-
Đảm bảo hạ tầng cho thành phố trực thuộc Trung ương
(CTTĐT) - Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực và cả nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Việc xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang tổ chức việc Lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri, đồng thời tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Liên quan đến ...
-
Phát huy giá trị văn hóa Huế để phát triển bền vững
(CTTĐT) - Đầu tư, quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là việc làm thường xuyên của tỉnh trong thời gian qua. Thừa Thiên Huế luôn khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Cố đô Huế phát triển nhanh, bền vững từ thế mạnh và đặc trưng riêng có.
-
Thừa Thiên Huế: Trung tâm văn hoá đặc sắc của cả nước
Là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế, Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh để trở thành thành phố Festival, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước và của châu Á trong tương lai không xa.
-
Trung tâm giáo dục giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao
Bên cạnh các thế mạnh về văn hóa, du lịch, y tế, Thừa Thiên Huế còn biết đến là một trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước.
-
Trung tâm du lịch lớn, đặc sắc của cả nước
Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc - Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảng nước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Thừa Thiên Huế thật sự là nơi lý tưởng để du lịch.
-
Lăng Cô - một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới
-
Trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước
Tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 03 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung -Tây nguyên và cả nước là: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương.
-
"Công nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, đang vượt ngưỡng"
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng khi vào làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 3/2009. Bộ trưởng đã đánh giá cao những thành quả về kinh tế- xã hội mà Thừa Thiên Huế đã làm được trong những năm qua cũng như những tháng đầu năm 2009. Bộ trưởng cho rằng: Tình hình kinh tế, an sinh xã hội của Thừa Thiên Huế phát triển rất rõ nét, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Ông nhấn mạnh “công nghiệp Thừa Thiên Huế đang vượt ngưỡng và chuyển sang giai đoạn mới”, cụ thể năm 2008 giá trị SXCN cả nước bình quân chỉ đạt 14%, trong lúc Thừa Thiên Huế đạt 17,7%, giá trị xuất khẩu cả nước bình quân tăng 29,1% thì Thừa Thiên Huế tăng 36,9%.. Bộ trưởng cho rằng cách đi của Thừa Thiên Huế là đúng ...
-
Thừa Thiên Huế với các chính sách thu hút đầu tư
Trong những năm qua nền kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức tăng trưởng khá so với cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tuy vậy, như các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế vẫn còn đang khó khăn trong việc hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Nhà nước là trách nhiệm của lãnh đạo các Ban, Ngành. Căn cứ vào các quy ...
-
Cơ sở hạ tầng Thừa Thiên Huế đi trước đón đầu
Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Thừa Thiên Huế được phát triển mạnh mẽ, đồng bộ. Các ngành giao thông, điện, cấp thoát nước, sân bay, cảng biển… không ngừng phát triển và đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Di sản văn hóa Huế - Động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên trục giao thông chính Bắc Nam, tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây, là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế đang bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng văn hóa phương Đông. Đây chính là nguồn lực và tiềm năng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
-
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo động lực chủ yếu xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong thời gian qua Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã làm tốt chức năng đoàn kết, vận động, tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân, vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc phát động đạt được những kết quả thiết thực, khởi sắc; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày được củng cố, mở rộng tạo nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, an sinh xã hội bảo đảm, sự đồng thuận xã hội ngày ...
-
Thừa Thiên Huế - thế và lực
phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số 1,1 triệu người, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, nền văn hóa đặc sắc; có Cố đô Huế là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An; có sân bay quốc tế Phú Bài; có 02 cửa khẩu với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với những điều kiện thiên ...
-
Thừa Thiên Huế - thành tựu và triển vọng
xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển phía Nam Bắc miền Trung, có vai trò rất quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một điểm nhấn trên hành lang kinh tế thương mại Đông – Tây, một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nơi hội tụ nhiều danh nhân của đất nước. Một trong những địa phương nổi tiếng của Việt Nam với hai Di sản Văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể đầu tiên của Việt Nam là quần thể di tích Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.
-
Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao và ổn định thu nhập cho người nông dân luôn là định hướng và mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên Huế nhất là hiện nay khi toàn Tỉnh đang nỗ lực phấn đấu về mọi mặt sớm đưa Tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.