, xuống thấp nhất 8,30C. Trung bình trong 50 năm, nhiệt độ tại Huế có thể xảy ra một lần ở mức cao nhất là 40,60C, thấp nhất 10,80C; tại Nam Đông cao nhất 41,10C, thấp nhất 7,20C và tại A Lưới cao nhất 38,60C, thấp nhất 3,60C.

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác