Địa hình
  

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng tây bắc - đông nam. Đến phía nam tỉnh, kiến trúc và định hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và Biển Đông, trong đó khoảng 75,% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.

Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại- Địa hình khu vực núi trung bình

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác