Chế độ ẩm
  

Trong không khí luôn luôn có chứa hơi nước bốc lên từ mặt đất, mặt nước biển, sông, hồ, ao, thảm thực vật. Lượng hơi nước chứa trong không khí được xác định là độ ẩm không khí thông qua hai yếu tố: Độ ẩm không khí tuyệt đối và độ ẩm không khí tương đối. Độ ẩm tuyệt đối quan hệ chặt chẽ với chế độ nhiệt và độ ẩm tương đối liên quan đến chế độ mưa.

1. Độ ẩm không khí tuyệt đối

Độ ẩm không khí tuyệt đối là lượng hơi nước tính bằng gam trên một m3 không khí, ngoài ra độ ẩm không khí tuyệt đối còn tính bằng milibar (mb).

Bảng 7.1. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm        

Đơn vị: mb

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Huế

21,5

23,0

25,2

29,0

30,7

31,0

30,1

30,4

30,6

28,5

25,7

20,7

27,2

Nam

Đông

23,0

22,0

25,3

29,0

29,9

30,1

29,4

30,3

30,0

29,0

23,8

22,4

27,0

A

Lưới

18,8

20,0

21,5

24,8

25,7

25,0

24,9

25,1

25,5

24,6

21,6

18,9

23,0

2. Độ ẩm không khí tương đối

Độ ẩm không khí tương đối là tỷ lệ giữa áp suất hơi nước và áp suất hơi nước bão hòa tại một nhiệt độ nhất định, là một yếu tố khí hậu cơ bản dùng để đánh giá chế độ ẩm của một vùng.

Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá rộng lớn, với chế độ mưa phong phú đã tạo ra một nền ẩm cao trong không khí. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động trong khoảng 83-87%, vào loại cao của cả nước. Độ ẩm tương đối biến đổi theo thời gian rõ rệt hơn phân hóa theo không gian. Đặc trưng này biến đổi tuần hoàn rõ rệt theo ngày.

Biến trình ngày của độ ẩm không khí trái ngược với nhiệt độ. Ban đêm độ ẩm không khí khá cao và đạt cực đại vào khoảng 4-6 giờ sáng, sau đó giảm dần và đạt cực tiểu vào khoảng 12-14 giờ trưa. Quy luật tuần hoàn này của độ ẩm tồn tại khắp các vùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 7.2. Độ ẩm không khí (%) trung bình ngày tháng 1 và tháng 7

Giờ

Tháng 1

Tháng 7

Trạm

Trạm

Huế

Nam

Đông

A Lưới

Huế

Nam Đông

A Lưới

0

94

95

93

83

91

89

1

94

95

94

84

91

89

2

94

96

94

84

91

89

3

95

96

95

85

92

88

4

95

96

95

85

93

88

5

95

97

95

87

94

88

6

95

97

95

86

93

87

7

95

97

95

78

89

83

8

91

94

94

69

80

75

9

87

87

88

62

71

69

10

82

82

78

59

62

64

11

79

75

73

58

57

61

12

76

73

73

58

55

59

13

73

74

74

59

56

60

14

75

74

74

60

58

62

15

78

76

77

61

62

65

16

80

80

83

63

67

68

17

83

84

86

67

70

71

18

87

89

87

71

77

77

19

89

91

89

77

82

82

20

91

92

90

79

86

86

21

92

93

91

81

87

87

22

93

94

92

82

88

88

23

93

95

92

83

90

88

Độ ẩm ít thay đổi theo không gian, độ ẩm trung bình ngày thấp nhất tại vùng núi và vùng đồng bằng đạt khoảng 73%. Trong ngày, độ ẩm vùng núi đạt cực tiểu từ 12-13 giờ, vùng đồng bằng đạt cực tiểu muộn hơn vùng núi một ít từ 13-14 giờ. Cực đại của độ ẩm tương đối từ đồng bằng đến vùng núi thường xuất hiện vào khoảng 4-6 giờ sáng.

Trong tháng 7 do ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng nên độ ẩm trong không khí xuống thấp, với độ ẩm thấp nhất trong ngày từ 58-59% tại vùng đồng bằng. Nơi có độ ẩm thấp nhất là thung lũng Nam Đông, từ 55-56% và xảy ra từ 12-13 giờ. Những ngày do ảnh hưởng gió tây nam khô nóng, độ ẩm có thể xuống đến dưới 30%.

Hình 7.1. Biến trình độ ẩm trong ngày trung bình trong tháng 1


Hình 7.2. Biến trình độ ẩm trong ngày trung bình trong tháng 7

Biến trình năm của độ ẩm tương đối phụ thuộc vào quy luật phân bố không gian và thời gian của lượng mưa: độ ẩm tương đối tăng cao ở những vùng mưa lớn và vào mùa mưa và giảm thấp ở những vùng mưa ít hơn và vào thời kỳ khô hạn. Nhìn chung, độ ẩm tương đối ở Thừa Thiên Huế tăng theo độ cao địa hình, phù hợp với quy luật phân bố mưa. Ở những vùng núi cao như A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã có độ ẩm trung bình từ 86-87%, là những nơi có độ ẩm cao nhất tỉnh. Trong khi đó ở vùng đồng bằng ven biển, độ ẩm chỉ còn 83-84%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối đạt cực đại vào thời kỳ mưa chính vụ (từ tháng 10 đến tháng 12), với trị số từ 89-90% ở vùng đồng bằng và từ 90-93% ở vùng núi. Thời kỳ có độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8) - là thời kỳ gió tây khô nóng hoạt động mạnh, với trị số từ 72-83% ở vùng đồng bằng và 79-87% ở vùng núi, trong đó cực tiểu rơi vào tháng 6, 7 (bảng 7.3).

Bảng 7.3. Độ ẩm tương đối (%) trung bình tháng và năm

Trạm

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Huế

90

90

88

83

79

75

73

76

84

88

89

90

84

Nam Đông

90

88

86

83

82

81

80

82

88

91

92

92

86

A Lưới

91

90

89

88

86

80

80

82

89

92

93

93

88

Một trong những đặc điểm quan trọng của độ ẩm tương đối là ở khắp lãnh thổ Thừa Thiên Huế, độ ẩm thường xuyên lên đến 100%, nhưng cũng có nhiều ngày độ ẩm xuống đến 30% - thấp hơn giá trị độ ẩm trung bình khá nhiều. Những trị số này thường xảy ra vào tháng 3, 4 (bảng 7.4).

Bảng 7.4. Độ ẩm tương đối (%) thấp nhất tháng và năm

Trạm

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

33

37

35

26

28

28

27

29

33

38

29

35

26

Nam Đông

34

32

28

29

32

30

37

35

34

45

44

45

28

A Lưới

30

31

23

26

35

39

37

39

40

42

48

44

23

 

Hình 7.3. Biến trình năm của độ ẩm tương đối trung bình (%)

3. Độ lệch chuẩn S (%) và hệ số biến động Cv của độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối là một yếu tố ít biến động. Độ ẩm trung bình năm có hệ số biến động từ 0,01-0,02 và trung bình tháng dao động từ 0,02-0,06 (bảng 7.5)

Bảng 7.5. Độ lệch chuẩn S (%) và hệ số biến động Cv của độ ẩm tương đối

Trạm

Hệ

số

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

S

3

2

3

2

4

4

4

4

4

2

2

2

1

Cv

0,03

0,02

0,03

0,03

0,05

0,05

0,05

0,06

0,04

0,02

0,02

0,02

0,02

Nam Đông

S

2

3

4

3

3

3

2

3

2

2

2

2

1

Cv

0,02

0,03

0,04

0,04

0,04

0,04

0,03

0,04

0,02

0,02

0,02

0,02

0,01

A Lưới

S

2

3

3

3

3

4

4

4

2

2

1

1

1

Cv

0,02

0,03

0,03

0,03

0,04

0,06

0,04

0,05

0,02

0,02

0,01

0,02

0,02

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác